7 lý do tại sao những người thông minh, chăm chỉ vẫn không thành công

Nhiều người cho rằng người thông minh, chăm chỉ, được phát triển trong môi trường tốt thì chắc chắn thành công sẽ đến với họ, tuy nhiên đó không hẳn là điều tất yếu để tạo nên thành công.

Hãy thử nhớ lại những điều đơn giản khi còn học trung học, khi mà mọi thứ còn đơn giản hơn rất nhiều. Bạn có nhớ rằng ai là người học giỏi đứng đầu trong lớp không?

Mọi người luôn cho rằng một ngày nào đó người ấy có thể làm thay đổi thế giới! Họ thường được điểm A trong bài báo cáo và lúc nào cũng được ca ngợi. Vì vậy, mọi người thường nói về những thứ mà người đó sẽ đạt được vào một ngày trong tương lai.

Nhưng rồi thời gian nhanh chóng trôi, 10 năm, 20 năm, cho đến ngày hôm nay, bạn vẫn không thấy họ làm được bất cứ điều "ngoạn mục" cả. Vậy lý do tại sao?

Những lý do khiến cho người thông minh vẫn không thể thành công

Tại sao những người thông minh, chăm chỉ, có thành quả công việc lại không quá nổi bật so với những người bình thường khác?

Chắc hẳn, bạn từng biết một ai đó giống như vậy. Hay... người đó có thể chính là BẠN.

Tôi đã từng nghĩ rằng sự thông minh cùng với tinh thần làm việc chăm chỉ là tất cả những gì cần thiết để có được thành công. Nhưng hóa ra điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Vì để đạt được thành công, bạn cần phải có rất nhiều yếu tố khác nữa, đó có thể là sự may mắn, dám nghĩ dám làm, những mối quan hệ tốt, hay chỉ là một cuộc sống khỏe mạnh, và tất nhiên yếu tố thông minh và chăm chỉ cũng nằm trong số đó. Sự thành công trong cuộc sống chính là kết quả tổng thể của tất cả các yếu tố kể trên.

Và đây là 7 lí do tại sao những người thông minh, chăm chỉ mãi chưa tìm được thành công dù đã luôn cố gắng hết mình:

1. Ngại tiếp xúc với những người bạn mới

Ngại giao tiếp và làm quen với những người bạn mới

Hãy đối mặt với điều này. Thật dễ dàng để có thể gắn bó với những người mà bạn đã biết trong một thời gian dài phải không? Bạn và những người bạn thân đã biết quá rõ quá khứ của nhau và có thể cười đùa bởi những câu nói mà không ai có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó. Tuy nhiên, nếu chỉ ngồi với những người quen đã lâu, nghĩa là những người cùng chung ý tưởng thì câu chuyện sẽ xoay vòng tròn, thứ mà bạn và họ đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần và bạn sẽ chẳng có được góc quan sát mới ngoài cái "bong bóng" của bạn.

Trong khi những người bạn thân thiết thực sự đáng có, thì việc gặp gỡ và làm quen với những người mới cũng rất quan trọng. Thoạt đầu, bạn có thể cảm thấy khó khăn để kết bạn cùng một người lạ mặt nhưng cứ từng bước nhỏ bạn có thể sẽ làm được.

Hãy luôn cố gắng từ những mục tiêu nhỏ nhất, chẳng hạn như việc dành một chút thời gian vào mỗi tuần để tiếp xúc, trò chuyện cùng những người bạn mới. Những người bạn mới sẽ cho ta thêm những kiến thức mới lạ, bổ ích, chia sẻ những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết. Luôn mở rộng mối quan hệ của mình nhé!

Hãy nhớ rằng, thành công luôn được hình thành từ những điều nhỏ nhặt.

2. Bảo thủ

Là con người luôn bảo thủ trong mọi thứ

Nếu chỉ sống trong một môi trường quen thuộc, sẽ rất khó để bạn có thể thích nghi với những điều mới lạ. Bạn cần thay đổi những thói quen ở hiện tại để có thể tạo ra những cơ hội mới, những bước tiến mới trong tương lai.

Thay vì luôn bảo thủ ý kiến của mình, luôn cho rằng suy nghĩ của mình là đúng, vậy thì tại sao bạn không thử lắng nghe lời khuyên của người khác hay xem mình cần phải thay đổi thế nào để hoàn thiện bản thân hơn? Hãy cởi mở đón nhận ý kiến từ người khác, những khái niệm mới để tự mình nhìn ra được một phương pháp học tập và làm việc tốt nhất.

Hãy luôn học hỏi tìm tòi về thế giới xung quanh bạn. Có thể đó là một cơ hội kinh doanh mới hoặc một sự kiện làm thay đổi cả cuộc đời bạn ở đâu đó ngay đây. Học cách làm quen với chúng, bạn sẽ thành công hơn đấy.

3. Không đủ dũng cảm chấp nhận rủi ro

Không đủ can đảm để đối diện với rủi ro

Có hai loại rủi ro: "rủi ro mù quáng" là khi thứ nào đó được làm đơn giản chỉ để tìm kiếm sự hồi hộp hay thú vị về một hệ quả kinh khủng có tiềm năng dài hạn, và "rủi ro đã được tính toán" là khi xảy ra những mất mát tiềm năng, nhưng những mặt tốt của nó lại rất tuyệt và có thể làm thay đổi cuộc sống.

Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều sẽ đồng ý với việc dự đoán trước về những rủi ro mà chúng ta có thể mắc phải.

Nhưng những người thông minh thường không lựa chọn cái nào cả, bởi vì họ chọn đi theo một con đường an toàn. Họ có thể bước theo lối mòn của những đồng nghiệp khác hoặc lựa chọn nghề nghiệp đơn giản, bởi họ không đủ bản lĩnh để chào đón những thử thách mới.

Có rất nhiều người tuy thông minh nhưng lại phải làm những công việc mà họ không chút hứng thú và đam mê. Họ cũng muốn thay đổi nhưng lại ngại phải đối đầu với rủi ro. Ngược lại, khi làm theo hướng an toàn, đồng nghĩa với việc họ sẽ có ít cơ hội đạt được thành công hơn.

4. Tin rằng bản thân xứng đáng có được thành công dựa trên những gì mà họ biết

Tự tin vào bản thân mình quá mức

Những người học tập siêng năng ở trường thường được người khác khen ngợi, gây ấn tượng bởi hàng loạt thành tựu và điểm số cao chót vót. Họ đã quen với việc đứng ở đỉnh cao và được mọi người tán tụng về khả năng của họ.

Trông có vẻ rằng đó là điều tốt, nhưng không hẳn là như vậy, chúng có thể gây ra hậu quả khá nghiêm trọng. Nhiều học sinh, sinh viên tự cho rằng họ đáng được nhận được thành công bởi vì họ thông minh hay được đào tạo trong một ngôi trường tốt. Họ mong đợi thành công sẽ tự tìm đến với họ vì những kiến thức mà họ tích lũy được trong trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự thành công chỉ có được dựa trên sự kết hợp của việc bạn đã chăm chỉ như thế nào, tư duy chiến lược của bạn và cả một ít may mắn nữa.

5. Luôn theo đuổi những thứ to lớn

Luôn theo đuổi những ước mơ quá to lớn và xa vời

Có một điều mà tôi thường được nghe từ những người đã đạt được nhiều thành tựu rằng họ không thích sử dụng thời gian một cách lãng phí. Tất cả những người thông minh thường quá chú trọng tới giá trị thời gian của họ, khi bỏ thời gian và công sức làm một việc nào đó nghĩa là họ đã bỏ lỡ một điều gì khác rồi.

Trong khi đây có thể là một yếu tố quan trọng, nó cũng có thể kéo theo một thói quen xấu là theo đuổi những thứ to lớn nhưng không theo đến cùng. Khi bắt đầu nỗ lực một công việc nào đó, có thể bạn sẽ gặp khó khăn, nhưng hãy kiên nhẫn vượt qua những thử thách đó và rồi bạn sẽ nhận được một kết quả xứng đáng.
Hãy luôn nhớ rằng, tập trung nỗ lực cho một mục tiêu sẽ luôn mang lại một kết quả viên mãn hơn so với việc thực hiện một công việc nhưng rồi lại cảm thấy chán nản và từ bỏ, sau đó lại bắt đầu một công việc mới. Bạn sẽ chẳng thể nào thành công nếu cứ mãi giữ cho mình lối làm việc như thế cả.

6. Không thể cam kết việc thực hiện một quyết định.

Thiếu quyết đoán và sự can đảm

Sự thông minhchăm chỉ có thể mở ra rất nhiều cánh cửa cho bạn. Mọi người thường cho rằng đây là một điều tốt, nhưng điều này cũng có nhiều hạn chế giống như việc có ít lựa chọn hơn. Nhưng khi có quá nhiều sự lựa chọn, bạn lại cảm thấy khó khăn khi phải đưa ra quyết định của bản thân. Hãy tập suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra quyết định cuối cùng cho mình.

Khi có quá nhiều sự lựa chọn có thể gây khó khăn trong việc quyết định xem nên làm cái gì, kết quả là, bạn bị lôi kéo đi chạy nhảy khắp nơi để xem "bạn hợp với cái gì". Nhiều người chọn cách bỏ nhiều thời gian để học nhiều ngành nghề, lĩnh vực ở các trường đại học, hết lớp này nối liền lớp khác. Nhưng sau nhiều năm học tập, họ vẫn không thể tìm ra được điều mà họ đang muốn thực hiện.

Thay vì việc đổ công sức vào nhiều việc, các bạn nên kiểm tra thật kỹ trước khi làm việc đó. Hãy chia sẻ vấn đề của bạn với những người khác và suy nghĩ kỹ trước khi ra quyết định một điều gì đó quan trọng, nhờ đó mà bạn biết được đâu là lựa chọn hợp với cá tính và lối sống của bạn. Còn nếu chỉ hiểu vấn đề một cách hời hợt, thì hãy tự ngồi lại và nhìn nhận bản thân nhé!

7. Không tự tin vào chính mình

Không tin vào bản thân mình

Thật đáng ngạc nhiên là, những người thông minh thường tự đánh giá thấp khả năng của họ. Họ tự trở thành những nhà phê bình quá nghiêm khắc đối với bản thân, vì thế họ luôn cho rằng họ chẳng đạt được điều gì cả cho dù họ hoàn toàn có thể làm được.

Trong công việc, những người thông minh thường đặt ra cho mình những tiêu chuẩn khá cao. Bất cứ khi nào thực hiện một dự án, họ thường có xu hướng rà soát, xem xét kỹ lưỡng và phỏng đoán kết quả cuối cùng sẽ như thế nào. Điều này nghe có vẻ rất hữu ích, nhưng thực tế làm bạn thụt lùi hơn là có ích. Vì cầu toàn có thể cản trở chúng ta tiến bước tới mục tiêu của họ hoặc khiến chúng ta quay lại vạch xuất phát.

Vì vậy, thay vì cứ tự đặt ra những câu như "nếu..." hay "mình không đủ khả năng" khiến bạn không dám thử những thứ mới, thì cứ thử đi. Bắt tay vào làm còn hơn lúc nào cũng cố làm mọi thứ thật hoàn hảo. Hãy bắt đầu thực hiện và đừng do dự nhé!

Thứ Bảy, 15/10/2016 11:20
4,69 👨 5.859
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc