Lẩu là món ăn ngon được nhiều người lựa chọn cho các bữa ăn gia đình cũng như cho những lần tụ tập bạn bè. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng, một số món lẩu khá “kén” rau và không phải loại rau nào cũng có thể cho vào nhúng ăn kèm.
Dưới đây là những lưu ý khi ăn rau nhúng lẩu, các bạn hãy lưu ý để có những bữa lẩu ngon miệng và an toàn nhé.
Những loại rau tối kỵ cho vào lẩu
Lẩu gà không nên ăn kèm rau kinh giới
Theo đông y, rau kinh giới có tính cay nóng, còn thịt gà có thuộc phong mộc, có tính can ôn. Vì vậy nếu ăn rau kinh giới với lẩu gà có thể sẽ gây chóng mặt, ù tai, ngứa ngáy khó chịu…
Lẩu hải sản không nên ăn kèm cà chua
Cà chua chứa rất nhiều Vitamin C còn các loại hải sản như tôm, cua, sò ốc… lại chứa nhiều asen pentavenlent. 2 chất này kết hợp với nhau sẽ tạo thành Asen Trioxide hay gọi là thạch tín. Nếu ăn nhiều, bạn có thể bị ngộ độc.
Lẩu bò không nên ăn kèm rau mồng tơi
Trong Đông y, rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy... còn thịt bò có tính ôn (ấm) nên khi ăn chung có thể khiến người ăn bị đau bụng, đầy bụng khó chịu…
Lẩu riêu cua không nên ăn kèm với cần tây, khoai lang, khoai tây, giá đỗ
Ăn cần tây kèm lẩu cua sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể. Nếu ăn cua chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
Ăn lẩu riêu cua không nên dùng kèm giá đỗ bởi nó tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc rất cao.
Cách chọn rau phù hợp với từng món lẩu
Các loại rau phù hợp với từng món lẩu
Với từng loại lẩu sẽ có những loại rau ăn kèm phù hợp, mời các bạn tham khảo để có được nồi lẩu ngon và an toàn.
Lẩu gà: Rau cải xanh, rau muống, rau ngải cứu, bắp chuối…
Lẩu bò: Rau cải thảo, rau cải ngọt, cải thìa, dứa, chuối xanh…
Lẩu hải sản: Rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, dứa, các loại rau thơm…
Lẩu vịt: Rau muống, rau ngổ…
Lẩu riêu cua: Rau sống, hoa chuối thái mỏng…
Lẩu ốc: Rau muống chẻ, rau tía tô thái nhỏ, đậu phụ…