Top 10 lợi ích của việc học DevOps

Chắc hẳn bạn đã từng có cảm giác khó chịu khi sử dụng một phần mềm nhiều lỗi, không ổn định. Khắc phục những sự khó chịu của người dùng chính là mục tiêu của DevOps. Phương pháp DevOps cho phép nhà phát triển xem xét liên tục trong quá trình phát triển phần mềm để đánh giá về phần mềm một cách tổng thể. Điều này tạo ra một bản phát hành ổn định hơn và cuối cùng là một sản phẩm tốt hơn cho người dùng.

DevOps là gì?

DevOps là một cách tiếp cận để phát triển phần mềm, trong đó nhóm phát triển (Dev) cộng tác với bộ phận/chức năng vận hành (Ops) trong tất cả các giai đoạn phát triển phần mềm. Chúng bao gồm thiết kế, phát triển, thử nghiệm, triển khai và hỗ trợ sản phẩm.

DevOps đôi khi được coi là một nhánh của phương pháp Agile and Learn vì nó cung cấp các tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng giống như các phương pháp trên. Trước Agile, các nhà phát triển và các nhà vận hành làm việc trong các silo. Các nhà phát triển tạo ra sản phẩm và nhà vận hành lo hết các quy trình sau đó. Những khiếm khuyết của cách tiếp cận này mở đường cho sự xuất hiện của Agile và DevOps.

DevOps tiếp tục cải thiện Agile bằng cách nhấn mạnh vào việc phân phối thành công phần mềm hoàn toàn có thể sử dụng được trong mỗi lần lặp lại. Nó giúp hạn chế sự thất vọng của cả nhóm nội bộ phát triển sản phẩm và người dùng cuối.

Trước khi theo học bất kỳ khóa học DevOps nào, bạn nên hiểu những gì bạn đạt được thông qua việc triển khai nó. Trong bất kỳ ngữ cảnh nào sử dụng DevOps, ba yếu tố sau đây đều cần được ưu tiên hàng đầu:

  • Tự động hóa.
  • Phân phối liên lục.
  • Độ tin cậy của trang.

Dưới đây là 10 lý do tạ sao học DevOps lại có lợi ích cho sự nghiệp của bạn.

Top 10 lợi ích của việc học DevOps

Lợi ích của việc học DevOps

Bất kỳ ai tham gia vào quá trình phát triển phần mềm, dù là từ giai đoạn phát triển hay từ giai đoạn vận hành đều sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc học DevOps. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và trình độ kỹ năng của bạn, bạn có thể đăng ký các khóa học chứng chỉ DevOps phù hợp để tiếp cận các lợi ích nghề nghiệp như:

1. Rút ngắn chu kỳ sản xuất

Các nhóm vận hành và phát triển đều không muốn kéo dài chu kỳ sản xuất một cách không cần thiết. Việc cộng tác trên các quy trình cần thiết để phần mềm hoạt động ngày càng trở nên khó khăn hơn với cả hai nhóm. Hợp tác chặt chẽ thông qua việc loại bỏ các silo giúp tăng tốc độ đổi mới và phát triển.

2. Tăng tỷ lệ triển khai thành công

Lỗi lập trình là một trong những lý do hàng đầu khiến việc triển khai không thành công. Việc phát hành code thường xuyên xảy ra với phương pháp DevOps đảm bảo vấn đề được phát hiện ở giai đoạn sớm hơn. Với các nhóm phát triển và vận hành làm việc cùng nhau, thời gian phục hồi sẽ ngắn hơn rất nhiều.

3. Cải thiện hợp tác và giao tiếp

DevOps đã cách mạng hóa văn hóa phát triển phần mềm. Điều này là do khi tất cả các bên liên quan tham gia vào phát triển phần mềm, họ tập trung vào một mục tiêu chung thay vì làm việc với các mục tiêu khác nhau. Thêm sức mạnh tổng hợp cải thiện giao tiếp. Giao tiếp tốt hơn dẫn đến các chu kỳ phát triển liền mạch, phát hiện/giải quyết lỗi nhanh chóng và lộ trình tiếp cận thị trường nhanh hơn.

4. Tăng hiệu quả thông qua tự động hóa

Tích hợp liên tục làm giảm các quy trình thủ công trong quá trình phát triển và thử nghiệm. Các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình phát triển không thể được tự động hóa. DevOps tập trung sự chú ý của nhà phát triển vào các tác vụ đó, bỏ lại các tác vụ khác cho các công cụ có thể tăng tốc độ phát triển, chẳng hạn như:

  • Nền tảng dựa trên đám mây. Việc sử dụng tài nguyên phần cứng trong quá trình phát triển liên kết cơ sở hạ tầng hệ thống có liên quan một cách không cần thiết. Cơ sở hạ tầng có thể mở rộng như nền tảng dựa trên đám mây giải quyết vấn đề này, dẫn tới các quy trình nhanh hơn.
  • Xây dựng các công cụ tăng tốc để biên dịch code nhanh hơn.
  • Các quy trình xử lý công việc song song, để chuỗi phân phối liên tục hoạt động trơn tru hơn.

5. Làm việc với các nhà phát triển giỏi

Code kém là điều khá phổ biến và khi người dùng nhận ra điều này thì đã quá muộn. Thực tế là một số nhà phát triển rất giỏi về những gì họ làm trong khi một số khác lại có kỹ năng code hơi kém. DevOps có giải pháp cho vấn đề này. Việc đánh giá thường xuyên giúp đánh giá hiệu suất của các nhà phát triển trong nhóm DevOps dễ dàng hơn, để mỗi thành viên trong nhóm được giao những trách nhiệm phù hợp nhất với kỹ năng của họ.

DevOps nhận ra rằng việc tạo phần mềm không chỉ có viết code. Có nhiều vai trò khác nhau tham gia vào quá trình này. Một thành viên trong nhóm lập trình có thể code kém nhưng lại giỏi ở vai trò khác và ngược lại. DevOps giúp giao đúng vai trò và nhiệm vụ cho người phù hợp một cách sớm nhất để tránh lãng phí thời gian và nguồn lực.

6. Văn hóa tổ chức tốt

Làm việc trong nhóm DevOps giúp cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân và xây dựng lòng tin giữa các bộ phận theo những cách sau:

  • Nó thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về các nhóm khác, những thách thức của họ và những gì cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của họ.
  • Các nhóm nhận ra rằng các phòng ban khác và các thành viên trong nhóm có thể giúp gánh vác những thách thức mà họ gặp phải trong công việc.
  • Kết nối giữa các phòng ban giúp định hướng con đường sự nghiệp dự phòng.

Kiểu hợp tác và thấu hiểu này thúc đẩy tinh thần làm việc của mỗi cá nhân. Theo thống kê của các tổ chức nghề nghiệp, tinh thần làm việc của người lao động cao hơn dẫn tới tăng năng suất và lợi nhuận cũng cao hơn.

7. Tăng chất lượng sản phẩm

Quy trình DevOps xây dựng chất lượng cho quy trình phát triển, do đó giảm thiểu các trường hợp làm việc ngoài kế hoạch. Việc tập trung vào bảo mật trong giai đoạn thiết kế và phát triển sẽ giảm thiểu nhu cầu khắc phục các sự cố bảo mật sau này, do đó tiết kiệm thời gian và giải phóng nhiều tài nguyên hơn cho công việc khác.

Bên cạnh đó, mọi thành viên trong nhóm đều chịu trách nhiệm về chất lượng và bảo mật; trách nhiệm tập thể này đảm bảo trách nhiệm giải trình của nhóm đối với sản phẩm cuối cùng.

8. Tăng giá trị của bạn

Cứ vài tháng lại có những xu hướng mới nổi trong ngành CNTT, tất cả đều hứa hẹn một cách làm việc tốt hơn, thoải mái hơn và hiệu quả hơn. Các chuyên gia trong ngành cũng nghiên cứu để nâng cao quy trình phát triển phần mềm tổng thể bằng cách giới thiệu các phương pháp thực tế. Các chuyên gia CNTT không theo kịp những thay đổi này thường bị bỏ lại phía sau hoặc thay đổi hoàn toàn nghề nghiệp của mình.

Nếu bạn tận tụy với sự nghiệp CNTT của mình thì việc theo đuổi Chứng chỉ Kỹ sư DevOps để bổ sung cho những năm kinh nghiệm của bạn là một cách tuyệt vời để duy trì sự phù hợp trong một ngành phát triển không ngừng. Với khả năng tự động hóa DevOps, bạn có thể hoàn thành nhiều công việc hơn và cung cấp hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động.

9. Trở nên được tôn trọng trong lĩnh vực CNTT

Là một kỹ sư DevOps, sự nghiệp của bạn sẽ phát triển một cách ổn định. Ngoài ra, bạn sẽ có kiến thức vững vàng, kỹ năng tốt và luôn nhìn mọi thứ một cách có hệ thống. Với những người mới vào nghề, các kỹ sư DevOps nhiều kinh nghiệm sẽ luôn là tấm gương để họ học hỏi.

10. Mức lương cao, ổn định

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên DevOps ngày càng tăng và mức đãi ngộ cũng rất cao. Trung bình, một Kỹ sư DevOps tại Mỹ kiếm được 115.000 USD/năm.

Quản Trị Mạng hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích đối với bạn!

Thứ Hai, 26/12/2022 10:06
51 👨 140
0 Bình luận
Sắp xếp theo