Bí kíp đọc giáo trình nhanh chóng và hiệu quả

Mục tiêu của một cuốn sách kiến thức rất đơn giản: đó là mang lại kiến thức.

Cách đọc giáo trình hiệu quả không khó. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách đọc giáo trình hiệu quả cho tất cả mọi người.

Đọc giáo trình, sách giáo khoa hay những cuốn sách cung cấp kiến thức nói chung, là một kĩ năng học tập quan trọng cho sự thành công. Hầu như trong mọi lớp học, bạn đều sẽ phải có sách giáo khoa. Giáo trình và những cuốn sách tương tự cũng mang đến nguồn kiến thức phong phú, nhưng làm thế nào để đọc chúng hiệu quả nhất?

Một số người không bao giờ đọc nếu không bị ép buộc còn số người đọc cho vui thì có vẻ như không hề tồn tại. Đọc sách giáo khoa hay giáo trình nghe có vẻ xa lạ nhưng đúng ra thì chúng ta phải đọc chúng cẩn thận. Thế nhưng ngay cả khi bạn là một con mọt sách - những người có thể ngấu nghiến các tập truyện Twilight, Harry Potter hay Đấu trường sinh tử chỉ trong 1 tuần - thì giáo trình vẫn là 1 thứ gì thật xa vời và khó khăn.

Nếu phải đọc những cuốn chỉ toàn chữ và không có lấy một tấm hình minh họa nào thì quả là bạn đang gặp rắc rối thực sự. Những cuốn sách đúng là rất khó đọc, thế nhưng lượng kiến thức mà chúng mang lại là không thể phủ nhận. Và đó là lý do vì sao biết cách đọc giáo trình hay bất kì 1 cuốn sách thuộc dạng cung cấp kiến thức nào khác là một kĩ năng cực kì quan trọng.

Mục tiêu của một cuốn sách kiến thức rất đơn giản: đó là mang lại kiến thức. Mục tiêu của Harry Potter lại khác hẳn. Những cuốn tiểu thuyết kể các câu chuyện, trong khi giáo trình mang lại những ý tưởng thông qua việc lý giải các thông tin. Chính vì thế, bạn sẽ cần một kiểu chiến thuật khác để đọc được chúng. Hãy làm theo 4 bước vô cùng đơn giản dưới đây để bắt đầu thử thách "ngốn" hết số giáo trình bạn đang có.

#1. Đừng đọc từ đầu tới cuối - Hãy đọc ngược từ dưới lên

Chắc chắn đọc giáo trình lần lượt từng chương từ đầu tới cuối sẽ là công việc rất tốn thời gian.

Nghe có vẻ phản khoa học nếu bạn không đọc sách từ đầu tới cuối, thế nhưng đừng làm thế. Những cuốn tiểu thuyết bí ẩn sẽ chẳng còn gì thú vị khi bạn đọc đoạn sau trước, các bộ phim giật gân cũng vậy. Nếu bạn đã đọc trang cuối trong tiểu thuyết của Sherlock Holmes trước khi đọc câu chuyện thì thật chẳng đâu vào đâu. Nếu đã biết Bruce Willis sẽ chết thì chẳng ai lại xem phim 6th Sense làm gì.

Thế nhưng những cuốn sách cung cấp kiến thức thì hiếm khi lại xây dựng 1 cái kết bất ngờ ở cuối sách. Chúng không mang đến những cái kết bất ngờ. Vì thế hãy đọc những cuốn sách kiểu này theo trình tự như sau:

  • Đọc những câu hỏi ở phần cuối trước - Đọc chúng và cố gắng bằng năng lực của mình để trả lời. Sau đó hãy bắt đầu chiến lược đọc sách của mình. Điều này giống như chuẩn bị bôi trơn động cơ để thu giữ kiến thức vậy.
  • Đọc đoạn tóm tắt từng chương - Điều này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn toàn cảnh của từng chương.
  • Đọc các tiêu đề và những tiêu đề phụ.
  • Đọc giới thiệu chương.

Sau khi đã thực hiện các bước trên, bạn có thể bắt đầu đọc từ đầu tới cuối cuốn sách. Chiến lược "ngược đời" mà bạn vừa làm sẽ giúp tập trung vào không chỉ thứ tự nội dung trong sách mà còn giúp bạn kết nối ý tưởng, nội dung của các chương lại với nhau. Điều này còn quan trọng hơn nhiều việc đọc nội dung theo thứ tự mà tác giả viết.

#2. Đọc những ý tưởng lớn

Những cuốn giáo trình cung cấp rất nhiều kiến thức chi tiết. Cho dù đọc cẩn thận, bạn cũng sẽ không thể ghi nhớ được tất cả mọi chi tiết nhỏ trong đó. Điều cần làm là tập trung vào những nội dung quan trọng.

Những cuốn giáo trình tuyệt vời ở chỗ chúng giải thích những nội dung quan trọng, hay gọi là những ý tưởng lớn này theo những hoàn cảnh cụ thể, chỉ cần đảm bảo bạn không lạc lối trong những chi tiết nhỏ. Hãy đọc những ý tưởng lớn trước và bạn sẽ dần dần tách rời núi thông tin mà cuốn sách cung cấp.

Trong những cuốn giáo trình, các ý tưởng lớn rất dễ nhận thấy bởi chúng thường được in đậm hay nằm trong phần tiêu đề. Hãy tìm những câu tóm tắt nội dung hoặc dẫn dắt những ý tưởng khác và bạn sẽ thấy đâu là ý tưởng lớn.

#3. Đọc các chi tiết quan trọng

Những ý tưởng lớn cũng cần được hỗ trợ, nếu không chúng chỉ là những ý kiến đơn thuần. Sau khi đã xác định được từng ý tưởng lớn, hãy ghi chú những chi tiết bổ trợ, giúp giải thích, bổ sung, làm rõ ý tưởng lớn.

Những điều này khác nhau theo từng chủ đề nhưng chúng cũng khá nhận ra. Những nhân vật, địa điểm, sự kiện thường tạo nên các chi tiết quan trọng trong sách lịch sử. Các quy tắc ngữ pháp là những chi tiết quan trọng trong sách ngữ pháp. Đối với ngôn ngữ, từ vựng là một trong những chi tiết quan trọng. Hãy xem lại ghi chú mà bạn đã tạo sau khi đọc các câu hỏi ở cuối chương (hay cuối sách). Nếu chúng phản ánh phần nào các chi tiết quan trọng thì bạn biết là mình đã tìm ra câu trả lời rồi đó.

#4. Đọc sách 1 lần nhưng ghi chú nhiều lần

Về mặt lý thuyết thì bạn không cần phải đọc 1 chương tới lần thứ 2. Bởi nếu đọc hiệu quả và thực hiện ghi chú khi đọc, mọi suy nghĩ, ý tưởng bạn có được khi đọc sách đều đã được ghi lại. Tuy vậy, cần phải có thời gian để làm được điều này. Đừng buồn hay lo lắng nếu bạn cần thời gian điều chỉnh trước khi có thể áp dụng cách đọc 1 lần duy nhất này.

Nếu có thể học được cách đọc sách hiệu quả, bạn sẽ nhận thấy mình không những tiết kiệm được nhiều thời gian về sau và còn có thể nhận được nhiều lợi ích khác, ví dụ như vẫn tiếp tục học tập hiệu quả mà vẫn không đánh mất thời gian tham gia các hoạt động xã hội, gặp gỡ bạn bè....

Những câu hỏi thường gặp về cách đọc giáo trình hiệu quả

Làm thế nào đọc hiểu tốt một cuốn sách?

Nghiên cứu cho thấy rằng đọc to, diễn giải thông tin và xem lại văn bản có thể giúp cải thiện khả năng đọc hiểu. Bạn cũng nên thảo luận tài liệu với bạn cùng lớp trong giờ nghỉ trưa hoặc sắp xếp gặp riêng giáo sư của mình sau giờ học để biết thêm chi tiết về vấn đề còn khúc mắc.

Bạn có thực sự cần đọc hết sách giáo trình khi học đại học?

Đọc tài liệu hiệu quả không cần thiết phải đọc từng câu. Hãy chú ý tới thông tin quan trọng nhất. Bạn có thể tìm ra nội dung đáng đọc bằng cách xem lại toàn bộ tiêu đề, biểu đồ và câu hỏi kiểm tra được liệt kê ở cuối từng phần.

Đọc tài liệu có phải cách học tốt?

Đọc tài liệu là một cách để bạn tiếp thu kiến thức hiệu quả, nhưng nó không phải điều duy nhất mà bạn có thể làm để chuẩn bị cho bài kiểm tra.

Thứ Sáu, 20/10/2023 16:13
3,86 👨 3.188
0 Bình luận
Sắp xếp theo