Như các bạn đã biết, Linksys là nhà sản xuất có tiếng trong lĩnh vực thiết bị mạng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Quantrimang đánh giá về Linksys E1700, một router giá rẻ của hãng này nhé!
Thiết kế của Linksys E1700
Linksys E1700 N300 là một router cơ bản với thiết kế đơn giản. Hình dạng của router hơi kỳ lạ. Đó là một hình chữ nhật phẳng với kích thước lớn, hai ăng-ten có thể tháo rời bên ngoài nhô ra từ phía sau. Có lỗ trên đế để gắn router lên tường nhằm thu được tín hiệu không dây tốt hơn.
Thông số kỹ thuật
- Chuẩn mạng: IEEE 802.11b, IEEE 802.11g, IEEE 802.11n
- Băng tần: 2.4 GHz
- Các cổng: Nguồn, Internet, Ethernet
- Đèn LED: Nguồn, Internet, Ethernet
- Nút: Reset, Wi-Fi Protected Setup
- Nhiệt độ hoạt động: 32 đến 104°F (0 đến 40°C)
- Nhiệt độ môi trường: -4 đến 140°F (-20 đến 60°C)
- Độ ẩm hoạt động: 10 đến 80% không ngưng tụ
- Tốc độ tối đa: 300Mbps
E1700 chỉ hỗ trợ 802.11n thay vì 802.11ac, vì vậy nó sẽ không phải là router nhanh nhất hiện có. Thật đáng thất vọng, E1700 cũng chỉ có khả năng sử dụng băng tần 2.4GHz và không có bất kỳ sự hỗ trợ nào cho băng tần 5GHz ít tắc nghẽn và thường cung cấp tốc độ tốt hơn. Router cũng chỉ có thông lượng tối đa trên lý thuyết là 300Mbps, tốc độ này khá chậm so với các tiêu chuẩn hiện tại.
Thiết lập Linksys E1700
Quá trình thiết lập cũng hơi phức tạp. Tài liệu kèm theo và hướng dẫn bắt đầu nhanh không hữu ích cho lắm vì nó yêu cầu bạn sử dụng đĩa CD cài đặt. Tuy nhiên, chương trình thiết lập không phát hiện được router được kết nối với hệ thống trong thử nghiệm, đây không phải là một khởi đầu tốt.
Ngoài việc là trên thực tế nhiều người sở hữu hệ thống không có ổ đĩa quang, bạn cũng sẽ thấy rất thất vọng vì tên người dùng và mật khẩu mặc định cho giao diện quản trị web không được ghi trên chính router hoặc trên tài liệu đi kèm. Điều này có nghĩa là người dùng sẽ phải truy cập trang web Linksys để tìm hiểu thông tin đăng nhập mặc định, tất nhiên bạn cần có kết nối Internet hoạt động - điều mà không phải ai cũng có sẵn nếu đang trong quá trình thiết lập router mới.
Sau khi thiết lập xong router, bạn sẽ thấy router được đặt mặc định ở mức bảo mật Wi-Fi Protected Setup (WPS). Router này sử dụng mã PIN WPS hoặc nút ghép nối WPS được tìm thấy trên chính router để thêm thiết bị vào mạng không dây, rất tiện lợi.
Tuy nhiên, router mặc định không có bất kỳ cụm mật khẩu nào để bảo mật mạng không dây, có nghĩa là ban đầu mạng không được bảo mật và bất kỳ ai cũng có thể kết nối. Đặt mật khẩu là một trong những điều đầu tiên bạn nên làm.
Mặt khác, giao diện quản trị của router đủ dễ sử dụng, với khả năng chuyển tiếp các cổng và thiết lập DNS động trong tầm tay. Vì router rất cơ bản nên không có bất kỳ cổng USB hoặc kết nối nào khác. Nếu bạn đang muốn chia sẻ bộ nhớ hoặc máy in qua mạng của mình, rất tiếc bạn phải thất vọng rồi.
Hiệu suất
Tốc độ không dây 2.4GHz của router rất kém. Với wireless adapter 802.11n tích hợp trên laptop thử nghiệm, tốc độ chỉ đạt mức 8Mbps ở khoảng cách 10m và chỉ 4,5Mbps ở khoảng cách 25m. Ít nhất router nên giữ kết nối ổn định ở khoảng cách 25m, vì một số model cơ bản cũng có thể đạt kết quả tốt hơn. Ngay cả ở khoảng cách 1m từ router, tốc độ đạt được cũng chỉ ở mức 40,1Mbps.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là môi trường thử nghiệm trong ví dụ khá khắc nghiệt, với vô số thiết bị không dây có thể gây nhiễu trên băng tần 2.4GHz. Trong môi trường gia đình, E1700 có thể hoạt động tốt hơn một chút. Hiệu suất thực sự kém hơn khi sử dụng adapter Linksys WUSB6300. Ở khoảng cách 10m với dongle, chỉ có thể ghi nhận tốc độ 3,6Mbps và 1,9Mbps ở mức 25m.
Mặc dù Linksys E1700 N300 không quá đắt (chỉ ở mức trên dưới 1 triệu đồng), nhưng hiệu suất của nó rất tệ. Router này không có lợi thế thực sự nổi trội so với router do ISP của bạn cung cấp, vì vậy nếu muốn tìm mua một router với giá cả phải chăng, bạn nên tìm một lựa chọn khác. Tham khảo: Top 7 router WiFi giá rẻ tốt nhất 2024 để biết thêm chi tiết.