9 mẹo nuôi dạy con để không trở nên bướng bỉnh

Trẻ em thường hành xử không đúng mực vì nhiều lý do, nhưng lý do phổ biến nhất là vì các bạn ấy chán. Trẻ em nhận ra rằng hành vi của mình thường có hiệu quả, đặc biệt là khi chúng lại đạt được mong muốn khi làm theo cách của mình.

Đôi khi, đằng sau sự nghịch ngợm đó cũng chính là sự cố gắng khẳng định khả năng kiểm soát và ham muốn "quyền lực" của trẻ. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải biết cách làm thế nào để chống lại những hành động này mà vẫn khiến trẻ trở nên tốt hơn.

Nhằm mục đích đó, trong bài viết này QuanTriMang sẽ đưa ra cho bạn 9 mẹo để xử lý các tình huống "bướng bỉnh đầy nước mắt" của trẻ nhé!

9 mẹo để con không trở nên bướng bỉnh

Cho trẻ thấy cách tiếp cận tình huống một cách bình tĩnh

Cho trẻ thấy cách tiếp cận tình huống một cách bình tĩnh
Cho trẻ thấy cách tiếp cận tình huống một cách bình tĩnh (Ảnh: Brightside)

Trẻ em chính là tấm gương phản chiếu từ bố mẹ, chúng thường rất thích bắt chước các hành vi và cảm xúc của bố mẹ. Do vậy, chúng ta hãy làm mẫu cho trẻ các hành vi tốt, bằng cách dạy cho chúng cách tiếp cận các vấn đề một cách bình tĩnh.

Nếu trẻ em nổi giận hay khóc lóc và bạn bắt đầu la mắng, điều đó sẽ hình thành suy nghĩ đó là điều bình thường với chúng. Vì vậy, thay vì việc la mắng, hãy chỉ ra một cách khác để đối phó với cảm xúc của chúng: bình tĩnh và trao đổi.

Đưa ra các lựa chọn để trẻ có thể quyết định những gì muốn làm

Đưa ra các lựa chọn để trẻ có thể quyết định những gì muốn làm
Đưa ra các lựa chọn để trẻ có thể quyết định những gì muốn làm (Ảnh: Brightside)

Theo các chuyên gia, khi bạn cho trẻ tự lựa chọn, điều đó sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu được kiểm soát của chúng. Vì vậy, nếu trẻ phải thu dọn đồ chơi rồi sau đó đi đánh răng, hãy hỏi trẻ xem chúng muốn làm cái nào trước. Tương tự như vậy với những hoạt động khác.

Luôn mang theo đồ ăn nhẹ khi ra ngoài

Luôn mang theo đồ ăn nhẹ khi ra ngoài
Luôn mang theo đồ ăn nhẹ khi ra ngoài (Ảnh: Brightside)

Các hành vi xấu và thái độ không tốt đa phần là do đói, vì vậy nếu bạn và trẻ có kế hoạch đi chơi, hãy lưu ý mang theo đồ ăn nhẹ. Việc thưởng thức các đồ ăn nhẹ vừa giúp con bạn tránh được những cơn giận dữ lại giúp cho trẻ có tâm trạng vui vẻ hơn.

Cho trẻ biết nguyên nhân/kết quả của các hành động

Cho trẻ biết nguyên nhân/kết quả của các hành động
Cho trẻ biết nguyên nhân/kết quả của các hành động (Ảnh: Brightside)

"Bởi vì bố/mẹ nói phải như thế!" - không phải là lý do chính đáng để trả lời cho một đứa trẻ, khi chúng hỏi bạn tại sao chúng không nên làm điều gì đó. Hãy luôn cố gắng giao tiếp và giải thích cho trẻ hiểu: điều gì đó có thể xảy ra nếu chúng cư xử không đúng.

Việc để cho trẻ nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra từ hành động của mình, sẽ giúp chúng học hỏi và đưa ra những quyết định tốt hơn cho bản thân sau này.

Tạo các thói quen để tốt trẻ làm theo và có phần thưởng nếu làm tốt

Tạo các thói quen để tốt trẻ làm theo và có phần thưởng nếu làm tốt
Tạo các thói quen để tốt trẻ làm theo và có phần thưởng nếu làm tốt (Ảnh: Brightside)

Để giúp trẻ hình thành các thói quen tốt, bạn cần lên sẵn các hoạt động cần làm thường ngày như: không xem TV trong một khoảng thời gian nhất định, dọn dẹp bát đĩa, đánh răng và đi ngủ vào giờ thích hợp. Nếu sáng tạo, bạn hãy lập bảng theo dõi cho từng tháng và nói với trẻ rằng: nếu làm tốt các thói quen đó trong cả tháng (hoặc 1-2 tuần), con có thể nhận được một phần thưởng nhỏ do chúng tự chọn.

Đưa ra những hậu quả hợp lý khi vi phạm quy tắc

Đưa ra những hậu quả hợp lý khi vi phạm quy tắc
Đưa ra những hậu quả hợp lý khi vi phạm quy tắc (Ảnh: Brightside)

Hậu quả tất yếu sẽ đi kèm với từng hành vi chưa đúng. Ví dụ, nếu con bạn không muốn ăn rau xanh thì có thể đừng cho ăn tráng miệng. Hoặc nếu chúng không muốn tự dọn đồ chơi của mình, thì đừng để cho chúng chơi đồ chơi đó trong khoảng thời gian nhất định.

Nhưng bạn cũng nên tránh đưa ra những hậu quả không hợp lý, chẳng hạn như nếu trẻ không ăn cơm mà bắt chúng đi dọn nhà thì chẳng hợp lý tẹo nào.

Chuyển hướng sự chú ý của trẻ

Chuyển hướng sự chú ý của trẻ
Chuyển hướng sự chú ý của trẻ (Ảnh: Brightside)

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ đôi khi có những cư xử sai có thể chỉ vì chúng cảm thấy chán hoặc không biết làm cách nào tốt hơn. Vì vậy, hãy tìm cho chúng một việc gì đó cụ thể để làm, ví dụ như cùng chơi một trò chơi tập thể hoặc tham gia các hoạt động dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng cùng cả gia đình... Điều này nhằm làm chuyển hướng sự chú ý của trẻ thay vì tìm cách nghịch ngợm thì làm điều gì đó tốt và có ý nghĩa hơn.

Cố gắng hỏi ý kiến và giải pháp cho các vấn đề của chính trẻ

Cố gắng hỏi ý kiến và giải pháp cho các vấn đề của chính trẻ
Cố gắng hỏi ý kiến và giải pháp cho các vấn đề của chính trẻ (Ảnh: Brightside)

Nếu trẻ buồn bực hoặc tỏ thái độ bất cần, bạn hãy hỏi xem có vấn đề gì hoặc điều gì làm phiền chúng không? Nếu có điều gì không ổn, trẻ sẽ nói cho bạn và hãy cùng thảo luận với chúng xem nên giải quyết vấn đề thế nào.

Bạn hãy cố gắng hỏi ý kiến và suy nghĩ của chúng về những gì chúng gặp phải, hỏi xem trẻ nghĩ mình nên làm gì để sửa chữa vấn đề đó. Nếu trẻ không có câu trả lời, bạn có thể giúp một chút nhưng hãy nhớ một điều quan trọng rằng: làm cho trẻ thấy như chính mình đang giải quyết được vấn đề, và nhớ đừng quên những lời chúc mừng, động viên nhé.

Thừa nhận cảm xúc mà trẻ đang cảm nhận và cố gắng giúp đỡ chúng

Thừa nhận cảm xúc mà trẻ đang cảm nhận và cố gắng giúp đỡ chúng
Thừa nhận cảm xúc mà trẻ đang cảm nhận và cố gắng giúp đỡ chúng (Ảnh: Brightside)

Mọi đứa trẻ cũng giống như người lớn, đều có cảm xúc của riêng mình. Thay vì bạn cư xử như thể hành động của trẻ là xấu hoặc nghịch nghợm, hãy cho trẻ thấy bạn hiểu và thông cảm với mình. Nếu có thể thì hãy nói rõ tên cảm xúc lúc đó để trẻ có thể cảm nhận và hiểu cảm xúc đó là gì.

Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và hình thành hành vi của một đứa trẻ. Vậy nên việc hướng dẫn trẻ thừa nhận cảm xúc luôn luôn là điều nên làm.

Ví dụ: "Mẹ biết con thất vọng vì chúng ta không thể đi chơi hôm nay, nhưng thời tiết không tốt. Chúng ta hãy cùng nhau làm điều gì khác để bù đắp vậy nhé!" sẽ có ích hơn nhiều những lời mắng nhiếc hay ra lệnh!

Và còn rất nhiều tính huống xử lý khác khi con trẻ có những hành vi không đúng... Nếu bạn có bất kì ý kiến chia sẻ bổ sung nào, hãy để lại bình luận dưới đây nhé!

Thứ Bảy, 10/09/2022 07:56
52 👨 193
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Nuôi dạy con