Tự lắp ráp máy tính, build máy tính để bàn (P4): Cài đặt Windows và driver

Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 1: Chọn phần cứng
Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 2: Lắp ráp phần cứng
Tự thiết lập một máy tính cho riêng mình - Phần 3: Bắt đầu các thiết lập phần mềm

Trong phần 4 của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cách cài đặt hệ điều hành cho máy tính của mình. Giống như việc cấu hình cho BIOS, trong quá khứ, việc cài đặt Windows mới nghe có vẻ khá phức tạp và nhiều người thường phải nhờ đến sự trợ giúp của các kỹ thuật viên máy tính, nhưng ngày nay, nó đã được sắp xếp hợp lý một cách đáng kinh ngạc, qua đó, quá trình cài đặt được đơn giản hóa đến mức tối đa cho người dùng. Thường thì bạn chỉ cần làm theo các hướng dẫn trên màn hình, nhưng nếu bạn gặp khó khăn, hãy tham khảo bài viết này để nắm được thêm những thông tin chi tiết hơn.

Trước khi bắt đầu quá trình cài đặt Windows, hãy đảm bảo bạn đã cắm dây kết nối Ethernet vào bo mạch chủ, hoặc cũng có thể dùng Wi-Fi nếu thiết bị của bạn có hỗ trợ.

Windows 10

Bước một: Chuẩn bị đĩa cài đặt hoặc ổ lưu trữ USB

Đối với hướng dẫn này, chúng ta sẽ tải xuống bản dựng Windows 10 mới nhất và tải nó vào ổ USB. Máy tính của chúng ta sẽ khởi động trình cài đặt trong USB đó để tiến hành cài đặt Windows. Tất nhiên, bạn có thể thực hiện điều tương tự với đĩa cài đặt Windows mua được từ cửa hàng bán lẻ, nhà phân phối hay thậm chí tự ghi đĩa cài đặt của riêng mình. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ yêu cầu hệ thống của bạn phải có ổ đĩa DVD. Rõ ràng là sử dụng ổ USB sẽ tiện lợi hơn, và tất nhiên là bạn có thể bỏ qua bước này nếu đã có sẵn đĩa cài đặt hoặc trình cài đặt Windows trong ổ USB.

Tiếp theo, bạn truy cập vào trang web này trên một máy tính Windows khác và tải xuống Media Creation Tool từ Microsoft. Cắm một ổ USB flash trống hoặc còn ít nhất 8GB dung lượng lưu trữ. Lưu ý rằng mọi dữ liệu được lưu trữ trên ổ USB này sẽ bị xóa trong quá trình cài đặt, vì vậy nếu trong USB có thông tin quan trọng, hãy sao lưu hoặc di chuyển các dữ liệu này đến một nơi khác ngay lập tức. Bây giờ, bạn bấm đúp vào chương trình vừa tải xuống, sau đó làm theo các bước dưới đây:

Trên trang giấy phép sử dụng phần mềm, bạn click vào Accept, sau đó chọn mục Create installation media và bấm next.

Trên trang giấy phép sử dụng phần mềm, bạn click vào Accept, sau đó chọn mục Create installation media và bấm next.

Tiến hành lựa chọn ngôn ngữ và phiên bản mà bạn muốn sử dụng.

Tiến hành lựa chọn ngôn ngữ và phiên bản mà bạn muốn sử dụng.

Tiếp theo, nhấp vào USB flash drive và sau đó bấm Next (nếu bạn đang ghi đĩa DVD, bạn có thể chọn tập tin ISO và ghi nó vào đĩa sau khi tải xuống).

Nhấp vào USB flash drive và sau đó bấm Next

Chọn ổ USB trống bạn vừa kết nối vào máy tính (nếu bạn không chắc chắn đây là ổ đĩa nào, hãy kiểm tra trong My Computer, hoặc This PC và sử dụng File Explorer để xác định). Sau đó, nhấp vào Next.

Chọn ổ USB trống bạn vừa kết nối vào máy tính

Các tệp hệ điều hành sẽ được tải xuống, sau đó, bạn tải chúng trên ổ đĩa và sẵn sàng để cài đặt. Lưu ý rằng quá trình cài đặt sẽ mất khoảng từ mười phút đến một giờ tùy thuộc vào kết nối Internet của bạn, trong lúc đó, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các tác vụ khác nếu muốn, ví dụ như xem phim, nghe nhạc.

Khi công cụ báo quá trình đã hoàn tất, hãy nhấp vào Finish và gắt kết nối ổ USB ra khỏi máy tính đang hoạt động.

Bước hai: Cài đặt Windows trên PC chính của bạn

Đầu tiên, kết nối USB vào PC mà bạn muốn cài Windows, sau đó bật nguồn PC và làm theo lời nhắc trên màn hình để khởi động UEFI hoặc BIOS (giống như chúng ta đã làm trong phần ba).

Bạn kết nối USB vào PC mà bạn muốn cài Windows, sau đó bật nguồn PC và làm theo lời nhắc trên màn hình để khởi động UEFI hoặc BIOS

Sau khi đã truy cập được vào UEFI/BIOS, bạn phải tìm mục giúp điều khiển thứ tự khởi động, đây là thứ tự được đánh số của các ổ đĩa cứng, ổ SSD và ổ đĩa DVD khác nhau trong máy tính của bạn, theo thứ tự, BIOS sẽ tiến hành tìm kiếm phân vùng có thể khởi động. Vì máy tính được lấy làm ví dụ trong bài chỉ được cài đặt một ổ SSD, do đó chúng ta có thể thấy hệ thống báo rằng có một ổ SSD trống, cộng với ổ USB vừa được kết nối (có chứa Windows mà chúng ta vừa tải xuống).

Chọn USB làm ổ đĩa đầu tiên sẽ được khởi động (hoặc nếu bạn sử dụng DVD Windows bán lẻ, hãy chọn ổ đĩa DVD). Lưu các cài đặt của bạn trong UEFI/BIOS, sau đó khởi động lại máy.

Chọn USB làm ổ đĩa đầu tiên sẽ được khởi động

Với thứ tự khởi động được đặt trong BIOS như trên, bạn sẽ thấy chương trình cài đặt Windows 10 tự động khởi chạy sau khi bạn khởi động lại hệ thống. Tiếp theo, hãy thiết lập ngôn ngữ phù hợp và tùy chọn nhập liệu, sau đó nhấp vào Next. Ở màn hình tiếp theo hiện lên, bạn nhấp vào Install now.

Nhấp vào Install now

Nếu bạn có Windows key, hãy nhập key và nhấp vào Next. Nếu bạn không có key, không sao cả, chỉ cần nhấp vào I don’t have a product key, sau đó chọn phiên bản Windows mà bạn muốn sử dụng. Sau này, trong quá trình sử dụng,bạn có thể nhập key của mình vào Windows hoặc mua một product key từ Microsoft hoặc bạn thậm chí vẫn có thể sử dụng Windows 10 mà không cần product key.

Nếu bạn có Windows key, hãy nhập key và nhấp vào Next

Trên màn hình tiếp theo, hãy nhấp vào Custom để tiến hành cài đặt thủ công. Bạn sẽ phải tự mình thiết lập phân vùng ổ đĩa Windows trên PC.

Nhấp vào Custom để tiến hành cài đặt thủ công. Bạn sẽ phải tự mình thiết lập phân vùng Windows trên PC.

Giả sử bạn sử dụng một ổ cứng HDD hoặc SSD, màn hình của bạn sẽ trông giống như ảnh minh họa bên dưới. Nếu bạn đã cài đặt nhiều ổ đĩa, sẽ có nhiều mục với Unallocated Space, được liệt kê theo thứ tự như Drive 0, Drive 1, Drive 2,… Thứ tự của các ổ đĩa này không quan trọng, nó được sắp xếp dựa trên thứ tự các cổng SATA trên bo mạch chủ của bạn.

LƯU Ý: Nếu bạn sử dụng ổ đĩa cũ (đã được sử dụng trên PC trước đó), bạn sẽ phải làm nổi bật từng phân vùng và nhấp vào Delete để xóa và gán lại dữ liệu cho nhóm không gian chưa được phân bổ (Unallocated Space). Điều này sẽ “phá hủy” dữ liệu trên phân vùng, vì vậy nếu có bất cứ thứ gì quan trọng trên đó, bạn nên xóa hoặc sao lưu nó đi.

Thứ tự của các ổ đĩa này không quan trọng, nó được sắp xếp dựa trên thứ tự các cổng SATA trên bo mạch chủ của bạn.

Tiếp theo, chọn ổ đĩa bạn muốn cài đặt Windows vào và nhấp vào New để tạo một phân vùng mới trên ổ đĩa đó. Chọn lượng dữ liệu tối đa có sẵn cho ổ đĩa của bạn khi được nhắc, sau đó nhấp vào Apply để tạo phân vùng, và bấm OK ngay khi Windows thông báo cho bạn về việc nhiều phân vùng sẽ được tạo lập. Một số phân vùng mới sẽ được tạo ra. Windows sẽ sử dụng các phân vùng này cho các công cụ pre-boot và recovery tools nhác nhau.

Một số phân vùng mới sẽ được tạo ra. Windows sẽ sử dụng các phân vùng này cho các công cụ pre-boot và recovery tools nhác nhau.

Nhấp vào phân vùng mới lớn nhất (có kích thước lớn nhất và được đánh dấu Primary trong cột Type), sau đó nhấn Next.

Nhấp vào phân vùng mới lớn nhất (có kích thước lớn nhất và được đánh dấu Primary trong cột Type), sau đó nhấn Next.

Bây giờ Windows sẽ tiến hành sao chép các tệp từ ổ USB hoặc DVD sang ổ lưu trữ của bạn, sau đó sẽ cài đặt hệ điều hành và nói chung là sắp xếp mọi thứ cho bạn. Quá trình này có thể khiến máy tính của bạn bị khởi động đi khởi động lại nhiều lần, không sao cả. Quá trình sẽ diễn ra trong khoảng từ vài phút đến một giờ tùy theo các yếu tố như loại lưu trữ, tốc độ xử lý, tốc độ ổ USB,...

 Quá trình sẽ diễn ra trong khoảng từ vài phút đến một giờ tùy theo các yếu tố như loại lưu trữ, tốc độ xử lý, tốc độ ổ USB

Khi bạn thấy màn hình dưới đây xuất hiện thì có nghĩa là Windows đã được cài đặt và đã sẵn sàng để thiết lập. Chỉ cần làm theo các hướng dẫn và tạo tài khoản của mình. Quá trình thiết lập Windows sẽ mất chừng 15 phút và sau đó, màn hình nền Windows quen thuộc sẽ được mở ra trước mắt bạn.

Quá trình thiết lập Windows sẽ mất chừng 15 phút

Khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ thấy màn hình đăng nhập. Tuy nhiên, có một điều nữa bạn cần làm, đó là hãy tắt máy tính, rút ổ USB cài đặt Windows, sau đó bật lại máy tính và truy cập vào lại BIOS. Quay trở lại thiết lập thứ tự khởi động ổ đĩa, sau đó chọn Windows Boot Manager làm tùy chọn khởi động đầu tiên (boot option #1). Điều này sẽ giúp PC của bạn không phải phụ thuộc vào ổ USB hoặc DVD nào để khởi động hệ điều hành, bạn cũng có thể thay đổi cài đặt này nếu muốn cài đặt lại Windows trong tương lai.

boot option #1

Xong! Bây giờ bạn có thể khởi động lại máy tính để khởi chạy và sẵn sàng thiết lập Windows!

Bước ba: Cài đặt trình điều khiển (driver) cho tất cả các thành phần phần cứng của bạn

Không giống như các phiên bản Windows cũ, Windows 10 được cài đặt sẵn với hàng ngàn trình điều khiển chung và cụ thể khác nhau, do đó, một số thành phần phần cứng của bạn như mạng, âm thanh, kết nối không dây và video đã được cài sẵn trình điều khiển và thực hiện được ít nhất là một vài chức năng cơ bản.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trình điều khiển mà bạn có thể cần cài đặt:

Trình điều khiển chipset bo mạch chủ, âm thanh, LAN, USB và SATA của bo mạch chủ: Trình điều khiển của Windows có thể vẫn ổn, nhưng nhà sản xuất bo mạch chủ của bạn có thể cung cấp trình điều khiển mới hơn, được tối ưu hóa tốt hơn hoặc có nhiều tính năng hơn, vậy thì tội gì mà chúng ta không dùng! Hãy truy cập vào trang hỗ trợ cho bo mạch chủ của bạn và tìm mục Download, đó là nơi mà bạn sẽ tìm thấy tất cả các trình điều khiển liên quan. Bạn không nhất thiết phải cài đặt mọi thứ trên trang đó, nhưng các trình điều khiển chipset, âm thanh, LAN, USB và SATA thường là những gói cơ bản nên được cài đặt.

Trình điều khiển card đồ họa của NVIDIA và AMD: Tương tự, GPU rời của bạn có thể sẽ hoạt động tốt với các trình điều khiển cơ bản của Windows, nhưng nó thường sẽ không được tối ưu hóa hoàn toàn khi không có trình điều khiển mới nhất từ nhà sản xuất, nhất là khi bạn thường xuyên sử dụng máy tính để chơi game hay thực hiện các tác vụ nặng. (lưu ý: Bạn phải tải xuống trình điều khiển trực tiếp từ NVIDIA hoặc AMD, không phải từ nhà sản xuất card như EVGA hoặc GIGABYTE).

Các thiết bị đầu vào như chuột cao cấp, bàn phím và webcam: Các nhà sản xuất thiết bị ngoại vi như Logitech thường sẽ khuyên bạn nên cài đặt trình điều khiển thiết bị ngoại vi từ chính nhà sản xuất để tận dụng các tính năng nâng cao, ví dụ như tùy chỉnh phím tắt hoặc điều chỉnh cảm biến… Và một lần nữa, điều này là đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị được thiết kế để chơi game.

Các thiết bị phần cứng cao cấp và ít người sử dụng: nếu bạn đang sử dụng một số thiết bị phần cứng chuyên biệt hay không quá phổ biến, như máy tính bảng đồ họa Wacom hoặc bộ điều hợp PCI cho các cổng thế hệ cũ, bạn nên tìm, tải xuống các trình điều khiển cụ thể và cài đặt chúng theo cách thủ công.

Một lần nữa, hầu như tất cả các trình điều khiển bổ sung này thường sẽ được tìm thấy trên trang web của nhà sản xuất, có thể được tải xuống và cài đặt như một chương trình tiêu chuẩn thông qua trình duyệt web.

có thể được tải xuống và cài đặt như một chương trình tiêu chuẩn thông qua trình duyệt web.

Ví dụ, trình điều khiển cho card đồ họa AMD sẽ được cài đặt cho hệ thống PC của chúng tôi ngay sau đây. Card đồ họa đang được sử dụng trong ví dụ là AMD Radeon RX 460. Bạn có thể thấy ngay trên trang chủ của nhà sản xuất AMD có một liên kết đến mục DRIVERS & SUPPOR.

DRIVERS & SUPPOR.

Trong mục này, chúng ta sẽ tiến hành tìm kiếm trình điều khiển thích hợp cho card đồ họa của mình, ở đây là AMD Radeon RX 460:

Tìm kiếm trình điều khiển thích hợp cho card đồ họa của mình

Sau đó, bạn có thể chọn bản tải xuống mới nhất (phiên bản đầy đủ).

Bạn có thể chọn bản tải xuống mới nhất (phiên bản đầy đủ).

Nhấp vào Download và lưu gói trình điều khiển mới nhất dưới dạng tệp EXE trên PC của mình (lưu ý: Trình điều khiển card đồ họa có xu hướng khá nặng, lên tới vài trăm megabyte, do đó quá trình download hoàn thành nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào kết nối mạng của bạn).

Nhấp vào Download và lưu gói trình điều khiển mới nhất dưới dạng tệp EXE trên PC của mình

Nhấp đúp vào chương trình bạn vừa tải xuống, làm theo các hướng dẫn trên màn hình và trình điều khiển của bạn sẽ được cài đặt trong vài phút. Bạn có thể cần phải khởi động lại PC để áp dụng các thay đổi.

Nhấp đúp vào chương trình bạn vừa tải xuống, làm theo các hướng dẫn trên màn hình và trình điều khiển của bạn sẽ được cài đặt trong vài phút

Đổi với các thành phần phần cứng khác, quá trình cài đặt trình điều khiển về cơ bản cũng sẽ vẫn diễn ra tương tự.

Trên đây là các bước cơ bản để bạn cài đặt Windows và driver cho hệ thống máy tính của mình. Trong phần sau, chúng ta sẽ cùng nhau bàn về cách thiết lập một hệ thống máy tính mới. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Thứ Hai, 17/12/2018 11:40
3,76 👨 16.843
0 Bình luận
Sắp xếp theo
❖
    ❖ Kiến thức cơ bản
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng