Lỗi màn hình xanh nvlddmkm.sys (còn được gọi là lỗi Video TDR Failure) đã xảy ra với nhiều người dùng Windows, đa phần trong số họ cũng tình cờ sử dụng GPU Nvidia. Mặc dù nguyên nhân chính xác của lỗi sẽ khác nhau tùy trường hợp của mỗi người, nhưng có một số cách khắc phục mà bạn có thể thử để loại bỏ vấn đề này.
Dưới đây là 5 cách bạn có thể sửa lỗi nvlddmkm.sys trong Windows 10.
1. Cập nhật driver card đồ họa
Thông thường, các driver GPU lỗi thời gây ra rất nhiều lỗi trong Windows. Đó là lý do tại sao bước hợp lý đầu tiên cần thực hiện khi giải quyết vấn đề này là cập nhật driver card đồ họa của bạn. Điều này có thể được thực hiện theo hai cách: Thông qua Device Manager hoặc qua Nvidia GeForce Experience.
Cập nhật driver card đồ họa bằng Nvidia GeForce Experience
Nvidia GeForce Experience là một ứng dụng đồng hành với tất cả các GPU của Nvidia và có khả năng là bạn đã cài đặt nó. Nếu chưa có ứng dụng, bạn có thể tải xuống từ đây. Ứng dụng này cũng có một số tính năng và lợi ích chính khác mà người chơi game có thể thấy hữu ích.
Đây là cách bạn có thể sử dụng Nvidia GeForce Experience để cập nhật driver màn hình của mình:
- Mở Nvidia GeForce Experience. Nó thường được tìm thấy trên desktop hoặc thanh taskbar trong Windows 10.
- Đăng nhập vào Nvidia GeForce Experience, nhấp vào Drivers, nằm ở góc trên cùng bên trái.
- Bạn sẽ thấy danh sách các driver Nvidia GameReady mới nhất. Nhấp vào Download, sau đó ứng dụng sẽ tự động tải xuống và cài đặt driver mới nhất cho bạn.
2. Cập nhật Windows lên phiên bản mới nhất
Đôi khi, các phiên bản Windows cũ kích hoạt BSOD nvlddmkm.sys. Nếu bạn đang chạy phiên bản cũ, thì có khả năng sự cố đang xảy ra do vấn đề tương thích. Nếu đúng như vậy, tốt nhất bạn nên nâng cấp nó bằng cách sử dụng các bản cập nhật hệ thống có sẵn.
3. Ép xung GPU
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng một số người dùng đã sửa lỗi nvlddmkm.sys bằng cách ép xung GPU của họ. Mặc dù điều này có thể dẫn đến hiện tượng giảm hiệu suất nhỏ, nhưng rất đáng để thử nếu nó loại bỏ được lỗi. Tiện ích đơn giản nhất để thực hiện việc này là MSI Afterburner, bạn có thể tải xuống tại đây.
Sau khi tải xuống và cài đặt MSI Afterburner, hãy làm theo các bước sau để ép xung GPU của bạn:
- Khởi chạy tiện ích MSI Afterburner và tìm thanh trượt có nội dung Core Clock.
- Điều chỉnh thanh trượt và di chuyển nó về phía bên trái cho đến khi nó ở mức -50 hoặc thấp hơn.
- Áp dụng các cài đặt và khởi động lại máy tính của bạn.
Người dùng cần lưu ý rằng việc ép xung GPU cũng sẽ làm giảm nhiệt độ và điện áp.
4. Chạy kiểm tra ổ đĩa và bộ nhớ trên máy tính
Một lý do khác cho lỗi này có thể là bộ nhớ bị lỗi hoặc sự cố với thiết bị lưu trữ của bạn. Tốt nhất là loại trừ những điều này bằng cách chạy các kiểm tra tương ứng.
Chạy kiểm tra ổ đĩa bằng CHKDSK
CHKDSK là một tiện ích Windows tích hợp sẵn, tự động kiểm tra và sửa chữa ổ cứng của bạn.
Chạy kiểm tra bộ nhớ bằng Windows Memory Diagnostic
Công cụ Windows Memory Diagnostic, ngoài việc khá dễ sử dụng, còn giải quyết hầu hết các vấn đề liên quan đến bộ nhớ trong Windows. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên tìm kiếm bất kỳ vấn đề nào.
Để thực hiện điều này, hãy làm theo các bước sau:
- Nhấn phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.
- Nhập mfsched.exe vào hộp văn bản và nhấn Enter. Ngoài ra, bạn cũng có thể khởi chạy Memory Diagnostic Tool bằng ứng dụng Settings.
- Trong cửa sổ mở ra, bạn có thể chọn khởi động lại máy tính của mình ngay lập tức và kiểm tra sự cố hay đợi cho đến khi thực hiện thủ công. Khi bạn đang cố gắng sửa lỗi nvlddmkm.sys, tốt nhất là chọn khởi động lại ngay lập tức.
Chờ cho đến khi quá trình kết thúc và kiểm tra xem sự cố hiện đã được khắc phục chưa.
5. Loại bỏ hoàn toàn và cài đặt lại driver card đồ họa
Bạn chỉ nên dùng tùy chọn này sau khi thử mọi phương án khác. Ngoài ra, hãy đảm bảo tạo một điểm khôi phục hệ thống đề phòng trường hợp bất kỳ điều gì xấu xảy ra. Đây là hướng dẫn tuyệt vời về cách sử dụng tính năng khôi phục hệ thống.
Để cài đặt lại driver GPU của bạn, hãy làm theo các bước sau:
Xin lưu ý rằng bản sửa lỗi này không phải lúc nào cũng hoạt động. Bạn luôn có thể quay lại phần đầu tiên của bài viết để biết các mẹo cài đặt lại driver card đồ họa của mình.
- Trên thanh tìm kiếm, nhập Device Manager và mở nó.
- Tìm Display adapters và mở rộng phần này bằng cách sử dụng mũi tên drop-down.
- Nhấp chuột phải vào GPU và nhấp vào Uninstall device.
- Trong cửa sổ xác nhận, hãy nhớ đánh dấu vào hộp kiểm Delete the driver software for this device, sau đó nhấp vào OK.
- Sau khi quá trình gỡ cài đặt hoàn tất, hãy tải xuống driver Nvidia mới nhất cho GPU của bạn từ đây. Cài đặt các driver này và khởi động lại máy tính.
- Khi máy tính của bạn khởi động, hãy điều hướng đến C:\Windows\System32\Drivers và đổi tên file nvlddmkm.sys thành nvlddmkm.sys.old
- Sau đó, mở thư mục Nvidia, thường được tìm thấy tại C:\ProgramFiles\Nvidia, tìm một file có tên nvlddmkm.sys_ và sao chép nó vào thư mục System32.
- Bây giờ, hãy mở Command Prompt với quyền admin và nhập nội dung sau:
EXPAND.exe nvlddmkm.sy_ nvlddmkm.sys
- Sau khi quá trình mở rộng hoàn tất, hãy sao chép và dán file nvlddmkm.sys mới tạo vào thư mục C:\Windows\System32\Drivers.
Sử dụng các phương pháp trên, người dùng có thể dễ dàng sửa lỗi nvlddmkm.sys “Video TDR fail” mà không cần phải thay thế GPU. Lỗi này chỉ là một trong số những lỗi phổ biến nhất mà người dùng Windows phải đối mặt. Để tránh các vấn đề như vậy trong tương lai, hãy đảm bảo bạn luôn cập nhật driver card đồ họa của mình.