Android 10 (Android Q): 47 tính năng mới bạn cần thử ngay

Android 10 là gì?

Android 10 là phiên bản Android ra mắt vào tháng 8/2019 và được gọi đơn giản là Android 10, Android Q thay vì tên của một loại bánh ngọt nào đó như thường lệ.

Hiện tại, những thiết bị Android ra mắt vào năm 2020 đều được cài đặt sẵn Android 10 hoặc các phiên bản Android tùy chỉnh chạy trên Android 10. Bạn có thể xem Danh sách thiết bị được lên Android Q cụ thể trong bài viết.

Điểm danh những tính năng mới trên Android Q

Khi nào Android Q được phát hành?

Các tính năng mới trong Android 10 (Android Q)

1. Nhận diện khuôn mặt 3D

Tính năng này do Google phát triển và tích hợp sẵn vào Android Q. Theo đó mã nguồn của Android Q cung cấp hệ thống nhận dạng khuôn mặt tiên tiến để thanh toán di động và đăng nhập ứng dụng bên cạnh việc mở khóa thiết bị.

Nhận diện khuôn mặt

2. Chặn ứng dụng truy cập clipboard

Hầu hết các ứng dụng đều có quyền truy cập và lưu trong clipboard để thuận tiện cho việc sao chép nội dung, mà không cần hỏi quyền. Điều này có thể dẫn tới tình trạng thông tin cá nhân bị rò rỉ.

Android Q loại bỏ tính năng này và sẽ giới hạn ứng dụng được đọc nội dung clipboard.

3. Ứng dụng về bản thấp hơn

Những ứng dụng đang ở phiên bản mới có thể quay về phiên bản cũ trên Android Q.

4. Lưu trữ an toàn tại bộ nhớ ngoài

Những ứng dụng trên Android Q sẽ không được phép truy cập vào ảnh, video, dữ liệu vị trí file nhạc trên thẻ nhớ microSD.

5. Quản lý vị trí

Trong bản hệ điều hành này Google tạo lệnh để ứng dụng nền truy cập dữ liệu vị trí người dùng phục vụ cho các chức năng định vị.

6. Nhận diện hoạt động

Những hoạt động mạnh như tập thể dục, chạy bộ sẽ được Android Q tự động phát hiện.

7. Quay video màn hình

Tính năng mới này được cung cấp trong bản Android Q kèm thêm menu hiện trên màn hình để bật tắt, chia sẻ video, ghi âm video theo ý muốn.

8. Nút tắt khẩn cấp

Để gọi khẩn cấp nhấn nút nguồn trong menu của Android Q.

Nút nhấn khẩn cấp

9. Cài đặt riêng tư cho cảm biến

Với Android Q, người dùng có thể tắt một số cảm biến tại Cài đặt nhanh nếu lo ngại về vấn đề rò rỉ dữ liệu cá nhân.

10. Chặn thu thập thông tin trái phép

Một tính năng mới với tên gọi Privacy Chip sẽ hiển thị ở góc dưới của màn hình. Tính năng này để cảnh báo người dùng khi có ứng dụng lấy dữ liệu cá nhân gồm vị trí, giọng nói,... Từ đó chúng ta có thể đưa ra phương án nhanh nhất để ngăn chặn hành vi này.

11. Quản lý thông báo

Thay vì chỉ có giao diện thông báo như những bản Android trước đây thì trên Android Q có thêm chặn thông báo. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể chọn xem thông báo không có tiếng, ưu tiên hiện thông báo nào trên cùng giao diện.

12. Hỗ trợ chuẩn WiFI WPA

Chắc chắn rồi, chuẩn WPA3 được hỗ trợ trên Android Q khi đã thông báo từ hè năm 2018.

13. Hiện kết nối 5G

Android Q sẽ hỗ trợ các dòng smartphone 5G khi hiển thị biểu tượng 5G và 5G+ trên giao diện.

14. Android Q chính là Android 10

Nhiều chuyên gia công nghệ cũng như người sử dụng phần nào đoán được Android Q chính là bản Android 10. Mốc thời gian hiển thị trong bản thử nghiệm là 10:10, đây chính là số thứ tự của bản Android Q.

Android 10

15. Chế độ tối màu trên toàn hệ thống

Chế độ Dark Mode

Chế độ tối màu (dark mode) trên toàn hệ thống sẽ xuất hiện trong Android Q và tất cả các ứng dụng được hỗ trợ đều chuyển sang dark theme khi được kích hoạt.

Kích hoạt tính năng dark mode khá dễ dàng. Chỉ cần vào Display settings và chọn Set dark mode là xong. Cũng có thể chọn Automatic để thay đổi theme hệ thống từ Light mode sang Dark mode và ngược lại dựa trên thời gian trong ngày.

16. Tăng cường quyền kiểm soát ứng dụng

Tăng cường kiểm soát ứng dụng

Android Pie mang đến một số tính năng bảo mật được cải thiện, cho phép người dùng có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các quyền của ứng dụng. Trong bản build bị rò rỉ, các quyền này đã được tăng cường thêm một lần nữa và người dùng có thể hạn chế các ứng dụng sử dụng vị trí trong chế độ nền, v.v...

Có vẻ như Google dự định cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát chi tiết đối với các quyền của ứng dụng và đây là một bước tiến thật tuyệt vời.

Trang Permissions cũng đã được “đại tu” về thiết kế. Các toggle (nút chuyển đổi trạng thái On/Off) khó hiểu cho mỗi ứng dụng sẽ biến mất. Các ứng dụng sẽ hiển thị trong danh sách được phép và bị từ chối cho mỗi quyền.

17. Tính năng giống Samsung Dex

Tính năng giống Samsung Dex

Có vẻ như Android Q sẽ có một tính năng tương tự như chế độ Dex của Samsung khi được kết nối với màn hình qua HDMI. Thông tin này xuất phát từ một tùy chọn mới trong phần Developer options có tên “Force desktop mode”. Thật không may, tính đến thời điểm hiện tại, tính năng này dường như không hoạt động ngay cả khi được kết nối qua cáp HDMI.

Vì thông tin này xuất phát từ bản build bị rò rỉ rất sớm, nên có thể tính năng này chưa được phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, chế độ desktop trên Android Q sẽ cực kỳ hữu ích vì người dùng sẽ có thể làm được nhiều điều hơn bình thường với chiếc điện thoại thông minh của mình.

18. Các tùy chọn mới trong Developer Options

Tùy chọn mới trong Developer Options

Có rất nhiều tùy chọn được thêm vào phần Developer Options trong bản build Android Q bị rò rỉ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các tùy chọn mới được thêm này sẽ xuất hiện trong bản Android Q chính thức. Một lần nữa, khả năng kích hoạt các cửa sổ dạng tự do được thêm vào và có một số tùy chọn mới khác như Game Update Package Preferences, shortcut ghi màn hình tích hợp, hiển thị hình nền trên AOD, v.v...

Hầu hết người dùng đã yêu cầu một trình ghi màn hình tích hợp trong Android Q và điều đó có thể sẽ trở thành hiện thực. Vẫn chưa có nhiều thông tin về tùy chọn Game Update Package Preference và những gì nó sẽ đảm nhiệm.

19. Accessibility Additions

Accessibility Additions

Dường như có một vài bổ sung cho phần Accessibility Additions cũng như các tùy chọn cho Time to take actionTime to read.

Tính năng Time to take action kiểm soát việc các thông báo yêu cầu người dùng thực hiện hành động sẽ xuất hiện trong bao lâu. Tính năng Time to read cho phép người dùng chọn thời lượng muốn đọc và thực hiện hành động trên các thông báo sẽ tự động biến mất.

Điều đáng chú ý là không phải tất cả các ứng dụng đều hỗ trợ cài đặt này và các nhà phát triển ứng dụng sẽ phải tăng thêm hỗ trợ cho tính năng này trên ứng dụng của mình.

20. Hỗ trợ TLS 1.3

Hỗ trợ TLS 1.3 được giới thiệu tại Android 10, là chuẩn bảo mật mới nhất của nền tảng HTTPS. Theo đánh giá thì tốc độ hoạt động của TLS 1.3 nhanh hơn 40% và gấp khoảng 1.2 về khả năng bảo vệ mã hóa cho tất cả các giao tiếp.

21. Hạn chế truy cập nhật ký cuộc gọi, tin nhắn

Một số ứng dụng vẫn yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập vào các dữ liệu không cần thiết, mặc dù Google cũng đã có một số thiết lập để hạn chế bớt quyền truy cập trên Play Store.

Trên Android 10 đã có thêm tùy chọn Restrict SMS & call log access để hạn chế quyền truy cập vào nhật ký cuộc gọi và tin nhắn. Nếu người dùng kích hoạt tùy chọn này sẽ chỉ có ứng dụng Điện thoại và Tin nhắn mới có thể truy cập vào dữ liệu mà thôi.

Hạn chế truy cập nhật ký cuộc gọi, tin nhắn

22. Tự động hóa nhiệm vụ

Tính năng này khá giống với Tasker và MacroDroid, thực hiện các tác vụ theo thời gian trong ngày hoặc lịch mà người dùng đã lên sẵn.

23. Cửa sổ nổi cho ứng dụng

Cửa sổ này được hiển thị theo hình chữ nhật và phủ lên trên những ứng dụng khác, có thể phóng to thu nhỏ kích thước cửa sổ nổi tùy ý.

24. Chế độ Desktop

Chế độ Desktop trên Android 10 sẽ có giao diện gồm khay chứa ứng dụng, thanh tác vụ, trung tâm điều khiển, phím tắt, cài đặt… Chế độ này cho phép người dùng sử dụng chuột máy tính để điều khiển các tác vụ.

Desktop Mode

25. Chia sẻ mật khẩu WiFi

Android 10 sẽ dùng mã QR để chia sẻ WiFi cho những thiết bị Android khác và kể cả iPhone/iPad. Để đảm bảo cho việc chia sẻ mật khẩu WiFi này người dùng cần sử dụng phương pháp bảo mật đang cài trên thiết bị.

26. Dynamic Depth cho ứng dụng bên thứ ba

Chế độ này cung cấp một vài tùy chọn làm mờ và hiệu ứng mờ chuyên dụng, tạo hình ảnh 3D hoặc hỗ trợ chụp ảnh AR.

27. Nâng cấp âm thanh và video

Android 10 được hỗ trợ thêm các codec mở rộng cho HDR10+ và AV đến từ những công ty nổi tiếng như Intel, Microsoft, Amazon, Netflix, Google nhằm tăng chất lượng video, âm thanh với tốc độ nén thấp hơn 20% so với H.265.

28. Tùy chọn mức độ rung và cảnh báo

Tùy vào tính chất của hành động mà người dùng có thể thiết lập mức độ rung khác nhau, như mức độ rung mạnh, trung bình hoặc tắt chế độ rung.

29. Sử dụng Vulkan 1.1

Vulkan 1.1 được sử dụng trên tất cả các ứng dụng cho Android 10 và bắt buộc với Android 64 bit và khuyến nghị với 32 bit.

30. Nhà mạng chặn thiết bị

Chính sách này sẽ được triển khai khi thiết bị do các nhà mạng cung cấp bị mở khóa máy để sử dụng dịch vụ di động khác với cam kết ban đầu.

31. Sử dụng cử chỉ vuốt

Cử chỉ vuốt trên Android 10 được thay thế cho 3 biểu tượng dưới màn hình. Tùy theo mỗi người dùng mà chúng ta có thể điều chỉnh độ nhạy của cử chỉ vuốt, hay thêm tùy chọn điều hướng muốn dùng.

32. Sử dụng Project Mainline để cập nhật

Trước đây người dùng phải sử dụng bản cập nhật phần mềm hoàn chỉnh thì với Android 10, chúng ta sẽ được cập nhật ngay một số thành phần riêng lẻ qua tính năng Project Mainline. Tính năng này cho phép cập nhật một số thành phần qua file APK hoặc APEX, và hiện tại chỉ áp dụng cho một số thành phần dưới đây.

  • Bảo mật: Media Codecs, Các thành phần khung truyền thông (Media Framework Components), Trình giải quyết DNS (DNS Resolver), Conscrypt.
  • Quyền riêng tư: Documents UI, Bộ điều khiển cấp phép (Permission Controller), ExtServices.
  • Tính nhất quán: Dữ liệu múi giờ (Timezone data), ANGLE (nhà phát triển chọn tham gia), Mô-đun siêu dữ liệu (Module Metadata), Thành phần mạng (Networking components), Cổng thông tin đăng nhập bắt buộc (Captive Portal Login), Cấu hình cấp phép mạng (Network Permission Configuration).

33. Vào GSI không cần mở Bootloader

Với tính năng này những nhà phát triển ứng dụng sẽ khởi động nhanh chóng khi kiểm tra ứng dụng và khởi động lại để cài đặt mà không bị mất dữ liệu.

34. Cử chỉ ghim màn hình

Android 10 có chế độ ghim màn hình bất kỳ. Để thoát chế độ này chúng ta chỉ cần vuốt lên và giữ khoảng 2 giây để về trạng thái màn hình ban đầu.

35. Giao diện tối ưu cho màn hình gập

Những chiếc smartphone màn hình gập tới đây sẽ được tối ưu hoàn toàn nhờ vào giao diện Android 10.

36. Dịch video, audio trực tiếp

Tính năng Live Captions dịch thuật trực tiếp trên Android 10 hỗ trợ cho YouTube, Instagram, Facebook và các ứng dụng chat video như Skype, Google Duo. Người dùng được lựa chọn ngôn ngữ dịch trực tiếp muốn sử dụng trong video hay trong audio.

37. Ghi âm thanh trực tiếp

Một số ứng dụng chú thích hay phụ đề giờ đây có thể thu âm thanh trực tiếp từ những ứng dụng âm thanh để tăng trải nghiệm tốt hơn.

38. Trả lời nhanh và gợi ý thông minh

Tính năng này đã được cung cấp cho Gmail để trả lời nhanh mà không cần mở ứng dụng trực tiếp.

Trả lời thông minh

39. Chế độ Focus Mode

Chế độ này giúp người dùng tập trung hơn vào công việc thông qua tùy chọn tắt thông báo của các ứng dụng, hoặc chỉ ứng dụng bạn chọn.

40. Thay đổi vị trí khóa xoay

Ở phiên bản Android 9 thì khóa xoay hiển thị ở bên phải thanh điều hướng, thì sang Android 10 khóa xoay được chuyển hướng sang bên trái màn hình, ngay phía trên Home bar.

Vị trí khóa xoay màn hình

41. Chia sẻ dữ liệu với Fast Share

Tính năng chia sẻ dữ liệu này sẽ sử dụng Bluetooth để thiết lập kết nối và Wi-Fi Dire để thực hiện chuyển file nhằm tăng tốc độ chuyển file.

42. Nâng cấp tiện ích sức khỏe kỹ thuật số

Những tiện ích sức khỏe kỹ thuật số (Digital Wellbeing) trên Google Chrome được mở rộng hơn, ngăn chặn tình trạng người dùng sử dụng quá thời gian quy định như mạng xã hội, xem video.

43. Tạm dừng thông báo ứng dụng

Trong vòng 1 ngày bạn sẽ không nhận được bất kỳ thông báo ứng dụng nào khi nhấn vào phím tắt nhanh.

44. Hẹn giờ ứng dụng trong giao diện gần đây

Trong giao diện ứng dụng gần đây người dùng có thể hẹn giờ giới hạn sử dụng ứng dụng và bộ đếm thời gian.

45. Family Link liên kết gia đình

Family Link mang lại rất nhiều hữu ích cho người dùng như kiểm soát thời gian dùng điện thoại của trẻ nhỏ, kiểm soát dùng ứng dụng hay gia hạn thêm thời gian dùng ứng dụng trong vòng 5 phút.

Tính năng Family Link

46. Nâng cấp chế độ không làm phiền

Androdi 10 mang tới chế độ không làm phiền hữu ích hơn với việc tùy chỉnh lịch trình riêng.

47. Tách biệt nhận dạng khuôn mặt

Phương thức bảo mật qua xác thực khuôn mặt trên Andrid 10 được tách biệt với Android để hỗ trợ xử lý tốt hơn cho người dùng.

Thứ Tư, 11/09/2019 15:53
4,98 👨 44.521
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thiết lập cơ bản