6 thói quen giúp bạn phát triển sức mạnh não bộ

Sống chậm lại là một trong 6 lời khuyên giúp bạn ghi nhớ lâu và phát triển trí thông minh hiệu quả!

Bạn có muốn thông minh hơn? Ghi nhớ dễ dàng hơn? Đầu óc nhạy bén hơn? Nếu có thì bạn đã đến đúng chỗ rồi đấy! Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 6 lời khuyên vô cùng đơn giản, thậm chí có thể thực hiện ngay lập tức để rèn luyện trí nhớ và tăng sức mạnh cho hoạt động của não bộ. Tất nhiên là kết quả sẽ không tức thì nhưng chắc chắn sự kiên trì sẽ giúp bạn gặt hái vô số những điều tốt đẹp.

Tuy nhiên, điều đầu tiên mà bạn cần nhớ để có thể biến tất cả sự cố gắng của bạn thành hiện thực đó là sự chánh niệm (Mindfulness). Hãy tập trung vào hiện tại, vào những gì bạn đang làm, đang muốn và nỗ lực để đạt được. Bởi lẽ, điều này sẽ giúp tăng hàm lượng chất xám có trong não, giúp bạn suy nghĩ sáng suốt và ghi nhớ thông tin nhanh hơn.

1. Ngủ đủ giấc

Chúng ta dành 1/3 cuộc đời để ngủ (ít nhất là chúng ta mong muốn được như vậy). Khi ngủ, cơ thể trải qua 3 giai đoạn được gọi là một chu kỳ và mỗi giai đoạn kéo dài trong 30 phút. Cứ hoàn thành một chu kỳ, nó sẽ tự động lặp lại trong suốt quá trình chúng ta ngủ.

Giai đoạn đầu tiên được gọi là Light Sleep khi chúng ta bắt đầu cảm thấy buồn ngủ. Giai đoạn thứ hai là ngủ sâu. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng ra hormone HGH giúp phát triển và kích sự phát triển của các tế bào. Nếu ban ngày bạn cảm thấy đau do lao động quá sức thì đây chính là giai đoạn giúp cơ thể hàn gắn và tái tạo lại các tế bào để cơn đau chấm dứt vào buổi sáng.

Giai đoạn thứ 3 được gọi là REM giúp hàn gắn các tổn thương trong bộ não. Đây còn được xem là lúc mà chúng ta dễ có những giấc mơ nhưng cũng là thời điểm các cơ quan trong não tiến hành phân loại suy nghĩ và trí nhớ.

Do vậy, hãy cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nếu cần ngủ trưa, hãy dành thời gian để chợp mắt.

2. Ăn thức ăn giàu năng lượng

Nếu bạn muốn chiếc xe chạy tốt, bạn phải cung cấp cho nó loại nhiên liệu chất lượng nhất. Nếu bạn muốn cơ thể và bộ não luôn minh mẫn, bạn phải ăn những thức ăn giàu năng lượng. Tuy nhiên, đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều thứ vào 3 bữa ăn chính, thay vào đó, hãy chia chúng thành 6 bữa ăn nhỏ. Tại một thời điểm, não bộ chỉ hoạt động tốt nhất khi nó được hấp thụ 25 gram glucose, tương đương với một quả chuối mà thôi.

Hãy nghĩ về những thứ mà bạn sẽ ăn và chỉ chọn ăn những thứ tốt nhất với cơ thể. Nếu không biết, hãy chủ động tìm hiểu. Google luôn sẵn sàng để phục vụ bạn. Bởi lẽ, bất cứ thứ gì bạn cho vào bụng đều tác động tới cơ thể theo nhiều cách khác nhau nên nếu không biết điều gì sẽ xảy ra thì tốt nhất, hãy nạp vào những thực phẩm tốt.

3. Ghi chép

Khi bạn viết một thứ gì đó, não sẽ hoạt động theo cách hoàn toàn khác với lúc bạn nhập ký tự trên điện thoại hay gõ trên bàn phím máy tính. Lúc này, các thông tin sẽ được gắn chặt với não và khả năng ghi nhớ sẽ tốt hơn so với trước.

4. Làm những điều mới mỗi ngày

Hãy đi ra khỏi vùng an toàn của bạn, làm những điều mới mẻ hoặc đến một nơi nào đó không phải là vị trí hiện tại. Lúc này, bộ não sẽ bắt đầu có những điều chỉnh để thích nghi với các điều kiện môi trường mới.

Bạn không cần phải làm một điều gì quá lớn lao. Hãy làm những điều mới bằng cách thay đổi một số thói quen nhỏ của bản thân như thử một ngày đi bộ đi làm thay vì đi xe máy, gặp gỡ bạn bè sau một thời gian mất liên lạc, nhắn tin cho một ai đó, đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim mà bạn đã bỏ quên...

5. Tập thể dục

Khi tập thể dục, não sẽ giải phóng Endorphin giúp giảm căng thẳng nhờ loại bỏ cortisol – một loại hormone khiến suy nghĩ và khả năng nhận thức bị suy giảm. Nhờ đó, chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn, yêu đời hơn và lạc quan hơn.

Hãy bắt đầu luyện tập bằng những bài tập workout tại nhà nếu bạn không có thời gian đến phòng gym hay trung tâm chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng thời gian bằng cách chuyển từ thang máy sang đi cầu thang bộ hay đi dạo trong công ty cứ sau một vài giờ làm việc.

6. Sống chậm lại

Sống chậm lại không có nghĩa là bạn nên "lười" đi. Bởi lẽ, đặt mình vào tình trạng bận rộn và làm nhiều việc cùng lúc là hai thứ khiến công việc của bạn trở nên kém hiệu quả. Khi chỉ tập trung vào một việc tại một thời điểm, nghĩa là não bộ dồn 100% năng lượng có thể để xử lý nó.

Ngoài tác dụng tăng năng suất, sống chậm lại còn giúp bạn giảm căng thẳng, giảm cortisol sản sinh trong não, khiến suy nghĩ trở nên chín chắn hơn và ít mắc sai lầm.

Đây là điều không dễ đàng để thực hiện nếu bạn đang có quá nhiều mối quan tâm và công việc bù đầu. Tuy nhiên, một cách đơn giản hơn để bạn hiện thực hóa nó là hãy vạch ra những việc cần làm, việc nào cần ưu tiên xử lý trước và xác định rõ thời gian cần hoàn thành. Chắc chắn là với những kết quả đạt được, bạn sẽ thấy việc giải quyết từng điều một sẽ hiệu quả và thoải mái hơn nhiều. Thế nên, hãy chậm lại và tận hưởng cuộc sống.

Hãy bắt đầu 6 thói quen này ngày hôm nay để tối ưu hóa sức mạnh não bộ cả trong công việc và cuộc sống!

Thứ Năm, 18/02/2016 22:43
53 👨 5.070
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc