Dành mạch, giành mạch hay rành mạch đúng chính tả?

Dành mạch, giành mạch hay rành mạch, từ nào đúng chính tả? Đây là thắc mắc của nhiều người bởi các từ này phát âm giống nhau nên dễ gây ra hiểu lầm, sai chính tả. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu ý nghĩa của các từ dành mạch, giành mạch, rành mạch từ đó biết được từ nào đúng chính tả, từ nào sai chính tả.

Dành mạch, giành mạch hay rành mạch đúng chính tả?

Dành mạch là gì?

Đầu tiên ta hãy cùng thử tách từ dành mạch ra thành 2 từ đơn để phân tích.

  • Dành (động từ): Có nghĩa là nói về khả năng cầm lấy một thứ gì đó của người khác.
  • Mạch (danh từ): Có nghĩa là sự liên tiếp của một đoạn thẳng và có thể được chia thành nhiều nhánh nhỏ.

Khi ghép 2 từ “dành” và “mạch” với ý nghĩa ở trên với nhau tạo thành 1 từ ghép không hề có ý nghĩa nào cả. Vì vậy, từ “dành mạch” là từ sai chính tả.

Giành mạch là gì?

“Giành” là một động từ được sử dụng để nói về hành động chiếm hữu một vật nào đó về cho riêng mình.

Vì vậy, từ “giành mạch” cũng là một từ chưa chính xác lắm và không có ý nghĩa nào cả.

Rành mạch là gì?

  • Rành (danh từ): Chỉ sự hiểu biết nhiều về một kiến thức xung quanh cuộc sống của một ai đó.
  • Mạch (danh từ): Nói về một sự liên tục của một sự việc, sự ghép nối của nhiều sự vật…

“Rành mạch” theo từ điển Tiếng Việt là từ đúng chính tả, được sử dụng để nói về sự hiểu biết và rõ ràng một vấn đề nào đó trong cuộc sống.

Ví dụ: Dù không phải là luật sư nhưng anh chàng này có thể nói rành mạch về các điều luật.

Các thí sinh tham gia kỳ thi tiếng Nhật đều nói rất hay và rành mạch.

=> Như vậy, “rành mạch” là từ đúng chính tả, còn “dành mạch” hay “giành mạch” đều là từ sai chính tả và không có ý nghĩa.

Hy vọng giải thích trên đã giúp bạn phân biệt và biết cách sử dụng đúng từ “rành mạch”, tránh sai chính tả.

Một số cặp từ dễ sai chính tả khác, mời các bạn tham khảo như xịn sò hay xịn xò, sáng lạng hay xán lạn, tập trung hay tập chung,...

Chủ Nhật, 09/10/2022 08:40
2,48 👨 7.986
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giáo dục, học tập