Đọc giả hay độc giả, đúng chính tả

Đọc giả và độc giả, là hai cụm từ có cách đọc gần giống nhau và khiến nhiều người sử dụng sai và nhầm lẫn. Vậy, đọc giả hay độc giả, từ nào đúng chính tả? Mời các bạn cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Độc giả hay đọc giả

Độc giả là gì?

Độc giả là từ Hán Việt. Trong đó:

“Độc” có nghĩa là “đọc”, “giả” có người là “người”.

Từ “độc giả” có nghĩa là người đọc, được sử dụng để chỉ những người đọc sách báo…

Ví dụ:

  • Sau khi sách được phát hành, nhà xuất bản nhận được rất nhiều thư phản hồi của độc giả.
  • Ngay khi bài viết được đăng đã thu hút được rất nhiều độc giả.

Đọc giả là gì?

Nhiều người cho rằng, từ “đọc giả” trong đó “đọc” là hành động đọc, “Giả” nghĩa là người. Nên “Đọc giả“ là cách viết đúng.

Tuy nhiên, trong từ điển tiếng Việt không có cụm từ này và đây là cụm từ này lại hoàn toàn không có nghĩa.

Độc giả hay đọc giả đúng chính tả, ngữ pháp?

Với giải thích ý nghĩa của 2 cụm từ “độc giả” và “đọc giả”, ta có thể trả lời rằng, “độc giả” là cụm từ chuẩn, đúng chính tả và ngữ pháp.

Hy vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích cho các bạn, giúp các bạn hiểu được ý nghĩa của từ độc giả, từ đó biết cách sử dụng đúng.

Ngoài 2 cụm từ trên, trong tiếng Việt còn rất nhiều cụm từ dễ bị nhầm lẫn, như "Xịn sò" hay "xịn xò", Vô hình chung hay vô hình trung, Sáng lạng hay xán lạn, Sui gia hay Xui gia... Mời các bạn cùng tìm hiểu để có cách sử dụng chuẩn xác nhất.

Thứ Sáu, 02/02/2024 17:08
52 👨 370
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giáo dục, học tập