17 kỹ năng sinh tồn quan trọng bạn cần phải biết để tự cứu sống chính mình

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng quá đỗi quen thuộc với những quy tắc an toàn cơ bản không thể thiếu để tự bảo vệ bản thân như không nên vừa điều khiển phương tiện giao thông, vừa nhắn tin hoặc sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, cuộc sống vốn dĩ thích đưa chúng ta vào những tình huống khó khăn bất ngờ mà không phải ai cũng có thể nhanh chóng tìm ra được cách giải quyết.

Đôi khi đối mặt với những tình huống bất ngờ đó khiến bản thân ta cảm thấy bối rối, không biết ứng phó với điều đó thế nào, dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu mỗi người trong chúng ta tự trang bị thêm cho mình những kiến thức cơ bản trước mối nguy bất ngờ xảy ra trong cuộc sống.

Hãy xem qua bài viết này để sẵn sàng đối phó với 17 tình huống có thể gặp phải trong đời và tự trang bị cho mình những kỹ năng quan trọng để tự tin ứng phó những khoảnh khắc bất trắc khó lường.

Những tình huống này được sàng lọc và bình chọn bởi độc giả của trang Quora. Mời các bạn cùng đón xem!

1. Bộ não của chúng ta không thể xử lý đồng thời hai việc cùng một lúc - tránh dùng điện thoại khi đi đường.

Bộ não của chúng ta không thể xử lý đồng thời hai việc cùng một lúc - tránh dùng điện thoại khi đi đường.Nguồn ảnh: ​Flickr / Robert Couse-Baker

Cố vấn An toàn Murali Krishnan chỉ ra rằng việc đi bộ và sử dụng điện thoại cùng lúc sẽ yêu cầu một lượng lớn các nỗ lực nhận thức từ não bộ.

Kết quả là, chúng ta hoàn toàn không thể tập trung vào cả hai việc cùng một lúc giống như việc vừa đi bộ, vừa nhai kẹo cao su được. Lúc đó, bạn sẽ gặp phải hiện tượng "inattention blindness - điểm mù vô thức". Điều đó có nghĩa là bạn có thể sẽ thấy vật thể phía trước nhưng lại không biết rằng nó đang tiến đến gần về phía mình.

2. Loại bỏ các điểm mù của xe bằng cách chỉnh gương chiếu hậu sao cho đúng.

Loại bỏ các điểm mù của xe bằng cách chỉnh gương chiếu hậu sao cho đúng.Nguồn ảnh: ​Reuters/Olivia Harris

Kristen Rush - một độc giả, lập luận rằng: “Điểm mù là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các loại phương tiện giao thông”.

Bằng cách điều chỉnh gương chiếu hậu, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các cạnh xe, cũng như là loại bỏ điểm mù ở hai bên. Các gương chiếu hậu có thể giúp xác định vị trí bất kỳ của các phương tiện lưu thông phía sau. Chỉ mất có vài giây để điều chỉnh chúng mà thôi, vì vậy hãy nhớ điều chỉnh gương trước khi lái xe.​

3. Chất lỏng truyền nhiệt nhanh hơn chất khí, vì vậy hãy giữ ấm bằng cách luôn khô ráo.

Chất lỏng truyền nhiệt nhanh hơn chất khí, vì vậy hãy giữ ấm bằng cách luôn khô ráo.Nguồn ảnh: ​Flickr/beautifulcataya

Kỹ sư Lia Lavoie cho biết: “Có một sự liên hệ mật thiết giữa bị ướt và giảm thân nhiệt; và ngược lại”.

Vì thế, để đảm bảo nhiệt độ cơ thể của bạn không bị giảm một cách nhanh chóng trong thời tiết lạnh, hãy đầu tư những bộ quần áo làm bằng len thay vì bằng cotton - bởi len hấp thụ độ ẩm nhiều hơn nên da bạn sẽ không bị ẩm, vì vậy sẽ làm bạn ấm hơn. Dĩ nhiên, hãy làm điều tốt nhất để cơ thể mình khô ráo trong mùa lạnh nhé!​

4. Không ăn tuyết để bù nước trừ trường hợp bất khả kháng

Không ăn tuyết để bù nước trừ trường hợp bất khả khángNguồn ảnh: ​Brian Cavan/Flickr

Kỹ sư Lavoie cho biết thêm rằng cơ thể của chúng ta cần một lượng lớn năng lượng để chuyển đổi vật chất từ dạng này sang dạng khác.

Đó chính là lý do tại sao bạn chỉ nên ăn tuyết thay thế cho nước khi không còn cách nào khác và đây chính là phương sách cuối cùng. Hãy thử nghĩ mà xem, chỉ tăng một lượng nước nhỏ cho cơ thể nhưng lại mất đi thân nhiệt quý giá, liệu có đáng không nào?

5. Nếu chẳng may máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống nước, bạn chỉ nên thổi phồng áo phao sau khi đã thoát khỏi máy bay.

Nếu chẳng may máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống nước, bạn chỉ nên thổi phồng áo phao sau khi đã thoát khỏi máy bay.Nguồn ảnh: ​Flickr / Barbara Eckstein

Bạn đọc Alvin Yip có cảnh báo về việc vội thổi phồng áo phao ngay khi một chiếc máy bay đang đáp cánh khẩn cấp xuống mặt nước. Khi làm như thế nước sẽ nhanh chóng tràn vào cabin, khiến bạn gặp khó khăn nếu đang mặc áo phao cứu sinh.

Vì vậy, cách tốt nhất là hãy bơi đến lối thoát hiểm rồi sau đó hẵng thổi áo phao của bạn lên.

6. Bạn có thể thực hiện thủ thuật chống hóc Heimlich - đẩy bụng cho chính mình.

Bạn có thể thực hiện thủ thuật chống hóc Heimlich - đẩy bụng cho chính mình.Nguồn ảnh: ​Wikimedia Commons

Rất ít người biết rằng tự bản thân họ có thể đánh bật một miếng thức ăn ra khỏi cổ họng.

Naman Mitruka đã giải thích cách tự mình thực hiện thủ thuật Heimlich:

  • Đặt nắm đấm tay thuận - tay khỏe hơn của bạn sẽ đặt ngay bên dưới khung xương sườn phía trên rốn. Đặt lòng bàn tay khác của bạn trên nắm đấm tay để đẩy chặt hơn.
  • Đẩy mạnh nắm tay hướng vào trong và hướng lên trên vùng cơ hoành (trên cùng của dạ dày) một cách nhanh và mạnh; lặp lại nhiều lần cho đến khi dị vật mắc trong cổ họng của bạn bị bật ra ngoài

Xem thêm: Thủ thuật sơ cứu Heimlich khi bị hóc dị vật

7. Luôn mang theo thuốc antihistamines (một loại thuốc chống dị ứng) khi bạn đến một nơi lạ.

Luôn mang theo thuốc antihistamines (một loại thuốc chống dị ứng) khi bạn đến một nơi lạ.Nguồn ảnh: ​Scott Olson / Getty Images

Theo một bạn đọc có tên Ryan Borek chia sẻ: "Sẽ rất khó để biết được những thứ lạ lẫm có thể gây dị ứng hay không, đặc biệt là khi cắm trại hoặc đi xa, vì vậy hãy mang theo thuốc antihistamines bên mình".

8. Giới hạn của cơ thể con người có khuynh hướng đi theo "nguyên tắc số 3".

Giới hạn của cơ thể con người có khuynh hướng đi theo "nguyên tắc số 3".Nguồn ảnh: ​Shutterstock

Ruchin Agarwal cho biết: "Survivalists là một cách viết tắt cho biết giới hạn của con người. Con người thường có thể sống ba phút mà không cần không khí, ba giờ trong môi trường thời tiết khắc nghiệt mà không cần đến nơi trú ẩn, ba ngày không có nước uống và ba tuần không có thức ăn".

9. Nếu dầu ăn bén lửa, hãy tắt bếp và đậy nắp lại.

Nếu dầu ăn bén lửa, hãy tắt bếp và đậy nắp lại.Nguồn ảnh: ​State Farm/Flickr

Ruchin Agarwal cảnh báo rằng mọi người không nên sử dụng nước để dập cháy mỡ. Bởi khi các phân tử nước chìm xuống đáy chảo đang nóng, lập tức sẽ bốc hơi lên và thậm chí bắn ngọn lửa cao hơn cả ban đầu. Thay vào đó, hãy giảm nhiệt và triệt tiêu oxy đi bằng cách tắt bếp và đậy nắp nồi.

10. Nếu bạn bị đâm hay vô tình đâm phải một vật sắc nhọn, hãy giữ vật đó cố định.

Nếu bạn bị đâm hay vô tình đâm phải một vật sắc nhọn, hãy giữ vật đó cố định.Nguồn ảnh: ​HBO

Thomas Mei cho biết: "Việc cố gắng kéo một vật bị kẹt ra khỏi cơ thể sẽ khiến máu chảy nhanh hơn, dẫn đến tình trạng mất máu nghiêm trọng. Thay vào đó, hãy cố gắng băng bó vết thương hoặc làm bất kì phương pháp sơ cứu nào đó để ngăn máu chảy cho đến khi bạn tìm thấy một chuyên gia y tế".

Xem thêm: 10 mẹo sơ cứu đơn giản nhưng 90% mọi người vẫn thường làm sai

11. Hầu hết các tai nạn máy bay thường xảy ra trong vòng 3 phút sau khi cất cánh hoặc 8 phút trước khi hạ cánh.

Hầu hết các tai nạn máy bay thường xảy ra trong vòng 3 phút sau khi cất cánh hoặc 8 phút trước khi hạ cánh.Nguồn ảnh: ​Adnan Abidi/Reuters

Theo ông Sanket Shah, an toàn hàng không phải tuân thủ quy luật + 3 / -8. Các nguyên tắc khuyến khích mọi người phải thận trọng ngay sau khi máy bay cất cánh và trước khi hạ cánh vì gần 80% tai nạn thường xảy ra trong khoảng thời gian này.

Bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để cảnh giác và tìm lối thoát thay vì đắm chìm vào phim hay trò chơi điện tử trên điện thoại.

12. Hầu hết các trường hợp tử vong trong vụ cháy nhà đều do hít phải khói; chứ không phải do bỏng.

Hầu hết các trường hợp tử vong trong vụ cháy nhà đều do hít phải khói; chứ không phải do bỏng.Nguồn ảnh: ​Flickr/dvs

Một bạn đọc có tên Harsh Sharma đã đưa ra lời khuyên rằng: "Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, hãy cố gắng nằm sát đất (hạ thấp xuống mặt đất) nếu có thể để tránh hít phải quá nhiều khói".

13. Nếu bị thương ở nơi công cộng, hãy nhờ sự trợ giúp từ một người để tránh trường hợp "hiệu ứng người ngoài cuộc".

Nếu bị thương ở nơi công cộng, hãy nhờ sự trợ giúp từ một người để tránh trường hợp "hiệu ứng người ngoài cuộc".Nguồn ảnh: ​Getty Images

Sharma cũng giải thích: "Các hiện tượng tâm lý đã được nghiên cứu chỉ ra rằng đám đông thường có xu hướng không giúp người bị nạn vì tất cả họ đều nghĩ rằng người khác sẽ giúp người bị nạn kia".

Nếu vẫn có thể cầu cứu, hãy chọn một người và đề nghị sự giúp đỡ từ phía người đó. Bạn sẽ có nhiều khả năng có được sự hỗ trợ cần thiết.

14. Một chiếc đèn pin chiếu sáng có thể là vũ khí lợi hại nhất để chống lại kẻ tấn công.

Một chiếc đèn pin chiếu sáng có thể là vũ khí lợi hại nhất để chống lại kẻ tấn công.Nguồn ảnh: ​Markus Tacker/Flickr

Người dùng Sanket Shah khẳng định: “Thay vì mang theo gậy hay một vũ khí bên mình, một chiếc đèn pin cực sáng cũng có thể giúp bạn tránh khỏi kẻ tấn công một cách hiệu quả. Nếu có một người nào đó đến gần bạn mà trông có vẻ hung hăng, thì một luồng sáng của đèn 300 lumen chiếu vào đôi mắt kẻ lạ (đặc biệt vào ban đêm) sẽ tạo cơ hội để bạn thoát khỏi nguy hiểm. Cho dù có đoán sai tình huống, thì điều này cũng không gây tổn thương và chúng ta sẽ không gặp rắc rối vì nó."

15. Nếu bị lạc ở một ngọn núi, hãy cố gắng tìm một hàng rào hoặc con suối.

Nếu bị lạc ở một ngọn núi, hãy cố gắng tìm một hàng rào hoặc con suối.Nguồn ảnh: ​Thomson Reuters

Jon Mixon cho biết: “Các dòng suối luôn chảy xuống dốc và dẫn đến một nhánh lớn hơn hoặc một phần của con sông hay hồ. Trong khi đó, hàng rào hầu như luôn dẫn đến một con đường hay một công trình nào đó".

Xem thêm: Bí kíp cần phải nắm rõ khi lênh đênh giữa biển khơi

16. Sử dụng bao cao su để dự trữ nước tạm thời.

Sử dụng bao cao su để dự trữ nước tạm thời.Nguồn ảnh: ​Adam Jones/Flickr

Bao cao su có độ đàn hồi rất tốt. Người sử dụng Janis Butevics cho biết: "Bạn có thể sử dụng lợi thế của nó nếu cần lưu trữ nhanh một khối lượng nước lớn. Chúng hoạt động gần giống bong bóng và có khả năng giữ 1 gallon nước, tương đương 3.8 lít. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng để chống thấm nước, như một vỏ bọc bảo vệ các vật dụng quan trọng như que diêm và máy bộ đàm."

17. Xác định trước lối thoát hiểm giúp vượt qua hội chứng “normalcy bias - não đóng băng”.

Xác định trước lối thoát hiểm giúp vượt qua hội chứng “normalcy bias - não đóng băng”.Nguồn ảnh: ​Angelo Giampiccolo/Shutterstock

Khi chính quyền địa phương đưa ra lời cảnh báo về thảm họa thiên nhiên, nhiều người vẫn ở lại mặc dù phải sơ tán. Theo như John Ewing giải thích, tâm lý học gọi hiện tượng này là "normalcy bias - hội chứng não đóng băng". Do bởi não bộ của chúng ta vốn quen với môi trường không nguy hiểm xung quanh. Vì vậy, khi phải đối mặt với tình huống nguy cấp, não bộ mất một khoảng thời gian để phân tích những gì đang diễn ra xung quanh và có xu hướng “đóng băng” bằng cách “đánh lừa” rằng “mọi việc sẽ ổn” hoặc đưa ra những giả định tương tự.

Tuy nhiên, mọi người có thể vượt qua hội chứng “não đóng băng” bằng cách xác định các lối thoát hiểm khi đang ở nơi công cộng, chẳng hạn như ở rạp chiếu phim hay trong một nhà hàng khi có một tình huống khẩn cấp xảy ra.

Xem thêm: Làm thế nào để sống sót khi động đất xảy ra?

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Ba, 25/09/2018 09:03
4,517 👨 14.098
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống