Lộ trình trở thành nhà phát triển Java trong năm 2024

Cuối năm 2021, Java được xếp hạng là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ hai trên bảng xếp hạng TIOBE, chỉ xếp sau Python. TIOBE đo lường mức độ phổ biến của các ngôn ngữ lập trình khác nhau và cập nhật hàng tháng.

Dựa vào đó, chúng ta có thể thấy tương lai của Java có vẻ tươi sáng và rằng nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia lập trình và nhà phát triển Java full-stack trong tương lai vẫn sẽ cao. Do vậy, nếu bạn muốn trở thành nhà phát triển Java thì hãy xem qua lộ trình dưới đây. Ngoài ra, bạn sẽ còn biết cách tận dụng tốt nhất kiến thức Java để tạo ra một sự nghiệp thú vị và có thu nhập cao.

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu nhanh về Java và vai trò của Java trong điện toán đám mây trong bối cảnh các lựa chọn nghề nghiệp của nhà phát triển.

Tóm tắt ngắn gọn về Java

Theo trang web của Java, Java là “ngôn ngữ lập trình và nền tảng điện toán được Sun Microsystems phát hành lần đầu tiên vào năm 1995.” Java là một ngôn ngữ hướng đối tượng, dựa trên lớp, có mục đích chung được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng viết mã và đã được các nhà phát triển phổ biến trong hơn 20 năm. Mã được biên dịch của ứng dụng Java (được gọi là "bytecode") chạy trên hầu hết các hệ điều hành, bao gồm Windows, Mac OS và Linux.

Java được tạo ra bởi các kỹ sư của Sun, được gọi là Green Team, dùng làm ngôn ngữ cho các thiết bị kỹ thuật số như hộp giải mã tín hiệu số và TV. Tuy nhiên, ngôn ngữ này quá phức tạp đối với máy móc vào thời điểm đó, nhưng nó lại phù hợp tuyệt vời cho lập trình Internet. Ban đầu, Java được gọi là "Greentalk", sau đó là "Oak" và cuối cùng là "Java".

Cho đến nay đã có 20 phiên bản Java được phát hành, phiên bản thứ 20 phát hành vào tháng 3 năm 2022.

Nhà phát triển Java là ai?

Một nhà phát triển Java đảm nhận việc phát triển phần mềm và ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình Java. Anh ấy/cô ấy cộng tác với các kỹ sư phần mềm và nhà phát triển web khác để sử dụng Java cho việc phát triển các ứng dụng, trang web, v.v.

Nhà phát triển Java cần phải tham gia cho đến khi kết thúc toàn bộ vòng đời phát triển của một giải pháp hoặc sản phẩm. Nhà phát triển cũng cần có khả năng phân tích và xác định các vấn đề kỹ thuật liên quan đến ngôn ngữ Java và phải đưa ra các giải pháp hiệu quả, khả thi.

Xử lý ngoại lệ

Trong Java, ngoại lệ có nghĩa là một sự kiện làm gián đoạn luồng sự kiện thông thường trong một chương trình. Xử lý ngoại lệ là một phương pháp để xử lý các lỗi runtime như RemoteException, IOExcpetion, SQLException, v.v.

Đa luồng

Một luồng trong Java đề cập đến một quy trình nhẹ đòi hỏi ít tài nguyên hơn để tạo và chia sẻ tài nguyên quy trình. Đa luồng có nghĩa là một quá trình thực thi hai hoặc nhiều luồng cùng một lúc để tận dụng tối đa CPU.

Input Output Java

Input-Output Java là một khái niệm quan trọng khi làm việc với lập trình Java. Nó bao gồm các yếu tố như đầu vào (Input), đầu ra (Output) và luồng. Đầu vào đề cập đến dữ liệu chúng ta cung cấp cho chương trình, trong khi Đầu ra là dữ liệu chúng ta nhận được từ chương trình. Luồng đại diện cho chuỗi luồng dữ liệu.

Java nâng cao

Để có một bước nhảy vọt trong việc học Java, bạn nên làm quen với các khái niệm sau:

  • Servlets
  • Java Persistence API
  • Java Database Connectivity
  • JAX-RS
  • Thymeleaf
  • Design patterns

Core Java

Core Java được sử dụng để xây dựng các ứng dụng điện toán hoặc ứng dụng dành cho máy tính. Về cơ bản, nó dựa trên kiến trúc một tầng.

Lộ trình trở thành nhà phát triển Java

Lộ trình dành cho nhà phát triển Java

Hãy cùng khám phá lộ trình trở thành nhà phát triển Java full-stack. Các nhà phát triển full-stack có thể làm việc tốt với cả phần mềm front-end và back-end (còn được gọi là phía máy khách và phía máy chủ) và tính linh hoạt này khiến họ luôn được săn đón. Full-stack developer có thể làm hầu như tất cả mọi việc.

Lưu ý rằng lộ trình dành cho nhà phát triển Java này không phải là lộ trình duy nhất để thành công. Như người ta vẫn nói, có nhiều con đường lên đỉnh núi. Tuy nhiên, lộ trình cụ thể này đưa ra một cách tiếp cận cân bằng, toàn diện và thực tế để bạn tham khảo.

Phát triển front-end

Những công cụ và kỹ năng này là nền tảng để bạn xây dựng phần còn lại của lộ trình dành cho nhà phát triển Java của mình. Bạn nên thành thạo các công cụ phát triển web cơ bản dưới đây:

  • CSS
  • HTML
  • JavaScript
  • TypeScript

Sau đó, bạn cần làm quen với các Môi trường Phát triển Tích hợp (Integrated Development Environment - IDE) dưới đây:

  • Sublime Text 3
  • Visual Studio Code IDE

Và tất nhiên, vì đang tập trung vào phát triển giao diện người dùng, nên bạn cần biết các framework front-end như:

  • Angular
  • React
  • VueJS

Cuối cùng, bạn nên làm quen với các thư viện Giao diện người dùng (User Interface - UI) như Bootstrap CSS và Material UI.

Phát triển back-end

Đối với người mới bắt đầu thì đầu tiên bạn cần thành thạo Core Java, bao gồm các tính năng của Java 8, còn được gọi là lập trình chức năng Java.

Nói về Java, các nhà phát triển back-end cũng cần học các công cụ xây dựng Java như:

  • Gradle
  • Maven

Giống như phát triển front-end, phát triển back-end cũng cần các IDE của riêng nó như:

  • Eclipse IDE
  • Intellij IDEA
  • Spring Tool Suite

Các nhà phát triển back-end cần làm việc với các cơ sở dữ liệu khác nhau, do đó họ cần phải làm quen với No SQL và các cơ sở dữ liệu quan hệ như:

  • Cơ sở dữ liệu No SQL
    • Apache Cassandra
    • MongoDB
    • RavenDB
    • Redis
  • Cơ sở dữ liệu quan hệ
    • MS-SQL Server
    • MySQL
    • Oracle
    • PostgreSQL
    • SQL Server
    • Cơ sở dữ liệu Cloud
    • CosmosDB
    • DynamoDB

Các công nghệ back-end cần thiết khác bao gồm:

  • Xây dựng DAO/Repository Layers
    • JPA/Hibernate
    • Spring Data JPA
  • Xây dựng REST APIs trong Java
    • Jersey REST Framework
    • RestEasy Framework
    • Spring Boot
  • Bảo mật REST APIs sử dụng Spring Security
    • Xác thực
    • JWT
    • Ủy quyền dựa trên vai trò

Các kỹ năng mà nhà phát triển Java bắt buộc phải có

  • Linux: Vì hầu hết các ứng dụng Java đều ở phía máy chủ nên chúng thường chạy trên các máy chủ Linux. Do đó, việc tìm hiểu một số lệnh và khái niệm Linux liên quan đến các chức năng khác nhau là rất quan trọng với nhà phát triển Java.
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật là các thành phần cơ bản của bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào. Các cấu trúc dữ liệu như danh sách Linkedin, cây nhị phân, bảng băm, hàng đợi, v.v. là những cấu trúc quan trọng cần học.
  • Các nguyên tắc cơ bản của khoa học máy tính: Trước khi học bất kỳ ngôn ngữ nào bạn cũng phải nhận thức được các nguyên tắc cơ bản. Nó giúp bạn tạo ra các ứng dụng web hoặc phần mềm mạnh mẽ.
  • SQL: Học SQL giúp bạn khắc phục các sự cố back-end như một chuyên gia.
  • Git và Github: Là một lập trình viên Java, việc làm quen với các khái niệm Git và GitHub là vô cùng quan trọng. Chúng là những hệ thống kiểm soát phiên bản phổ biến.

Công cụ xây dựng

Để xây dựng các dự án Java, bạn nên làm quen với các công cụ xây dựng khác nhau. Sau đây là một số công cụ để xây dựng dự án Java của bạn:

  • Ant
  • Maven
  • Gradle

Máy chủ

Việc triển khai sẽ sẵn sàng khi bạn đã phát triển xong ứng dụng web của mình. Triển khai xảy ra trên máy chủ; do đó, bạn nên biết về chúng. Sau đây là một số máy chủ mà bạn có thể sử dụng để triển khai các ứng dụng web của mình:

  • Weblogic
  • WebSphere
  • Jetty
  • JBOSS
  • Tomcat

API Java

API là các thành phần phần mềm rất quan trọng được đóng gói cùng với JDK. Chúng thường bao gồm các giao diện, giao diện người dùng và các lớp. Chúng tạo điều kiện cho các nhà phát triển tích hợp nhiều trang web và ứng dụng trong khi cung cấp thông tin theo thời gian thực. Sau đây là một số API Java mà bạn cần tìm hiểu:

  • Java IO
  • Java concurrency
  • Java collections framework

Java Frameworks

Java có một hệ sinh thái rộng lớn đồng nghĩa với việc có nhiều framework và thư viện khác nhau cho mọi thứ. Dưới đây là một số framework Java mà bạn nên tìm hiểu:

  • Hibernate
  • Log4j
  • JUnit
  • Spring boot
  • Spring

Kiểm thử

Kiểm thử là một kỹ năng quan trọng đối với các nhà phát triển Java, đặc biệt là kiểm thử tích hợp, kiểm thử đơn vị và kiểm thử tự động hóa.

JUnit và Mockito là hai trong số các thư viện kiểm thử và kiểm thử đơn vị nổi tiếng nhất. Các thư viện nâng cao hơn, chẳng hạn như Robot Framework và Cucumber cũng hữu ích trong nhiều trường hợp. Mặt khác, mặc dù Mockito là một thư viện rộng lớn, các thư viện khác cũng có thể hữu ích như EasyMock và PowerMock.

Thư viện tiện ích

Từ việc gửi yêu cầu HTTP đến phân tích cú pháp JSON, bạn sẽ có các thư viện để thực hiện hầu hết mọi thứ trong Java. Các thư viện tiện ích như Google Guava và Apache Commons rất quan trọng đối với bất kỳ nhà phát triển Java nào vì chúng bổ sung một cách tối ưu cho các thư viện JDK.

ORM

ORM có nghĩa là Ánh xạ quan hệ đối tượng (Object Relational Mapping). Nó là một công cụ ứng dụng trung gian nằm giữa ứng dụng web và cơ sở dữ liệu. Nó chuyển đổi dữ liệu giữa các đối tượng Java và các bảng cơ sở dữ liệu. Sau đây là một số công cụ ORM:

  • EclipseLink
  • OpenJPA
  • MyBatis
  • TopLink

Kỹ năng phát triển kiến thức chung cho lộ trình trở thành nhà phát triển Java của bạn

  • Tìm hiểu GIT và cách tạo một vài repo trên GitHub. Sẵn sàng chia sẻ code của bạn với người khác. GIT là một công cụ có giá trị cho việc kiểm soát phiên bản và quản lý dự án.
  • Làm quen với giao thức HTTP(S), các phương thức yêu cầu (DELETE, GET, OPTIONS, POST, PUT, PATCH).
  • Nếu bạn chưa trở thành chuyên gia tìm kiếm Google, hãy học cách để biến mình thành chuyên gia, đặc biệt là phải thông thạo các kỹ thuật tìm kiếm nâng cao.
  • Đọc về các thuật toán và cấu trúc dữ liệu.
  • Tìm hiểu về Docker và cách triển khai các dự án trong container Docker.
  • Tìm hiểu Jenkins để giúp bạn nắm vững các khái niệm về Tích hợp liên tục/Triển khai liên tục (CI/CD).
  • Tìm hiểu phần mềm quản lý dự án như Jira để giúp theo dõi các vấn đề và lỗi.

Triển khai

Đám mây là tương lai, do vậy hãy triển khai thành thạo với:

  • AWS Cloud
  • Azure Cloud
  • Google Cloud
  • Heroku Cloud

Kiểm thử

Hãy tự làm quen với các tài nguyên kiểm thử Hành vi, Tích hợp, Tải và Đơn vị như:

  • Assertj
  • CitrusFramework
  • Cucumber-jvm
  • Gatling
  • Hoverfly-java
  • Mockserver
  • Rest-assured
  • Truth

Ngoài ra, hãy xem xét việc học Selenium để hoàn thành các công việc kiểm thử từ đầu đến cuối.

Có một vài tài nguyên khác mà bạn có thể đưa vào lộ trình của mình. Ví dụ: Nếu thêm vào các yếu tố như Logging, Caching, Object-Relational Mapping (ORMs), API Clients, và Task Scheduling thì lộ trình của bạn sẽ cực kỳ phức tạp nhưng lại toàn diện hơn. Hơn nữa, khi bạn luôn bổ sung thêm các kỹ năng mới thì sự nghiệp nhà phát triển Java của bạn sẽ cực kỳ bền vững và có nhiều khả năng thăng tiến.

Các lựa chọn nghề nghiệp của nhà phát triển Java

Có rất nhiều nghề nghiệp mà nhà phát triển Java có thể lựa chọn. Chúng bao gồm:

  • Nhà phát triển cấp thấp: Hãy coi đây là một vị trí để bạn vào nghề. Hầu hết mọi người đều bắt đầu từ vị trí này. Các nhà phát triển cấp thấp viết, kiểm tra, phân tích và gỡ lỗi code.
  • Nhà phát triển cấp cao: Ở vai trò này, bạn phải giám sát toàn bộ dự án, viết một số phần code và đóng vai trò là người liên lạc với quản lý cấp cao.
  • Nhà phát triển web Java: Vị trí này thường nhấn mạnh vào back-end và nhà phát triển chịu trách nhiệm triển khai và duy trì code ở phía máy chủ. Vì ngày nay, nhiều máy chủ đang chuyển sang đám mây nên các nhà phát triển phải có kinh nghiệm và kỹ năng viết code trong môi trường đám mây.
  • Kiến trúc sư Java: Kiến trúc sư bình thường làm công việc thiết kế các công trình xây dựng. Trong khi đó, kiến trúc sư Java thiết kế và phát triển bố cục của ứng dụng.
  • Nhà phát triển Java EE: Những nhà phát triển này xây dựng và bảo trì phần mềm doanh nghiệp và thường được thuê bảo các doanh nghiệp lớn.
  • Nhà phát triển Java Android: Thị phần cảu hệ điều hành di động Android lớn hơn đáng kể so với iOS. Do đó, nhu cầu nhà phát triển có khả năng xây dựng hoặc bổ sung thêm các tính năng cho Android, phát triển ứng dụng Android là rất cao.

Quản Trị Mạng hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích đối với bạn.

Thứ Năm, 29/12/2022 13:56
51 👨 329
0 Bình luận
Sắp xếp theo