Trải nghiệm 8 hệ điều hành cổ điển này ngay trên trình duyệt

Các hệ điều hành hiện đại luôn được người dùng yêu thích nhưng nếu muốn hồi tưởng lại những hệ điều hành cổ điển bạn phải làm sao vì rất khó để tìm và cài đặt lại chúng. Tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng vì với các trình giả lập này bạn có thể trải nghiệm hệ điều hành ngay trên trình duyệt.

Ở đây chúng ta không nói về các hệ điều hành vẫn đang chạy như Windows 7, XP mà là các hệ điều hành như Windows 95, Mac OS Lion, v.v…

1. Windows 95

Trình giả lập Windows 95

Được phát hành vào tháng 8/1995, Windows 95 là một trong những hệ điều hành của thế kỷ, đặt nền móng cho sự phát triển của Windows. Menu Start và Taskbar lần đầu tiên được ra mắt và đây cũng là hệ điều hành Windows không sử dụng MS-DOS để truy cập ổ đĩa và file.

Trình giả lập Windows 95 này chạy Windows 95 OSR2, không hỗ trợ USB và Pentium. Trong khi chạy trình giả lập, bạn có thể sử dụng các điều khiển ở góc bên phải để chuyển sang chế độ toàn màn hình và kích hoạt/vô hiệu hóa chuột. Vì đây là trình giả lập hệ điều hành dựa trên trình duyệt nên mọi thay đổi sẽ không được lưu.

2. Classic Macintosh

Trình giả lập Classic Macintosh

Quay trở lại năm 1984, Apple đã phát hành chiếc máy tính đầu tiên trong dòng sản phẩm Macintosh sau này là Mac. Nó là một máy tính mang tính đột phá, trở thành máy tính đầu tiên được bán trên thị trường cung cấp giao diện người dùng đồ họa.

Trình giả lập Macintosh này chạy System 7.0.1 với ba ứng dụng Mac đầu tiên là MacPaint, MacDraw và Kid Pix. Vì hệ điều hành này không yêu cầu tài nguyên hệ thống nhiều như trình giả lập Windows 95, nên nó sẽ tải trong trình duyệt của bạn nhanh hơn đáng kể.

3. Macintosh Plus

Trình giả lập Macintosh Plus

Hai năm sau khi giới thiệu máy tính Macintosh đầu tiên, Apple đã phát hành phiên bản tiếp theo: Macintosh Plus. Ban đầu, nó có giá là 2.600 USD. Máy tính sử dụng RAM 1MB (hỗ trợ tối đa lên đến 4MB), hỗ trợ tối đa 7 thiết bị ngoại vi và có ổ đĩa mềm 800KB.

4. Windows 3.1

Trình giả lập Windows 3.1

Windows 3.1 được tung ra thị trường vào tháng 4/1992, thay thế cho Windows 3.0 gốc. Mặc dù tên giống nhau nhưng nó có nhiều cải tiến hơn so với phiên bản trước. Một điểm đáng chú ý là lần đầu tiên hệ thống font chữ TrueType đã được sử dụng trong hệ điều hành này. Ba font chữ sẵn có là Wap Arial, Courier New và Times New Roman.

Các tính năng khác lần đầu tiên được đưa vào là icon kéo và thả, hỗ trợ chuột trong các ứng dụng MS-DOS và ứng dụng Program Manager. Giới hạn bộ nhớ theo lý thuyết là 4GB nhưng trên thực tế là 256MB.

Trình giả lập Windows 3.1 mang đến các trò chơi như Minesweeper và Solitaire, các phụ kiện như Write, Paint Brush và thậm chí truy cập vào Control Panel.

5. AmigaOS 1.2

Trình giả lập AmigaOS 1.2

Phiên bản AmigaOS 1.2 lần đầu tiên được thấy trên Commodore Amiga 500. 500 là máy tính bán chạy nhất trong Amiga. Theo công bố tại CES 1987, nó được phát hành trên toàn thế giới vào mùa xuân.

Mặc dù đây là một máy tính gia đình đa năng, nhưng cũng thích hợp cho chơi game. Các game như The Secret of Monkey Island, Lemmings, Elite và Sensible Soccer đã giành được sự hoan nghênh trên toàn thế giới.

Amiga 500 có độ phân giải từ 320 × 200 đến 640 × 400, màn hình 32 inch màu và RAM 512 KB. Trình giả lập Amiga 500 này bao gồm các ứng dụng Amiga cũ như Boing, Robocity, Juggler, Dots, Box, Lines và Speech.

6. PC DOS 5

Trình giả lập PC DOS 5

Trong khi Apple và Commodore đang giành giật vị trí trên thị trường máy tính với Mac và Amiga, IBM đã nhanh chóng trở thành đối thủ đáng gờm trong dòng sản phẩm này.

Chiếc máy tính IBM đầu tiên được bán vào năm 1981 nhưng trình giả lập PC DOS 5 này chạy trên bản cập nhật năm 1986, IBM PC XT 286.

XT 286 có RAM 640KB, ổ cứng 20MB và bộ xử lý 6MHz. PC DOS 5 đã được phát hành vào năm 1991 và đánh dấu một trong những cuộc đại tu DOS đáng kể nhất trong lịch sử của nó. Tuy nhiên, đáng chú ý hơn đây là phiên bản DOS cuối cùng mà Microsoft và IBM chia sẻ đầy đủ code.

Trình giả lập PC DOS 5 cung cấp ba trò chơi cổ điển để bạn trải nghiệm: Wolfenstein 3D, Civilization và Monkey Island.

7. Mac OS X 10.7

Trình giả lập Mac OS X 10.7

Mac OS X 10.7, còn được gọi là Mac OS X Lion, là hệ điều hành gần đây nhất trong danh sách này. Nó chỉ mới bị “xếp xó” vào tháng 7/2011.

Cũng giống như các hệ điều hành khác trong danh sách này, Mac OS 10.7 chứng kiến nhiều thứ lần đầu dành cho người dùng Apple. Ví dụ, lần đầu tiên người dùng biết đến AirDrop, ứng dụng Launcher và đây là lần đầu tiên hệ điều hành Mac sử dụng biểu tượng cảm xúc emoji và FaceTime.

Ngoài ra nó còn chứng kiến sự kết thúc của một số tính năng như Front Row, iSync và QuickTime Streaming Server.

Trình giả lập này chỉ có thể truy cập vào desktop, menu và một số thông tin hệ thống cơ bản. Tuy nhiên, bạn vẫn có cảm nhận đang sử dụng hệ điều hành Mac OX 10.7.

8. Windows 1.01

Trình giả lập Windows 1.01

Được phát hành vào tháng 11/1985, Windows 1.01 là phiên bản hệ điều hành đầu tiên có sẵn công khai của Bill Gates. Hệ điều hành này về cơ bản là một giao diện đồ họa cho MS-DOS. Thực tế Windows 1.01 chạy như một chương trình MS-DOS.

Bạn có thể truy cập vào các ứng dụng như Calculator, Calendar, Clipboard Viewer, Clock, Notepad, Paint, Reversi, Cardfile, Terminal, and Write từ trình giả lập này. Windows 1.0 cũng có trình điều khiển riêng cho video card, chuột, bàn phím, máy in và ứng dụng.

Thứ Sáu, 12/04/2019 15:12
55 👨 1.335
0 Bình luận
Sắp xếp theo