- 10 điều sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi
- Làm thế nào để từ bỏ một mối quan hệ độc hại và yêu thương bản thân mình hơn?
- 100 điều nhỏ nhặt giúp bạn có được một cuộc sống hạnh phúc mãi mãi!
Việc bào chữa bắt nguồn từ sự thiếu trách nhiệm của bản thân. Nó giống như việc bạn đang cố bào chữa cho mình khỏi bữa ăn tối của gia đình, bạn nói rằng bạn không muốn bị ép buộc phải làm một điều gì đó như ăn rau hay đến thăm dì Lucy chẳng hạn.
Tuy nhiên, việc tự bào chữa cho những thứ thuộc về trách nhiệm của mình đang tạo gánh nặng lên vai người khác và khiến bạn âm thầm tự giới hạn khả năng của bản thân. Khi liên tục trốn tránh trách nhiệm trong một khoảng thời gian dài, bạn sẽ tự làm thâm hụt khả năng dẫn đến thành công của mình.
Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của những lời bào chữa và cách loại bỏ chúng, bạn có thể đạt đến khả năng thực sự của bản thân. Dù có bao nhiêu lời quở trách thì nguyên nhân chính cũng chỉ có 3. May mắn thay, tất cả chúng đều có giải pháp.
Đây là 3 nguyên nhân chính của việc tự bào chữa bản thân và cách loại bỏ:
Nguyên nhân 1: Sự lười biếng
Con người ta luôn khao khát sự thoải mái. Hãy thử nghĩ xem đã bao lần bạn tự đưa ra một số lý do để tránh việc phải đến phòng tập gym. Chắc chắn có lần bạn tự tạo động lực cho bản thân nhưng rồi lại dễ dàng viện cớ để không hành động? Thật dễ dàng để tìm ra lý do không đi. Nó còn dễ hơn việc nằm dài trên ghế và xem Netfilx vậy.
Khi trốn tránh những việc bản thân thực sự không muốn thực hiện và chọn một phương án dễ dàng hơn, thường chúng ta không nhận ra giá trị của những việc làm đó. Chúng ta không thấy những giá trị mà nó mang lại để bỏ thời gian và công sức thực hiện công việc cần làm khi có sự lựa chọn dễ dàng hơn.
Chúng ta đều đã có những trải nghiệm cuộc sống để tìm ra phương án dễ dàng nhất có thể. Trừ khi thấy được giá trị của chúng, chúng ta mới không trì hoãn. Nếu không thấy được sự cần thiết của công việc, rất có thể chúng ta sẽ viện cớ cả đời để không phải làm nó.
Đó cũng là trường hợp mà tôi gặp phải trong quá khứ, khi bản thân tự lên kế hoạch tài chính cá nhân. Tôi không biết tại sao nhưng lần đó tôi không nhận thấy sự cần thiết của công việc này. Và dĩ nhiên, giờ tôi cảm thấy hối hận vì những lần viện cớ khi phải làm điều đó. Giá mà tôi có thể thấy được giá trị của nó sớm hơn.
“Lời biện hộ có vẻ phù hợp với những ai muốn làm rối tung mọi chuyện lên.” – Tyrese Gibson
Giải pháp:
Để thấy được giá trị thực sự, chúng ta phải tập trung vào cả lợi ích và hạn chế của nó. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về việc làm của mình.
Ví dụ, khi tôi lên kế hoạch nghỉ hưu, việc tôi quan tâm tới lợi ích của nó sẽ giúp tôi tránh được sự trốn trách trách nhiệm của mình. Điều tôi thấy trước tiên là tôi sẽ có sự tự tôn cao hơn bằng cách làm việc mà tôi phải làm ngay. Hơn nữa, tôi có khả năng tiết kiệm được khoản tiền cho vài chuyến đi thú vị sau khi làm xong việc. Đó là những điều rất có lợi cho bản thân tôi và tôi hoàn toàn có thể thấy được giá trị của nó.
Bằng cách tính toán được những hạn chế có thể xảy ra khi trốn tránh trách nhiệm, tôi có thể thấy rằng nếu làm vậy tôi sẽ gặp khó khăn khi nghỉ hưu hoặc không có khả năng làm những điều cần thiết khi tôi bắt đầu già đi.
Để đánh bại sự lười biếng, chúng ta phải tìm được sự cần thiết của công việc bằng cách hiểu được những giá trị và hậu quả khi chúng ta cố tình lẩn tránh công việc.
Nguyên nhân 2: Nỗi sợ
Đối với nhiều người trong chúng ta, cuộc sống bị chi phối bởi nỗi sợ. Đó là vì chúng ta không nhìn thấy có nhiều thứ cao hơn cái tôi của mình.
Trong một số trường hợp, khi chúng ta phải đối mặt với rủi ro về tài chính hay cảm xúc hoặc thậm chí là thể xác, chúng ta thường có thiên hướng trốn tránh trách nhiệm. Trong tâm trí chúng ta, không có gì đáng quan tâm hơn ngoài những thiệt hại của bản thân.
Nhưng chính những rủi ro đó giúp ta phát triển bản thân. Chúng ta phải tự đẩy mình vào rủi ro hoặc chúng ta sẽ trở nên chậm chạp. Cho dù không hoàn toàn phải đối mặt với nỗi sợ, có một cách để kiểm soát và tránh tạo thành một cái cớ trốn tránh trách nhiệm.
Giải pháp:
Bạn đã bao giờ thấy những người lính hành quân với vẻ mặt nghiêm nghị, nguy hiểm và ít quan tâm đến bản thân họ chưa? Sự trốn tránh trách nhiệm của họ ở đâu? Nó đã được che đi bởi một thứ lớn hơn – mục đích.
Để vượt qua nỗi sợ hãi cũng như sự trốn tránh, chúng ta phải tìm được lý do đủ lớn so với nỗi sợ hãi. Điều đó khiến bạn tập trung nhiều hơn vào thứ đáng để tâm. Nếu thật sự có mục đích, chúng ta sẽ có được sự thỏa mãn khi thực hiện. Và đôi khi, mục đích bạn cần tìm không hẳn là vì lợi ích bản thân mà là vì người khác.
Nếu chúng ta tập trung thực hiện thì giá trị của bản thân sẽ thay đổi. Khi bạn cảm thấy người khác quan trọng hơn bản thân mình thì đó là tình yêu. Làm gì có ai không sẵn sàng hy sinh vì người mình yêu chứ? Mục đích sẽ xóa đi những lời biện hộ mà nỗi sợ mang đến với chúng ta.
“99% thất bại nằm ở những người có thói quen bào chữa.” – George Wasshington Carver
Nguyên nhân 3: Tính tự cao
Đôi khi chúng ta từ bỏ đi trách nhiệm của bản thân vì quan tâm hình tượng bản thân sẽ bị ảnh hưởng. Đó là sự thật phũ phàng, cũng là lý do vì sao những lời biện hộ về việc chúng ta nhìn nhận bản thân và cách chúng ta muốn người khác nhìn nhận chính mình xuất hiện.
Khi đối mặt với thực tế rằng sự hợp tác có thể khiến chúng ta bị lu mờ, chúng ta thường lãng quên nó. Cái tôi của mỗi người luôn lớn. Nó luôn trông rất hoàn hảo và phải được bảo toàn như vậy. Thế nên, chúng ta luôn tự biện hộ cho bản thân khi có gì đó làm ảnh hưởng đến hình tượng bản thân.
Đã bao giờ bạn sợ thuyết trình trước đám đông chưa? Có rất nhiều cuộc khảo sát cho thấy rằng nhiều người thậm chí sẵn sàng "chết" hơn là thuyết trình. Bạn không thấy việc này… phi lý sao? Với người khác, việc vô tình vấp ngã ở sân khấu chẳng khiến họ sợ thuyết trình đâu.
Cái nhiều người thật sự "sợ" là cái tôi của mình trở nên xấu xí trước mắt người khác. Họ trải qua những ảnh hưởng tiêu cực về sự tự tôn và tìm cách bào chữa để tránh thách thức cái tôi của mình.
Giải pháp:
Để thoát khỏi sự biện hộ xuất phát từ lòng tự tôn của mình, các bạn cần phải từ bỏ cái tôi. Nói bao giờ cũng dễ hơn làm bởi sau cùng cái tôi luôn gắn bó với cuộc đời mỗi người. Nhưng có một mẹo thật sự hiệu quả. Thay vì cố gắng tạo sự biện hộ để tránh việc thuyết trình, hãy thử nhẩm đi nhẩm lại câu nói này: “Be real, not right”.
Bởi chí ít, chúng ta cần kỳ vọng vào bản thân và những thứ khác. Điều đó cho phép bạn nhìn ra rằng chúng ta cần bớt trở nên hoàn hảo – và đó là cách chúng ta sống thật. Bạn sẽ thấy cuộc sống thú vị hơn và mọi người sẽ thích bạn hơn. Hãy nhớ rằng, việc thật sự lấy sự tự tôn của bản thân là thứ tạo ra lời bào chữa cho quyết định của mình là điều chẳng hay ho chút nào!
Tham khảo thêm một số bài viết:
- 10 lý do tại sao bạn không bao giờ thành công
- Nếu bạn đang không biết phải làm gì với cuộc đời mình, hãy đọc bài viết này!
- 21 thủ thuật tâm lý giúp bạn có thể đọc vị bất kỳ ai
Chúc các bạn vui vẻ!