Cách cài đặt Owncloud server trên Windows 10 (WSL)
Owncloud server là một giải pháp lưu trữ đám mây mã nguồn mở với khả năng phát đa phương tiện và chia sẻ file. Owncloud server có thể được cài đặt trên nền tảng Linux mà không gặp vấn đề gì, mang lại hiệu năng và độ ổn định phù hợp cho hệ thống. Tuy nhiên, những người dùng quen thuộc với hệ điều hành Windows sẽ muốn cài đặt Owncloud server bằng máy chủ web IIS của Windows hoặc phần mềm bên thứ ba như máy chủ XAMMP hoặc WAMP.
Trong hướng dẫn này, Quantrimang.com sẽ không sử dụng bất kỳ ứng dụng nào trong số chúng để cài đặt Owncloud server trên Windows 10, cũng như bất kỳ loại phần mềm máy ảo nào như Virtualbox hay VMware. Thay vì phương pháp truyền thống, bài viết sẽ sử dụng Windows subsystem for Linux (WSL) để có hiệu suất và độ ổn định tốt hơn. Ứng dụng môi trường Linux mà bài viết sẽ sử dụng là Ubuntu. Phiên bản mới nhất của Owncloud trong khi hướng dẫn này là Owncloud 10.1.0. Cùng tìm hiểu cách thực hiện nhé!
Cài đặt Owncloud server trên Windows 10 qua Ubuntu
- Bước 1: Kích hoạt Windows subsystem for Linux (WSL)
- Bước 2: Cài đặt ứng dụng Ubuntu 18.04 Linux
- Bước 3: Cài đặt Apache, MySql/MariaDB cộng với PHP trên Windows 10
- Bước 4: Kiểm tra cài đặt Windows 10 Apache
- Bước 5: Tải xuống Owncloud server thông qua kho lưu trữ trên dòng lệnh
- Bước 6: Tạo file cấu hình Owncloud cho Apache
- Bước 7: Tạo liên kết tượng trưng (symlink) cho Owncloud
- Bước 8: Cài đặt mô-đun bổ sung
- Bước 9: Tạo cơ sở dữ liệu MySQL hoặc MariaDB cho Owncloud
- Bước 10: Cài đặt, thiết lập và cấu hình Owncloud server trên Windows 10
- Bước 11: Đăng nhập Owncloud server
Bước 1: Kích hoạt Windows subsystem for Linux (WSL)
Để bật tính năng Windows subsystem for Linux trên Windows 10, hãy đi tới hộp Search, nhập Turn Windows feature on or off, nhấp chuột khi nó xuất hiện và bật tính năng WSL (Windows subsystem for Linux): Để biết thêm thông tin về điều này, hãy tham khảo bài viết: Chạy Linux trên Windows 10 không cần máy ảo, đây là 18 điều bạn nên biết.
Bước 2: Cài đặt ứng dụng Ubuntu 18.04 Linux
Từ hộp tìm kiếm Windows 10 hoặc từ danh sách chương trình, hãy tìm Microsoft Store. Khi Microsoft Store mở, hãy tìm kiếm Ubuntu 18 để tải xuống và cài đặt. Sau khi cài đặt, nhấp vào nút Launch, mở lại màn hình lệnh hoặc bash Ubuntu, từ đó bạn có thể sử dụng tất cả các lệnh Ubuntu, ngoại trừ một số lệnh trực tiếp trên Windows 10.
Bước 3: Cài đặt Apache, MySql/MariaDB cộng với PHP trên Windows 10
Trước khi cài đặt Owncloud 10.1.0. chúng ta cần thiết lập một môi trường máy chủ web về cơ bản là thiết lập LAMP. Đây là lệnh mà bạn cần thực thi để cài đặt Apache, PHP và MariaDB. Sao chép và dán lệnh bên dưới bằng cách nhấp chuột phải và sau đó nhấn Enter
.
sudo apt-get install apache2 mariadb-server libapache2-mod-php7.2
sudo apt-get install php7.2-gd php7.2-json php7.2-mysql php7.2-curl php7.2-mbstring
sudo apt-get install php7.2-intl php-imagick php7.2-xml php7.2-zip
Bước 4: Kiểm tra cài đặt Windows 10 Apache
Để kiểm tra xem Apache server có hoạt động hay không, hãy truy cập trình duyệt Windows 10 và nhập http://localhost/, http://127.0.0.1/ hoặc địa chỉ IP của máy tính cục bộ Windows 10 của bạn. Bạn có thể tìm ra địa chỉ IP bằng cách gõ ifconfig. Khi bạn nhập địa chỉ IP, trang thử nghiệm Apache sẽ mở ra. Điều đó có nghĩa là mọi thứ đều ổn và đã đến lúc chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 5: Tải xuống Owncloud server thông qua kho lưu trữ trên dòng lệnh
Bạn có thể tải xuống kho lưu trữ Owncloud trực tiếp từ trang web của nó nhưng ở đây, ví dụ đang sử dụng dòng lệnh, vì vậy sẽ rất hợp lý nếu sử dụng chính công cụ dòng lệnh để tải xuống file Owncloud server.
sudo -i
wget -nv https://download.owncloud.org/download/repositories/production/Ubuntu_18.04/
Release.key -O Release.key
apt-key add - < Release.key
echo 'deb http://download.owncloud.org/download/repositories
/production/Ubuntu_18.04/ /' > /etc/apt/sources.list.d/owncloud.list
apt-get update
apt-get install owncloud-files
Những lệnh trên sẽ tự động tải xuống và trích xuất các file Owncloud trong thư mục Apache.
Bước 6: Tạo file cấu hình Owncloud cho Apache
Bây giờ, hãy tạo một file cấu hình Owncloud bằng lệnh dưới đây:
nano /etc/apache2/sites-available/owncloud.conf
Và sau đó thêm các dòng sau vào file cấu hình để trỏ thư mục gốc Apache vào Owncloud.
Alias /owncloud "/var/www/owncloud/"
<Directory /var/www/owncloud/>
Options +FollowSymlinks
AllowOverride All
<IfModule mod_dav.c>
Dav off
</IfModule>
SetEnv HOME /var/www/owncloud
SetEnv HTTP_HOME /var/www/owncloud
</Directory>
Sau khi thêm các dòng trên, nhấn Ctrl
+O
để ghi file, sau đó nhấn Ctrl
+X
để lưu và thoát.
Bước 7: Tạo liên kết tượng trưng (symlink) cho Owncloud
Để “nói” cho Apache biết về cấu hình Owncloud, ta sẽ tạo một tham chiếu hoặc liên kết tượng trưng bằng lệnh dưới đây:
ln -s /etc/apache2/sites-available/owncloud.conf /etc/apache2/sites-enabled/owncloud.conf
Bước 8: Cài đặt mô-đun bổ sung
Thêm các mô-đun bổ sung này để Owncloud hoạt động tốt hơn:
a2enmod headers
a2enmod env
a2enmod dir
a2enmod mime
a2enmod unique_id
Sau khi thêm các mô-đun, hãy khởi động lại máy chủ Apache bằng lệnh:
sudo service apache2 restart
Bước 9: Tạo cơ sở dữ liệu MySQL hoặc MariaDB cho Owncloud
Trước hết, hãy dừng và khởi động lại MySQL/MariaDB:
sudo /etc/init.d/mysql stop
sudo /etc/init.d/mysql start
Bây giờ, hãy tạo ra một user và cơ sở dữ liệu MySQL cho Owncloud:
sudo mysql
Ví dụ đang tạo một cơ sở dữ liệu với tên gọi “owncloud”. Bạn có thể sử dụng một số tên khác nếu muốn.
CREATE DATABASE owncloud;
Bây giờ, hãy tạo một user bằng mật khẩu và đồng thời gán tất cả các quyền của cơ sở dữ liệu được tạo ở trên cho user đó. Ở đây, ví dụ đang tạo một user có tên và mật khẩu là h2smedia. Bạn có thể sử dụng tên người dùng và mật khẩu của riêng bạn:
GRANT ALL ON owncloud.* to 'h2smedia'@'localhost' IDENTIFIED BY 'enter_your_password';
Hoạt động đặc quyền Flush:
FLUSH PRIVILEGES;
Thoát khỏi MySQL bằng lệnh:
exit
Bước 10: Cài đặt, thiết lập và cấu hình Owncloud server trên Windows 10
Sau khi thực hiện lại tất cả các bước trên, hãy truy cập trình duyệt và nhập http://localhost/, http://127.0.0.1/ hoặc địa chỉ IP của máy tính cục bộ Windows 10 của bạn. Giống như những gì bạn đã làm trong khi kiểm tra Apache có hoạt động hay không ở phần trên trong bài viết này.
Tuy nhiên, lần này bạn sẽ thấy màn hình cấu hình và thiết lập Owncloud server thay vì màn hình Apache.
Hãy tạo tài khoản admin cho Windows 10 để cài đặt Owncloud. Chỉ cần nhập bất kỳ tên người dùng nào và mật khẩu nào cho cùng một tài khoản bạn muốn chỉ định làm tài khoản admin.
Ngay sau tài khoản admin, bạn sẽ thấy tùy chọn lưu trữ và cơ sở dữ liệu. Hãy nhấp vào đó và chọn tab MySQL/MariaDB. Sau đó thêm các chi tiết cơ sở dữ liệu MySQL đã tạo ở trên, nghĩa là tên người dùng và mật khẩu cho cơ sở dữ liệu là owncloud trong trường hợp này.
Cuối cùng, khi bạn đã cung cấp tất cả thông tin cho Owncloud, hãy cuộn xuống và nhấp vào nút Finish Setup.
Bước 11: Đăng nhập Owncloud server
Sau khi bạn nhấp vào nút Finish Setup, Owncloud sẽ mất vài giây để xác thực tất cả các chi tiết được cung cấp và sau đó cung cấp cho bạn một trang đăng nhập.
Đăng nhập Owncloud server bằng tài khoản admin bạn đã tạo ở trên.
Như bạn đã biết, Owncloud cũng cung cấp một ứng dụng khách, có thể sử dụng trên các hệ điều hành khác nhau để đồng bộ hóa file giữa PC/điện thoại thông minh và Owncloud server.
Trong màn hình đầu tiên xuất hiện, hãy nhấp vào một hệ điều hành mà bạn muốn tải xuống ứng dụng khách Owncloud.
Bằng cách này, bạn đọc có thể dễ dàng cài đặt Owncloud server trên Windows 10 để đạt hiệu suất và độ ổn định cao, mà không cần sử dụng bất kỳ phần mềm XAMMP hoặc WAMP nào.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Bạn nên đọc
-
Điểm qua các tính năng của Windows 10 và 11 mà Microsoft đã xóa hoặc ngừng hỗ trợ trong năm 2024
-
15 cách chỉnh độ sáng màn hình máy tính, laptop
-
Cách kích hoạt Windows Subsystem for Linux trên Windows
-
Cách tắt Windows Update trên Windows 10, tắt update win 10 vĩnh viễn
-
Cách kích hoạt Virtualization (VT) trên Windows 10 cho BlueStacks 5
-
Cách cài đặt ownCloud trên Windows
-
Cách sửa lỗi âm thanh trên Windows 10, khắc phục lỗi âm thanh Win 10
-
Cách cập nhật từ WSL lên WSL 2 trong Windows 10
-
Ubuntu 20.10: Tính năng mới, link tải Ubuntu 20.10 Groovy Gorilla
- minh nguyenThích · Phản hồi · 0 · 30/12/22
Cũ vẫn chất
-
Code Alo Chủ Tướng mới nhất 12/2024
Hôm qua -
Tổng hợp câu hỏi Nhanh như chớp mùa 2
Hôm qua -
Bitcoin là gì? Tại sao Bitcoin không phải là "tiền ảo"?
Hôm qua -
Cách sửa lỗi âm thanh trên Windows 10, khắc phục lỗi âm thanh Win 10
Hôm qua -
Cách xóa Header và Footer trong Word
Hôm qua -
Cách đổi công cụ tìm kiếm trên Safari
Hôm qua -
15 cách chỉnh độ sáng màn hình máy tính, laptop
Hôm qua -
Hướng dẫn chơi Rung Cây vàng Trúng Cây vàng trên My Viettel
Hôm qua -
Tổng hợp cách tạo mật khẩu mạnh và quản lý mật khẩu an toàn nhất
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn link vào nội dung trên Canva
Hôm qua