Máy lọc không khí là gì? Có cấu tạo và cơ chế hoạt động ra sao?

Máy lọc không khí được nhiều người coi là một biện pháp làm sạch không khí hiệu quả đem lại không gian thoáng đãng trong tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng. Vậy, máy lọc không khí là gì, máy lọc không khí có cấu tạo và hoạt động như thế nào, có tốt hay không, giá bao nhiêu? Mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm này trong bài viết dưới đây của Quantrimang.com.

Máy lọc không khí là gì?

Máy lọc không khí là một thiết bị được sử dụng để tăng cường chất lượng không khí thông qua các tính năng như lọc bụi, khử mùi hôi, diệt khuẩn, loại bỏ nấm mốc, các tác nhân gây dị ứng khác, cân bằng độ ẩm trong không khí (có thể bù ẩm hoặc hút ẩm)... nhằm bảo vệ sức khỏe của con người (nhất là hệ hô hấp) trước các tác nhân gây ô nhiễm không khí.

Máy lọc không khí được sử dụng rộng rãi trong đời sống để làm sạch không khí.
Máy lọc không khí được sử dụng rộng rãi trong đời sống để làm sạch không khí.

Máy lọc không khí có những loại nào?

Máy lọc không khí được chia thành 2 nhóm chính gồm:

Máy lọc không khí phòng

Máy lọc không khí phòng là loại máy lọc không khí được sử dụng để làm sạch không khí tại một khu vực riêng lẻ như phòng khách, phòng ngủ... Máy lọc không khí phòng thường được bật khi có người trong phòng hoặc cũng có thể bật cả ngày. Mỗi máy lọc không khí phòng thường được thiết kế với công suất, lưu lượng khí, tốc độ lọc, kích thước... để đảm bảo hoạt động tối ưu trên một diện tích nhất định và thường được chia thành 3 loại:

Máy lọc không khí trung tâm (Máy lọc không khí toàn nhà)

Máy lọc không khí trung tâm là loại máy lọc không khí hoạt động liên tục và kết hợp cùng hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC) để làm sạch không khí cho toàn bộ căn nhà, thậm chí có thể làm sạch không khí cho diện tích rộng tới hàng nghìn mét vuông. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho thiết bị này khá cao và việc lắp đặt ban đầu cũng khá phức tạp.

Các thông tin dưới đây sẽ tập trung vào máy lọc không khí phòng (gọi tắt là máy lọc không khí).

Cơ chế hoạt động của máy lọc không khí

Có 2 loại cơ chế giúp làm sạch không khí mà máy lọc không khí có thể áp dụng là lọc không khí thụ động và lọc không khí chủ động.

Cơ chế lọc không khí thụ động

Lọc không khí thụ động là phương pháp sử dụng bộ lọc để làm sạch không khí. Với cơ chế này, máy lọc không khí sẽ sử dụng quạt hút để hút không khí từ môi trường ngoài vào bên trong máy. Sau đó, không khí sẽ được đưa qua bộ lọc để làm sạch rồi được đưa trở lại môi trường ngoài.

Với cơ chế lọc không khí thụ động, bộ lọc thường gồm nhiều loại màng lọc khác nhau được làm từ các chất liệu như foam, sợi thủy tinh, bông... Mỗi loại sẽ có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm dựa trên kích thước hoặc tính chất của tác nhân đó. Các loại màng lọc thường gặp gồm:

  • Màng lọc thô: Có chức năng lọc bụi kích thước lớn, lông động vật, tóc, côn trùng nhỏ, một số loại phấn hoa.
  • Màng lọc HEPA: Có chức năng lọc bụi, nấm mốc, phấn hoa... có kích thước nhỏ tới 0,3 micromet.
  • Màng lọc than hoạt tính: Có chức năng lọc khí thải, khói thuốc, mùi khó chịu...

Máy lọc không khí có thể có nhiều loại màng lọc khác nhau.
Máy lọc không khí có thể có nhiều loại màng lọc khác nhau.

Cơ chế lọc không khí chủ động

Lọc không khí chủ động là phương pháp lọc không khí không sử dụng bộ lọc mà áp dụng một số công nghệ khác như:

  • Ion hóa: Máy lọc không khí giải phóng các ion âm, ion dương để làm nhiễm điện các tác nhân gây ô nhiễm, từ đó khiến các tác nhân này không thể trôi nổi trong không khí mà sẽ bị dính vào các bề mặt quanh phòng và có thể dễ dàng làm sạch bằng cách hút bụi, quét dọn, lau chùi.
  • Lọc bụi tĩnh điện: Máy lọc không khí cũng làm nhiễm điện các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí, sau đó hút các tác nhân này bằng tấm tích điện.
  • Tạo ozone: Máy lọc không khí tạo ra ozone để loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí.
  • Khử trùng nhiệt động: Máy lọc không khí áp dụng phương pháp xử lý nhiệt để làm vô hại các tác nhân gây ô nhiễm. Không khí từ môi trường ngoài được dẫn vào máy qua quá trình đối lưu, sau đó đi qua lõi gốm gồm các mao quản siêu nhỏ được làm nóng tới 200 độ C để đốt các tác nhân gây ô nhiễm.
  • Chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím: Máy lọc không khí sẽ sử dụng tia UV để diệt khuẩn, cụ thể là loại bỏ các loại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm mốc.
  • Sử dụng chất tẩy rửa quang xúc tác: Máy lọc không khí sẽ sử dụng ánh sáng tia cực tím kết hợp với các chất xúc tác (thường là titan dioxide - TiO2) để tạo phản ứng hóa học oxy hóa các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc, mùi hôi, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thành các sản phẩm phụ vô hại.

Cấu tạo của máy lọc không khí

Các máy lọc không khí trên thị trường hiện nay có thể áp dụng một trong hai cơ chế lọc không khí thụ động hoặc chủ động hoặc áp dụng đồng thời cả hai cơ chế trên để tăng cường hiệu quả lọc sạch không khí. Tùy vào loại cơ chế lọc được áp dụng, nguyên lý hoạt động của máy mà các máy lọc không khí có thể có cấu tạo cụ thể khác nhau.

Ví dụ, với một máy lọc không khí chỉ áp dụng cơ chế lọc thụ động thông thường thì sẽ có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là khung máy, quạt và bộ lọc. Với một máy lọc không khí chỉ áp dụng cơ chế lọc chủ động thì cấu tạo sẽ gồm các bộ phận chính là khung máy và bộ phận tạo phản ứng (ví dụ như tạo ion, tạo phản ứng quang hóa, phát tia UV...). Còn với một máy lọc không khí áp dụng đồng thời cả hai cơ chế lọc chủ động và thụ động thì cấu tạo máy sẽ có các phần chính là khung máy, quạt, bộ lọc và bộ phận tạo phản ứng.

Đặc điểm của máy lọc không khí

Các máy lọc không khí hiện nay ngoài chức năng cơ bản là lọc bụi thì còn được trang bị thêm khá nhiều các tiện ích khác như khử mùi, diệt khuẩn, lọc bụi mịn, tạo ion âm, giảm tĩnh điện, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, tạo ẩm, hút ẩm, bắt muỗi... để giúp thanh lọc không khí trong nhà hiệu quả hơn, đem lại bầu không khí trong lành và tốt cho sức khỏe tới người dùng.

Cùng với những tính năng tiên tiến, máy làm sạch không khí cũng có thêm các loại cảm biến bụi, cảm biến mùi, cảm biến độ ẩm, đèn báo chất lượng không khí, cảnh báo thay bộ lọc... cũng như các chế độ hẹn giờ, chế độ ngủ, chế độ tiết kiệm điện, khóa trẻ em, điều khiển từ xa, màn hình hiển thị, hệ thống bảng điều khiển trực quan... để người dùng có thể sử dụng máy một cách tiện lợi, dễ dàng hơn.

Các máy lọc không khí thường có thiết kế trang nhã, đẹp mắt và rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, công suất nên bạn có thể dễ dàng chọn lựa được một thiết bị phù hợp với không gian sống, sinh hoạt và làm việc của mình.

Đặc biệt, với các thương hiệu máy lọc không khí uy tín, bạn sẽ không chỉ hoàn toàn yên tâm về chất lượng lọc không khí mà còn được đảm bảo về sự an toàn, độ bền của thiết bị khi máy được làm từ những vật liệu bền bỉ, cao cấp.

Chính vì thế, máy lọc không khí ngày càng được nhiều người ưa chuộng để bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả hơn.

Máy lọc không khí có nhiều công dụng trong thanh lọc không khí.
Máy lọc không khí có nhiều công dụng trong thanh lọc không khí.

Nên mua máy lọc không khí loại nào tốt?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu máy lọc không khí khác nhau, vì thế, bạn cần xem xét thật kỹ để chọn lựa máy lọc không khí phù hợp với diện tích sử dụng cũng như có đầy đủ các cơ chế lọc và tính năng tiện ích cần thiết cho nhu cầu thực tế của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên mua máy của các thương hiệu uy tín như Sharp, Boneco, Hitachi, Coway, Honeywell, Daikin, Panasonic, Beurer, Xiaomi, Hafele, Airocide... để đảm bảo chất lượng và chế độ bảo hành tốt nhất cho sản phẩm:

Bảng so sánh các hãng máy lọc không khí

HãngThương hiệu, nơi sản xuấtĐặc điểm nổi bậtTầm giá
Sharp

- Thương hiệu: Nhật Bản.

- Sản xuất: Thái Lan.

Sản phẩm được áp dụng công nghệ Plasmacluster ion hiện đại, có đa dạng mẫu mã, công suất, chức năng (có đầy đủ các các dòng máy lọc không khí hút ẩm, tạo ẩm, bắt muỗi) với mức giá phải chăng.

2.5 - 9 triệu
Samsung

- Thương hiệu: Hàn Quốc.

- Sản xuất: Trung Quốc.

Máy lọc khí Samsung được trang bị cảm biến Laser PM giúp phát hiện chính xác các chất gây ô nhiễm, bụi và các hạt bụi nhỏ hơn 1.0 micromet có trong không khí.

Mức độ ô nhiễm được hiển thị rõ ràng trên màn hình của thiết bị dưới dạng các chỉ số PM1.0/2.5/10. Mức độ làm sạch không khí cũng được thông báo rõ qua 4 chỉ số màu.

4.5 - 9.5 triệu
Xiaomi

- Thương hiệu: Trung Quốc.

- Sản xuất: Trung Quốc.

Sản phẩm có thiết kế tối giản hiện đại, mức giá rẻ phải chăng mà vẫn đảm bảo nhiều tiện ích sử dụng, đặc biệt là có thể điều khiển và theo dõi thiết bị qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Máy được trang bị 3 lõi lọc: PET, HEPA, than hoạt tính giúp lọc bụi, khử mùi hôi hiệu quả.

2.5 - 3.5 triệu
Daikin

- Thương hiệu: Nhật Bản.

- Sản xuất: Hàn Quốc.

Công nghệ Streamer 3C (Clean, Clash, Cycle) độc quyền đem lại khả năng diệt sạch vi khuẩn, virus, nấm mốc, bụi bẩn, mùi hôi và các chất độc hại cho sức khỏe.

4.5 - 8 triệu
Kangaroo

- Thương hiệu: Việt Nam.

- Sản xuất: Trung Quốc.

Công nghệ đa màng lọc với 6 chế độ lọc giúp máy lọc không khí của Kangaroo có khả năng loại bỏ tối đa vi khuẩn, lọc sạch bụi mịn hiệu quả, loại bỏ nấm mốc gây mùi khó chịu có trong không khí.

Chế độ Smart Auto thông minh giúp tự động đánh giá chất lượng không khí để tự điều chỉnh chế độ gió nhằm lọc sạch không khí hiệu quả nhất.

3 - 5 triệu
Bluestone

- Thương hiệu: Singapore.

- Sản xuất: Trung Quốc.

Hệ thống 3 màng lọc gồm màng lọc thô, màng lọc than hoạt tính và màng lọc HEPA dễ dàng xử lý mùi hôi, khói… và lọc được bụi mịn PM 2.5. Chất lượng không khí được hiển thị bằng đèn màu.

2 - 8 triệu
Karofi

- Thương hiệu: Việt Nam.

- Sản xuất: Trung Quốc.

Màng lọc HEPA với hiệu suất lọc lên đến 99,7% các hạt có kích thước từ 0,3 µm theo tiêu chuẩn Châu Âu đi kèm với màn lọc than hoạt tính giúp khử mùi hiệu quả.

3 - 9.5 triệu
Midea

- Thương hiệu: Trung Quốc.

- Sản xuất: Trung Quốc.

Hệ thống 4 lớp lọc: lọc bụi thô, lọc Carbon, lọc HEPA, bộ phát ion âm giúp lọc 98.63% bụi bẩn, mầm bệnh gây hại.

Độ ồn thấp.

3 triệu
Toshiba

- Thương hiệu: Nhật Bản.

- Sản xuất: Trung Quốc.

3 chế độ cảm biến: cảm biến bụi, cảm biến ánh sáng, cảm biến mùi.

Có thiết kế hình trụ xoay 360 độ.

4 - 7 triệu
Bonec

Thương hiệu: Thụy Sĩ

Cung cấp đầy đủ các dòng máy lọc không khí ô tô, máy lọc không khí gia đình, máy lọc không khí công nghiệp với nhiều loại màng lọc, sản phẩm có cảm biến chất lượng không khí thông minh và khả năng vận hành êm ái.

Hitachi

Thương hiệu: Nhật Bản

Sản phẩm được thiết kế hiện đại, nhiều màu sắc phong cách, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến như Inverter tiết kiệm điện, tự vệ sinh bộ lọc...

Coway

Thương hiệu: Hàn Quốc

Thiết kế sản phẩm độc đáo, cung cấp màng lọc HEPA thảo dược độc quyền, sản phẩm có thông báo chất lượng không khí, vận hành tiết kiệm điện, êm ái.

Panasonic

Thương hiệu: Nhật Bản

Với hàng loạt các công nghệ tiên tiến như NanoE, Econavi, màng lọc Super Nano, cảm biến bụi, cảm biến ánh sáng, cảm biến mùi, đèn báo bụi, đèn báo thay màng lọc... đảm bảo trải nghiệm sử dụng sản phẩm tiện lợi nhất.

Airocide

Thương hiệu: Mỹ

Sản phẩm áp dụng công nghệ lọc tiên tiến do NASA nghiên cứu với thiết kế nhỏ gọn, thời thượng và ấn tượng.

Tham khảo ngay một số máy lọc không khí chính hãng giá tốt đang được nhiều người dùng đánh giá cao nhất hiện nay:

Giá máy lọc không khí bao nhiêu?

Giá máy lọc không khí trên thị trường hiện nay khá đa dạng, tùy thuộc chủ yếu vào diện tích sử dụng và các tính năng của máy. Giá tham khảo cho các loại máy lọc không khí thông dụng trên thị trường hiện nay như sau:

Giá máy lọc không khí theo diện tích phòng

  • Giá máy lọc không khí ô tô: 700.000 - 4.500.000 đồng
  • Giá máy lọc không khí gia đình: 450.000 - 16.800.000 đồng
  • Giá máy lọc không khí công nghiệp: 7.750.000 - 50.000.000 đồng

Giá máy lọc không khí theo chức năng

  • Giá máy lọc không khí bù ẩm: 5.100.000 - 19.900.000 đồng
  • Giá máy lọc không khí hút ẩm: 5.190.000 - 9.900.000 đồng
  • Giá máy lọc không khí bắt muỗi: 3.190.000 - 7.490.000 đồng

Tham khảo chi tiết: Báo giá máy lọc không khí cập nhật mới nhất, rẻ nhất hiện nay

Máy lọc không khí rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, giá thành.
Máy lọc không khí rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, giá thành.

Lưu ý gì khi sử dụng máy lọc không khí?

Trong quá trình sử dụng máy lọc không khí, ngoài việc tuân thủ những hướng dẫn của nhà sản xuất thì có một số lưu ý nhỏ bạn không nên bỏ qua để đảm bảo hiệu quả làm sạch không khí cũng như kéo dài tuổi thọ cho thiết bị:

  • Đặt máy lọc không khí ở không gian kín, tại các vị trí bằng phẳng, có khả năng lưu thông không khí tốt, tránh các vị trí ẩm thấp, nhiệt độ cao.
  • Nên đặt máy gần các vị trí có nhiều bụi bẩn, mùi khó chịu.
  • Vệ sinh máy lọc không khí thường xuyên, nếu máy có màng lọc thì cần thay thế màng lọc định kỳ.
  • Trong điều kiện bình thường, nên để máy hoạt động ở chế độ Auto, còn chế độ Max chỉ nên sử dụng khi không khí trong phòng quá bẩn hoặc có mùi quá khó chịu hay khi cần lọc không khí nhanh chóng tức thì.
  • Để tiết kiệm điện hiệu quả, bạn có thể sử dụng chế độ hẹn giờ, chế độ ngủ.

Ưu và nhược điểm của máy lọc không khí gia đình

Ưu điểm của máy lọc không khí

  • Hầu hết các máy đều sử dụng màng lọc HEPA giúp loại bỏ các phần tử chất gây ô nhiễm thường gặp như lông thú, phấn hoa, bụi mịn, bụi không nhìn thấy với PM 2.5. Điều này giúp đem lại không khí trong lành, và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Một số máy lọc không khí được trang bị màng lọc than hoạt tính giúp loại bỏ được các chất hữu cơ bay mùi khó chịu như mùi thức ăn, khói thuốc lá,..
  • Máy vận hành êm ái.
  • Một số máy lọc không khí còn có chức năng tạo ẩm, bổ sung ion âm.
  • Có khả năng kết nối với Smartphone giúp điều khiển từ xa dễ dàng, thuận tiện cho việc sử dụng và hoạt động.

Nhược điểm của máy lọc không khí

  • Một số máy lọc không khí chỉ được thiết kế một lớp màng lọc nên không thể loại bỏ những loại bụi bẩn nhỏ, siêu nhỏ và bụi mịn.
  • Trong các trường hợp remote hết pin thì người dùng không thể sử dụng được hết các chức năng của máy lọc không khí như sử dụng hệ thống điều khiển từ xa. Vì vậy, hãy đảm bảo pin của điều khiển luôn hoạt động.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và giúp bạn dễ dàng, nhanh chóng chọn lựa được những chiếc máy lọc không khí phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu.

Xem thêm:

Thứ Hai, 17/10/2022 10:34
3,33 👨 15.232
0 Bình luận
Sắp xếp theo