Top 5 nguyên tắc cơ bản về phát triển ứng dụng Android dành cho người mới bắt đầu

Các ứng dụng mang đến nhiều tính năng thú vị và làm cho điện thoại trở nên thông minh. Thông qua những lợi ích của chúng, các ứng dụng đã thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta sống và làm việc.

Ngày nay, lập trình ứng dụng là một nghề luôn bận rộn và có thu nhập cao. Các lập trình viên hàng ngày miệt mài làm việc để thiết kế và xây dựng những ứng dụng của riêng họ, đưa vào đó những tính năng thuận lợi, những phương thức giải trí cho mọi người.

Trong bài viết này, Quản Trị Mạng sẽ cùng các bạn điểm qua 5 nguyên tắc cơ bản hàng đầu về phát triển ứng dụng Android mà bạn nên biết trước khi bắt đầu lập trình một ứng dụng Android.

1. Nắm vững ngôn ngữ

Java và XML là hai ngôn ngữ lập trình chính được sử dụng trong phát triển ứng dụng Android. Do đó, để phát triển ứng dụng Android, điều kiện tiên quyết là bạn phải có kiến thức và thông thạo những ngôn ngữ lập trình ấy. Một số nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ lập trình Java gồm:

  • Packages (Gói)
  • Objects & classes (Đối tượng & lớp)
  • Inheritance & interfaces (Kế thừa & giao diện)
  • String & numbers, generics (Chuỗi & số, loại)
  • Collections (Bộ)
  • Concurrency (Đồng thời)

Nắm vững Java và XML sẽ giúp bạn xây dựng/phát triển một ứng dụng Android mạnh mẽ và thanh lịch hơn.

2. Làm quen với các công cụ và môi trường phát triển ứng dụng phù hợp

Nếu bạn đang bắt đầu phát triển ứng dụng Android, điều quan trọng là bạn phải tự làm quen với các công cụ tự động hóa build cũng như môi trường phát triển tích hợp trước khi bắt đầu phát triển ứng dụng của mình.

Bạn có thể sử dụng IDE studio dành riêng cho phát triển ứng dụng Android hoặc Eclipse, chúng sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều cơ bản và nhiều thứ khác để giúp cải thiện code của bạn. Bạn có thể tìm hiểu Apache Maven, Apache Ant và Gradle vì chúng cung cấp một bộ công cụ mạnh mẽ giúp bạn quản lý các build của bạn.

Điều quan trọng nữa là bạn phải tự làm quen với các khái niệm và công cụ kiểm soát nguồn. Tìm hiểu git và sau đó tạo repository nguồn git (bằng cách tạo tài khoản trên Bitbucket hoặc GitHub). Để hiểu các khái niệm và thuật ngữ cơ bản về cách hoạt động của nền tảng, bạn có thể sử dụng Git Pocket Guide.

Top 5 nguyên tắc cơ bản về phát triển ứng dụng Android dành cho người mới bắt đầu

3. Kiến thức về các thành phần ứng dụng

Các thành phần ứng dụng là các khối xây dựng thiết yếu để phát triển ứng dụng Android. Mỗi thành phần là một điểm khác mà hệ thống có thể vào ứng dụng của bạn. Mặc dù mỗi một trong số chúng tồn tại như một thực thể riêng và đóng một vai trò cụ thể nhưng có một số cái phụ thuộc vào nhau và không phải tất cả chúng đều là điểm vào thực sự.

Có 5 loại thành phần ứng dụng khác nhau, mỗi loại phục vụ một mục đích riêng biệt với vòng đời riêng biệt xác  định cách nó được tạo ra và hủy. Chúng bao gồm:

Các hoạt động:

Đây là thành phần đại diện cho một màn hình duy nhất có giao diện người dùng (ví dụ: Ứng dụng email có thể có một hoạt động hiển thị danh sách email mới, một hoạt động khác soạn email và một hoạt động khác đọc email). Các hoạt động phối hợp với nhau để tạo thành trải nghiệm người dùng gắn kết trong ứng dụng. Tuy nhiên, mỗi một hoạt động trong số đó lại là độc lập.

Dịch vụ:

Đây là một thành phần chạy ngầm để thực hiện công việc cho các tiến trình từ xa hoặc các hoạt động trong thời gian dài. Nó không cung cấp giao diện người dùng (ví dụ: Nó có thể phát nhạc ở chế độ nền trong khi người dùng đang ở trong một ứng dụng khác).

Trình cung cấp nội dung:

Đây là thành phần quản lý tập hợp dữ liệu ứng dụng được chia sẻ. Thông qua thành phần này, dữ liệu mà bạn lưu trữ trong hệ thống tệp, trên web, cơ sở dữ liệu SQLite có thể được truy vấn hoặc thậm chí sửa đổi (miễn là trình cung cấp nội dung cho phép). Thành phần này cũng hữu ích cho việc ghi và đọc dữ liệu không được chia sẻ và riêng tư đối với ứng dụng của bạn.

Thu phát sóng:

Đây là thành phần đáp ứng các thông báo phát trên toàn hệ thống. Hầu hết các bộ thu phát sóng bắt nguồn từ hệ thống và mặc dù chúng không hiển thị giao diện người dùng nhưng chúng có thể tạo thông báo trên thanh trạng thái để cảnh báo người dùng khi một sự kiện phát sóng xảy ra. Nói chung, nó là cổng vào cho các thành phần khác và nó chỉ thực hiện công việc tối thiểu.

Các thành phần kích hoạt:

Một thông báo đồng bộ có thể kích hoạt 3 trong số 4 thành phần.

4. Nhận thức về phân mảnh, ứng dụng Android, Threads, Loaders và Tasks

Android là một thị trường phân mảnh với nhiều thiết bị và nhiều phiên bản hệ điều hành khác nhau. Nếu như ứng dụng của bạn hỗ trợ nhiều thiết bị và/hoặc nhiều phiên bản hơn thì chắc chắn bạn sẽ cần thực hiện nhiều thử nghiệm hơn, nhiều đợt bảo trì hơn và tốn nhiều chi phí liên quan hơn.

Khi ấy, bạn cũng cần nhiều phông chữ, nội dung và bố cục hơn để đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất cho mọi kích cỡ màn hình khác nhau. Bạn cũng phải xem xét mảng cảm biến hoặc tiện ích giao diện người dùng được Android hỗ trợ. Tất cả các ứng dụng Android đều có một lớp ứng dụng, một hoặc nhiều hoạt động và một hoặc nhiều phân mảnh.

Đôi khi, bạn sẽ có các dịch vụ cho các tác vụ chạy nền sẽ chạy liên tục nhưng lúc khác thì không. Nếu bạn muốn cung cấp giao diện người dùng tuyệt vời và mượt mà, hãy đảm bảo rằng thread không bao giờ bị chặn. Do đó, tất cả các thao tác dài (tính toán, I/O, mạng...) phải được chạy đồng bộ trong nền (chủ yếu trên một thread thực thi khác). Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải học các cơ sở đồng thời của ngôn ngữ Java.

5. Lựa chọn đúng các công cụ cần thiết

Các công cụ đơn giản mà bạn cần để phát triển ứng dụng Android chỉ là máy Mac hoặc máy tính Windows, bất kỳ phiên bản Linux nào và Eclipse, ADT Plugin và Android SDK, tất cả chúng đều miễn phí.

Bạn có thể xem hướng dẫn trên Google để tìm hiểu cách thiết lập môi trường phát triển của mình; Google cung cấp hầu hết tài liệu về mọi thứ cần thiết. Android có một số tham số độc đáo mà bạn cần xem xét khi viết ứng dụng Android. Một vài trong số đó bao gồm:

  • Hiệu suất và khả năng phản hồi: Ứng dụng của bạn phải luôn phản hồi lại những thao tác của người dùng trong vòng 5 giây nếu không hệ điều hành sẽ thực thi ANR. (ANR - Application not responding: Khi ANR được thực thi, lựa chọn duy nhất là buộc phải đóng ứng dụng và chạy lại).
  • Người dùng sẽ nhận thấy nếu độ trễ trên 100 mili giây: Như đã đề cập ở trên, thread UI không bao giờ bị chặn vì nó chỉ có một.
  • Tài nguyên có hạn: Wake-locks (cơ chế buộc thiết bị thực hiện một số việc nhất định bất chấp khuyến nghĩ đặt thiết bị ở chế độ ngủ bởi trình quản lý pin) nên được sử dụng một cách hạn chế. Không kích hoạt phần cứng nếu không cần thiết (ví dụ: GPS hoặc gia tốc kế) vì nó khiến thiết bị hao pin nhanh.

Kết luận

Ngày càng nhiều người trên toàn cầu sở hữu smartphone và có hàng trăm tỷ ứng dụng đã được tải xuống từ các kho ứng dụng. Sự phát triển không ngừng của thị trường ứng dụng đảm bảo cho nhà phát triển Android một sự nghiệp ổn định, thu nhập tốt và có cơ hội phát triển.

Quản Trị Mạng hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trở thành nhà phát triển Android.

Thứ Sáu, 16/12/2022 11:07
51 👨 163
0 Bình luận
Sắp xếp theo