Tại sao MX Linux là lựa chọn thay thế Windows đáng mong đợi?
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho Windows nhưng không thích Linux, thì MX Linux có thể là giải pháp bạn đang chờ đợi.
Các bản phân phối Linux luôn giữ lời hứa về việc hỗ trợ cho người dùng Windows khi thực hiện chuyển đổi. Windows 10 xuất hiện một số vấn đề, do đó một sự thay thế thực sự mạnh mẽ và đầy đủ chức năng như Linux có thể dễ dàng “lôi kéo” người dùng Windows lâu năm thực hiện việc chuyển đổi.
Hãy xem xét kỹ hơn MX Linux từ quan điểm của người dùng Windows lâu năm.
Tìm hiểu về MX Linux
Cài đặt MX Linux
MX Linux có các tùy chọn 32 bit và 64 bit, vì vậy ngay cả khi bạn đang xem cài đặt nó trên một máy cũ, bạn sẽ không gặp bất kỳ sự cố nào.
Việc cài đặt thử nghiệm này được thực hiện trên Dell Optiplex GX620 2005.
Nếu bạn không quen với quá trình cài đặt một bản phân phối Linux, chỉ cần tải xuống MX Linux ISO và làm theo hướng dẫn để tạo ổ đĩa hoặc USB ISO có khả năng boot. Tổng thời gian từ việc thiết lập USB ISO đến hoàn tất toàn bộ quá trình cài đặt chỉ mất chưa đến 15 phút.
Các tùy chọn cài đặt được chọn cho thử nghiệm trong bài viết này bao gồm:
- Chọn cài đặt toàn bộ phân vùng đơn trên máy 32-bit.
- Cài đặt GRUB bootloader (bộ tải khởi động GRUB) cho MX Linux và Windows trên Master Boot Record (MBR).
- Chọn tùy chọn cài đặt máy chủ Samba cho mạng MS.
- Bật Autologin và Save live desktop changes.
Trải nghiệm việc boot MX Linux
Quá trình boot sau khi thiết lập ban đầu sẽ rất nhanh chóng. Trên máy tính thử nghiệm trong bài viết này, nó chỉ mất chưa đến 30 giây, chỉ bằng khoảng một phần tư thời gian cần thiết cho việc cài đặt Windows 7 trước đó, chạy trên cùng một máy tính này.
Hãy khai thác cửa sổ Welcome ban đầu xuất hiện khi khởi động MX Linux lần đầu. Nó bao gồm một hướng dẫn sử dụng chỉ cho bạn cách chạy các ứng dụng Windows bên trong một wrapper hoặc bất kỳ lớp tương thích nào như Wine.
Nếu bạn nhấp vào Tools trên menu Welcome, bạn sẽ thấy một cửa sổ trông giống với Control Panel trong Windows.
Điều đầu tiên cần làm là cài đặt Wine để có thể chạy bất kỳ ứng dụng Windows nào bạn cần. Điều này cũng xác nhận rằng kết nối Internet đã hoạt động.
Trải nghiệm Windows trên MX Linux
Khi hệ điều hành boot lần đầu tiên, mọi thứ có thể không hoàn toàn chính xác. Đừng lo lắng, chỉ với một vài điều chỉnh, mọi thứ sẽ trông rất quen thuộc.
Thiết lập desktop
Cũng giống như trong Windows, bạn có thể thay đổi cài đặt nền desktop bằng cách nhấp chuột phải vào desktop.
Nếu bạn đã quen với Windows, rất nhiều bước sẽ trông rất quen. Tất nhiên, nhiều bước cũng sẽ trông hơi lạ. (Các tính năng bổ sung là các tính năng bạn thường không có trong Windows).
Bây giờ, hãy nhấp vào Desktop Settings.
Cũng giống như trong Windows, bạn có thể điều chỉnh giao diện của desktop và hệ thống menu bằng cách sử dụng các cài đặt này. Khá đơn giản, đúng không?
Thiết lập thanh Taskbar
Theo mặc định, thanh tác vụ taskbar (ở đây gọi là Panel) được đặt theo chiều dọc phía bên trái của màn hình.
Bạn có thể nhanh chóng thay đổi điều này bằng cách nhấp chuột phải vào thanh tác vụ và chọn Panel > Panel Preferences.
Tại đây, bạn có thể thay đổi thanh tác vụ theo chiều dọc hoặc ngang bằng cách thay đổi lựa chọn Mode.
Nếu bạn muốn thay đổi vị trí của thanh tác vụ, hãy bỏ chọn Lock panel.
Sau khi mở khóa, bạn có thể di chuyển thanh tác vụ đến vị trí khác bạn muốn trên màn hình, ví dụ như xuống phía dưới chẳng hạn.
Việc sắp xếp các mục trên thanh tác vụ theo mặc định cũng ngược lại với Windows: Menu Start ở bên phải và thời gian ở bên trái. Bạn có thể thay đổi điều này bằng cách nhấp chuột phải vào từng biểu tượng và chọn Move.
Sau đó, chỉ cần kéo nó đến vị trí mà bạn muốn trên thanh tác vụ.
Sử dụng hệ điều hành Linux mới
Khi bạn đã thiết lập xong mọi thứ và trông chúng đã gần giống với desktop Windows, đã đến lúc bắt đầu khám phá về hệ điều hành mới này.
Khi bạn nhấp vào menu Start, bạn sẽ thấy rằng nó trông giống như một phiên bản nâng cao của menu Start Windows 7.
Các ứng dụng dễ tìm, được nhóm thành các danh mục quan trọng như Favorites, Recently Used, Look out, nằm trong các tùy chọn Settings hoặc System. Bạn sẽ cần những thứ này để cấu hình mọi thứ.
Khi bạn nhấp vào Settings và cuộn xuống, bạn sẽ thấy các tùy chọn cho card mạng, kết nối Bluetooth, ổ cứng mới hoặc bất kỳ phần cứng nào khác mà bạn muốn thiết lập hoặc định cấu hình.
Nếu sự phức tạp của việc phải chạy tất cả các lệnh “sudo” để làm bất cứ điều gì trong Linux khiến bạn ngần ngại thử hệ điều hành này, thì đừng lo lắng về điều đó ở đây.
Điều tuyệt vời khi sử dụng MX Linux với tư cách người dùng Windows, là hầu như không phải dành chút thời gian tìm hiểu nào.
Nếu bạn đã từng thử các bản phân phối Linux khác nhau trong nhiều năm, thì bạn biết rằng thường thì các cửa sổ điều khiển hơi khác một chút. Điều đó thực sự gây khó chịu, khi bạn quen với cách Microsoft thiết lập các cửa sổ điều khiển trong nhiều năm qua.
Các nhà thiết kế của MX Linux đã cố gắng bắt chước các cửa sổ điều khiển quen thuộc từ Windows. Tuyệt vời hơn, bản thân File Manager gốc được định cấu hình để trông gần giống hệt như cái bạn thường thấy trong Windows.
Trong menu điều hướng bên trái, bạn đã có hệ thống file root và bên dưới là Home (bạn có thể xem thư mục User của mình trong Windows), cũng như Trash bin và Network browser.
Thư mục Home cũng được định cấu hình giống như trong Windows, với các thư mục Documents, Pictures, Videos và Music.
Một điểm khác biệt nhỏ khi làm quen là việc mở các thư mục chỉ bằng một cú nhấp chuột, nhưng người dùng rất dễ dàng để làm quen với bước này.
Tìm hiểu sâu hơn về MX Linux
Sau khi đã điều chỉnh môi trường mới (nhưng quen thuộc) này, bạn đã sẵn sàng bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về nó.
Bạn sẽ ngạc nhiên trước sức mạnh của MX Linux trong tầm tay bạn, mà không tốn một xu hoặc phải đăng ký bất kỳ gói dịch vụ hàng tháng nào.
Đã đến lúc cài đặt bộ phần mềm bạn muốn sử dụng trên hệ điều hành mới của mình. Nhấp vào menu Start và tìm kiếm MX Package Installer.
Cuộn xuống MX Package Installer và mở rộng từng thư mục để tìm kiếm các ứng dụng bạn đã quen sử dụng.
Bạn sẽ tìm thấy nhiều danh mục bao gồm một danh sách dài các ứng dụng trông rất quen thuộc với bạn.
Bạn nên cài đặt các ứng dụng bạn đã quen sử dụng trên Windows. Điều này sẽ giúp làm cho hệ điều hành mới của bạn trở nên quen thuộc và đầy đủ tính năng nhất có thể.
- Audacity: Chỉnh sửa âm thanh
- Chrome hoặc Firefox: Duyệt web
- Filezilla: Máy khách FTP
- GIMP Full: Chỉnh sửa hình ảnh nâng cao
- Kodi hoặc Plex: Media server
- Skype: Nhắn tin video
- KeepassX: Trình quản lý mật khẩu
- Dropbox: Đồng bộ hóa file cho tài khoản Dropbox của bạn
- Adobe Reader: Đọc các file PDF
- HP Printing: Quản lý in tới máy in HP
- Shutter: Chụp ảnh màn hình
Theo mặc định, MX Linux đi kèm với LibreOffice được cài đặt sẵn, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc cài đặt bất kỳ ứng dụng Office nào. Bạn cũng có được FeatherPad như một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho Notepad.
Tận hưởng PC “mới” với MX Linux
Không có gì tuyệt vời hơn việc “tạo luồng gió mới” cho máy tính để bàn hoặc chiếc máy tính xách tay cũ của bạn.
Linux luôn có tiềm năng để làm điều này và MX Linux tiến thêm một bước nữa: Mang lại một hệ điều hành hoàn toàn mới đến với môi trường Windows với chi phí bằng không.
Trên thực tế, nếu bạn đang xem xét việc mua một máy tính mới, bạn có thể tiết kiệm một khoản tiền nhỏ, bằng cách mua một máy tính mà không cần cài đặt bất kỳ hệ điều hành nào. Đơn giản chỉ cần cài đặt MX Linux để có được một máy tính cực nhanh mà không cần dành thời gian tìm hiểu bất cứ điều gì, cho dù bạn đang sử dụng một hệ điều hành hoàn toàn mới.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
Bạn nên đọc
-
Những thói quen giúp giữ mức sử dụng tài nguyên hệ thống Linux luôn ở mức thấp
-
4 lý do AlmaLinux là giải pháp thay thế tốt hơn cho CentOS
-
Cách sử dụng lệnh read trong Linux
-
4 lựa chọn thay thế sudo tốt nhất cho Linux
-
Cách di chuyển file giữa các hệ thống bằng scp và rsync
-
Kali Linux 2022.3: Đi kèm với các bản nâng cấp công cụ cho hacker mũ trắng
-
Cách thiết lập Wireguard VPN trên Linux
-
4 lý do nên giữ một Linux Live USB tiện dụng bên mình
Cũ vẫn chất
-
Cách tải, cài đặt và cập nhật driver microphone Win 10
Hôm qua -
Hướng dẫn sửa lỗi WinRAR diagnostic messages, file nén tải về bị lỗi
Hôm qua 1 -
Cách thêm điểm dừng tab trong Google Docs
Hôm qua -
7 cách sửa lỗi "Compressed (Zipped) Folder Is Invalid" trên Windows
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 1): Làm quen với giao diện Ribbon
Hôm qua -
Cách tự động chỉnh kích thước bảng Word
Hôm qua -
Cách sửa lỗi Android Auto không hoạt động
Hôm qua -
Lời chúc Valentine ngọt ngào cho người yêu ở xa
Hôm qua -
Hướng dẫn chỉnh sửa địa điểm trên Google Maps
Hôm qua -
Cách di chuyển bảng trong Word
Hôm qua