Top 7 kỹ năng kỹ thuật hàng đầu bạn nên thành thạo trong năm 2024

Chúng ta đang ở trên đỉnh cao của thời đại thông tin và CNTT là thống trị tối cao khi nó đang tìm đường thâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội. Điều này tạo ra cả những thách thức và những cơ hội cho mọi người.

Nếu muốn xây dựng, phát triển sự nghiệp trong ngành CNTT, bạn cần nắm vững các kỹ năng phù hợp. Vấn đề là có rất nhiều kỹ năng và đôi khi bạn không biết nên tập trung vào cái nào. Trong bài viết này, Quản Trị Mạng sẽ cùng các bạn liệt kê những kỹ năng kỹ thuật cần thiết nhất, những thứ mà bạn nên thành thạo ngay trong năm tới. Bài viết cũng có những lời khuyên giúp bạn biết cách cải thiện bộ kỹ năng của mình.

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản.

Kỹ năng kỹ thuật là gì?

Chắc chắn nhiều bạn đang tự hỏi "kỹ năng kỹ thuật là gì"? Những kỹ năng này thường được gọi là "kỹ năng cứng", là những thứ mà bạn có được thông qua các chương trình giáo dục, đào tạo và được sử dụng để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định. Do bản chất của môi trường làm việc ngày nay, hầu hết các chuyên gia đều cần phải có kiến thức về kỹ năng kỹ thuật ở một mức độ nào đó.

Chúng ta có thể chia nhỏ kỹ năng kỹ thuật thành một số loại:

  • Phân tích dữ liệu. Chúng ta sống và làm việc trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào dữ liệu. Mỗi ngày có rất nhiều dữ liệu được tạo ra và khối lượng dữ liệu khổng lồ ấy cần được xử lý bởi các chuyên gia lành nghề để quản lý, lưu trữ và tinh gọn thành các bộ dữ liệu có ích, có thể thao tác được. Các kỹ năng cụ thể bao gồm:
    • Phân tích
    • Quản lý cơ sở dữ liệu
    • Khai thác dữ liệu
    • Mô hình dữ liệu
    • Phân tích thống kê
  • Lập trình và code. Số lượng người dùng internet và thiết bị di động ngày càng tăng đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu đối với các ứng dụng và phần mềm để hỗ trợ người dùng cuối. Đổi lại, nhu cầu này đòi hỏi có thêm nhiều chuyên gia được đào tạo về lập trình và code hơn. Các kỹ năng cụ thể bao gồm:
    • Thuật toán và cấu trúc dữ liệu
    • Trí tuệ nhân tạo (AI)
    • Ngôn ngữ lập trình (ví dụ: C++, HTML, JavaScript, Python, SQL)
    • Kiểm thử phần mềm
  • Quản lý dự án. Trong môi trường làm việc công nghệ cao, việc bạn biết cách tổ chức và lãnh đạo một nhóm dự án là chưa đủ. Giờ đây, bạn cần làm quen với các chương trình kế toán, ứng dụng theo dõi hiệu suất và phần mềm lập lịch biểu. Các kỹ năng cụ thể bao gồm:
    • Phần mềm kế toán
    • Các chứng chỉ trong bộ ứng dụng văn phòng như Microsoft Office
    • Ứng dụng quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
    • Phần mềm lập kế hoạch và quản lý nhóm
    • Tiện ích ủy quyền, theo dõi và quản lý tác vụ
  • Chuyên môn truyền thông xã hội. Có rất nhiều nền tảng truyền thông xã hội và mọi người đều tham gia những cộng đồng trực tuyến theo cách này hay cách khác. Các doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp cận khách hàng, xử lý các vấn đề dịch vụ khách hàng, triển khai chương trình khuyến mãi... Ngoài ra, phương tiện truyền thông xã hội còn giúp thu thập thông tin cần thiết để phân tích dữ liệu dễ dàng hơn. Các kỹ năng cụ thể bao gồm:
    • Phân tích
    • Viết lách
    • Quản lý nội dung
    • Phương tiện kỹ thuật số
    • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
    • Nền tảng truyền thông xã hội
  • Viết tài liệu kỹ thuật. Mọi người đều có thể viết những không phải ai cũng có thể tạo ra một tài liệu kỹ thuật hoàn chỉnh. Muốn viết một tài liệu kỹ thuật, người viết phải tự làm quen với các chủ đề liên quan, tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thông tin sau đó trình bày lại nó ở dạng mà mọi người đều có thể hiểu được. Các kỹ năng cụ thể bao gồm:
    • Nghiên cứu và thu thập dữ liệu
    • Ngữ pháp và kỹ năng viết
    • Thông thạo phần mềm soạn thảo văn bản như Microsoft Word
    • Kiến thức về các chủ đề

Top 7 kỹ năng kỹ thuật hàng đầu bạn nên thành thạo

Tầm quan trọng của việc thông thạo các kỹ năng kỹ thuật

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà công nghệ xâm nhập vào mọi khía cạnh trong cuộc sống và không ngừng đổi mới. Do vậy, những chuyên gia có nhiều kỹ năng kỹ thuật hơn sẽ làm việc và phát triển tốt hơn trong môi trường này.

Nếu bạn mài giũa các kỹ năng kỹ thuật của mình, bạn sẽ trở thành sự lựa chọn ưa thích của bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Mặc dù ngành CNTT có rất nhiều vị trí nhưng những người thiện chiến, nắm vững các kỹ năng kỹ thuật sẽ tìm được vị trí mà họ mơ ước. Họ là đối thủ cạnh tranh của bạn và nếu bạn muốn mình nổi trội giữa đám đông, bạn cần phải được trang bị tốt hơn và cho nhà tuyển dụng thấy lựa chọn bạn là đúng đắn.

Ngoài ra, bạn cần nhớ rằng có rất nhiều vị trí tuyển dụng trong nhiều lĩnh vực CNTT nhưng chúng khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lý. Nếu bạn sống ở một nơi mà không có nhiều sự cạnh tranh thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thông thường, bạn sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với các đối thủ. Lúc đó, thay vì dựa vào may mắn bạn có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách nâng cao bộ kỹ năng kỹ thuật của mình.

Một số ví dụ về kỹ năng kỹ thuật

Mặc dù ngày nay có rất nhiều kỹ năng để bạn lựa chọn nhưng dưới đây là ví dụ về các kỹ năng kỹ thuật phổ biến và được tìm kiếm nhiều nhất:

  • Các công nghệ kết nối. Nếu đã quen thuộc với Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) bạn sẽ biết kỹ năng này là gì. Các công nghệ kết nối áp dụng cho các kỹ năng liên quan đến IoT, bao gồm các công cụ vật lý và cơ sở hạ tầng mạng cần thiết để sử dụng chúng. Do mức độ phổ biến ngày càng cao của IoT, chẳng có gì ngạc nhiên khi các kỹ năng công nghệ kết nối luôn được yêu cầu.
  • DevOps. DevOps là một phương pháp thiết kế ứng dụng và phần mềm được sử dụng rộng rãi. Theo Forbes, luôn có hơn 600.000 vị trí DevOps được tuyển dụng chỉ tính riêng tại Bắc Mỹ. DevOps và các kỹ năng đột phá bổ sung sẽ tăng ít nhất 17% nhu cầu trong năm tới.
  • Help desk/hỗ trợ kỹ thuật. Càng có nhiều công nghệ mới được phát hành thì càng cần có những nhân viên hỗ trợ kỹ thuật và bộ phận help desk lành nghề. Nhân viên hỗ trợ phải quen thuộc nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn như trình theo dõi cuộc gọi, báo cáo sự cố và các công cụ liên lạc khác nhau, bao gồm ứng dụng email và nhắn tin.
  • Tự động hóa CNTT. Các công việc tự động hóa CNTT đòi hỏi các kỹ năng chuyên môn dự kiến sẽ tăng gần 60% vào năm 2025. Tự động hóa CNTT đang tạo ra các hệ thống, phần mềm để giảm sự can thiệp của con người bằng cách thay thế các quy trình lặp đi lặp lại. Các chuyên gia có kỹ năng tự động hóa CNTT là người lý tưởng cho các nghề nghiệp như kỹ sư DevOps, nhà phát triển Java, nhà phát triển phần mềm và kỹ sư hệ thống.
  • Điện toán song song. Điện toán song song liên quan đến kiến trúc điện toán mà trong đó một số máy tính thực hiện đồng thời nhiều phép tính nhỏ hơn, được chia thành các phần nhỏ hơn từ một vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn. Kỹ năng công nghệ này có nhu cầu đặc biệt cao trong lĩnh vực sản xuất.
  • Bảo mật chủ động. Có hai hình thức an ninh mạng là bị động và chủ động. Bảo mật bị động sử dụng giám sát, tường lửa và các biện pháp khác để phát hiện xâm nhập và phản ứng với xâm nhập đó. Bảo mật chủ động đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện hơn đối với an ninh mạng, nhấn mạnh phòng ngừa hơn là phản ứng. Bảo mật chủ động bao gồm các kỹ năng như thử nghiệm thâm nhập (pentest), đào tạo nâng cao nhận thức về bảo mật và tìm kiếm mối đe dọa.
  • Điện toán lượng tử. Điện toán lượng tử nghe như một thứ gì đó chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, đây lại là kỹ năng kỹ thuật có rất nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Làm thế nào để cải thiện kỹ năng kỹ thuật?

Một chuyên gia công nghệ giỏi luôn phát triển, luôn tìm cách để nâng cao trình độ. Có bốn phương pháp đáng tin cậy có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng kỹ thuật.

  • Tự học. Internet có vô số hướng dẫn và tài liệu tham khảo dành cho những người muốn tự học. Chỉ cần dùng vài từ khóa Google là bạn có thể có đủ tài nguyên để nghiên cứu trong một thời gian dài. Tuy nhiên, để thành công với phương pháp này bạn cần sự kỷ luật, sự tự giác và khả năng tổ chức hợp lý.
  • Tìm người cố vấn. Chẳng có gì tuyệt vời hơn là được dẫn dắt bởi một người giàu kinh nghiệm. Đáng buồn là không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm được người cố vấn phù hợp và không phải ai cũng sẵn sàng đảm nhận vai trò đó.
  • Vừa làm vừa học. Cách học tốt nhất là vừa học vừa làm bởi nó cho phép bạn thực hành những gì mình học.
  • Tham gia các khóa học trực tuyến. Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay bạn có thể học hầu như mọi thứ theo hình thức trực tuyến.

Quản Trị Mạng hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích với bạn!

Thứ Tư, 28/12/2022 11:12
51 👨 281
0 Bình luận
Sắp xếp theo