Cách sử dụng Darktable, công cụ miễn phí thay thế Adobe Lightroom
Khi chụp ảnh, có một lời khuyên mà bạn có thể đã từng nghe: Hãy chụp ở định dạng RAW. Nếu làm như vậy, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng các file RAW không giống như những hình ảnh khác. Bạn cần một số chương trình để mở chúng. Một trong số đó là phần mềm có tên Darktable.
Adobe Lightroom là ứng dụng nổi tiếng nhất để xử lý ảnh RAW, nhưng có rất nhiều lý do để chọn một giải pháp thay thế. Darktable là một tùy chọn mã nguồn mở miễn phí, có khả năng thay thế Lightroom.
Hướng dẫn sử dụng Darktable
Darktable là gì?
Darktable là một chương trình để xem và chỉnh sửa các file ảnh RAW. Các file RAW là những bức ảnh chưa trải qua bất kỳ quá trình xử lý nào. Không giống như JPG, RAW không bị nén. Bạn thậm chí không thể gửi chúng cho ai đó bất kỳ và mong họ có thể xem được.
Một lý do chính để sử dụng RAW và Darktable thay vì JPEG và GIMP là vì bạn có thể thực hiện các chỉnh sửa mà không cần thay đổi vĩnh viễn trên file gốc. Điều này được gọi là chỉnh sửa không phá hủy (non-destructive editing).
Darktable có hai không gian làm việc chính: Lighttable và Darkroom.
Cách sử dụng Lighttable
Lighttable là nơi bạn có thể xuất hình ảnh, chỉnh sửa siêu dữ liệu và áp dụng các thẻ. Đây cũng là nơi bạn xử lý việc đặt tên và sắp xếp hình ảnh của mình.
Bạn có thể nhập ảnh bằng bảng điều khiển ở bên trái màn hình. Chỉ cần lấy hình ảnh từ máy ảnh và sắp xếp chúng vào bộ sưu tập. Bạn cũng có thể xem thông tin chi tiết về mỗi bức ảnh.
Dưới đây là tổng quan về một số nhiệm vụ cốt lõi trong Lighttable.
Cách xuất file trong Darktable
Tùy chọn quan trọng nhất là xuất ảnh RAW sang định dạng mà bạn có thể chia sẻ. Để làm điều này, chọn Export Selected. Nhiều tùy chọn sẽ xuất hiện, hỏi cách bạn muốn đặt tên file của mình, nơi bạn muốn lưu file đó và ở định dạng nào.
Ngay cả khi bạn không thực hiện chỉnh sửa, Darktable vẫn đáng để sử dụng cho mục đích chuyển đổi các file RAW thành JPG mà bạn có thể gửi cho các thành viên gia đình hoặc upload lên web.
Cách chỉnh sửa siêu dữ liệu
Nếu chia sẻ hình ảnh của mình, bạn có thể muốn chỉ rõ ai đã chụp từng bức ảnh. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang đẩy mạnh việc chụp ảnh từ sở thích thành công việc.
Phần Metadata Editor cho bạn không gian để cung cấp một tiêu đề và mô tả những gì xảy ra trong mỗi ảnh. Bạn có thể thêm người đã chụp ảnh, ai đã xuất bản hình ảnh và giấy phép nào có sẵn trong ảnh.
Việc xóa siêu dữ liệu khỏi ảnh rất quan trọng để bảo vệ quyền riêng tư của bạn, vì vậy, đây là cách loại bỏ siêu dữ liệu khỏi ảnh của bạn trước khi chia sẻ chúng trực tuyến.
Cách thêm thẻ vào ảnh
Thẻ rất hữu ích cho việc tổ chức nội bộ các file, để phân biệt những hình ảnh nào bạn đã chỉnh sửa và hình ảnh nào chưa hoặc có lẽ bạn muốn tách ảnh chụp profile của mình khỏi chụp ảnh phong cảnh.
Bạn có thể thêm các thẻ bằng cách nhấp vào phần Tagging. Một vài thẻ đã có sẵn. Bạn có thể tạo các tag của riêng mình hoặc nhập cái bạn đã tạo trong một bản cài đặt khác của Darktable. Từ đây, bạn có thể gắn thẻ vào ảnh đã chọn.
Cách thêm thẻ địa lý vào ảnh
Khi bạn đi du lịch ở đâu đó, những địa điểm có thể trông khá giống nhau và khiến bạn nhầm lẫn. Vì vậy, hãy đánh dấu vị trí địa lý nơi một hình ảnh được chụp.
Nếu điều này nghe có vẻ hấp dẫn với bạn, hãy đến phần Geotagging để thêm file theo dõi GPX vào ảnh.
Cách sử dụng Darkroom
Darkroom là phần thao tác hình ảnh của ứng dụng. Ở đây, bạn có thể làm việc trên hình ảnh để tạo ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng.
Cách thực hiện chỉnh sửa
Ở phía bên tay phải, bạn có thể thực hiện các thao tác chạm để cải thiện hình ảnh không hoàn hảo, chẳng hạn như làm sắc nét các bức ảnh mờ, điều chỉnh cân bằng trắng và cắt bỏ những yếu tố thừa vô tình lọt vào khung hình.
Hoặc bạn có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình để thổi sức sống mới vào một shot hình. Điều chỉnh độ tương phản để làm cho đối tượng nổi bật hơn, thử nghiệm với phần màu sắc và tinh chỉnh độ sáng. Sau đó, thêm các hiệu ứng.
Darktable tổ chức tất cả các nhiệm vụ này thành những mô-đun. Một số được hiển thị theo mặc định và sắp xếp thành các phần, chẳng hạn như Favorites, Basic, Tone, Color, Correction và Effects.
Nhiều mô-đun được liệt kê trong More Modules. Nhấp vào một mô-đun sẽ tự động thêm nó vào các phần đã nói ở trên. Nhấp vào mô-đun một lần nữa để loại bỏ nó. Điều này cho phép bạn làm các tính năng bạn thường sử dụng dễ dàng truy cập và ẩn những tính năng bạn không dùng đến. Nó giúp ứng dụng khỏi bị lộn xộn và buộc bạn phải đào sâu vào các menu để thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào.
Cách theo dõi các thao tác chỉnh sửa
Ở phía bên trái, bạn có thể thấy timeline của những thay đổi được thực hiện trên hình ảnh hiện tại. Khi bạn nhấp vào phần History, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy Darktable đã tự động áp dụng một vài điều chỉnh cho hình ảnh của bạn. Bạn có thể hoàn tác chúng bằng cách quay lại bản gốc. Khi bạn làm việc, bạn cũng có tùy chọn để tự tạo các ảnh chụp nhanh của riêng mình.
Một vài tác vụ từ không gian làm việc Lighttable cũng có sẵn ở đây, chẳng hạn như Tagging và Image Information.
Các tính năng khác trong Darktable
Bây giờ bạn đã chỉnh sửa xong ảnh và xuất file của mình, bạn có thể nhấp vào Other và tìm thêm một vài cách để trình bày công việc của mình, v.v...
Sử dụng tính năng Map của Darktable
Phần này hiển thị vị trí của các ảnh được gắn thẻ địa lý của bạn trên bản đồ. Bạn có thể thêm nguồn bản đồ từ các trang web khác nhau. OpenStreetMap là mặc định, nhưng Google Maps cũng là một tùy chọn.
Sử dụng tính năng Print của Darktable
Print cung cấp cho bạn các công cụ để in hình ảnh của mình. Chọn máy in của bạn, đặt kích thước giấy, cấu hình màu, v.v... Darktable cung cấp bản xem trước trực tiếp, vì vậy bạn có thể thấy ảnh của mình xuất hiện trên trang như thế nào.
Sử dụng tính năng Slideshow của Darktable
Bạn không cần tải xuống một ứng dụng khác để trình bày ảnh của mình trong Slideshow. Darktable cũng có chức năng thực hiện việc này. Nhưng đừng hy vọng có nhiều tùy chọn. Tính năng này khá cơ bản.
Sử dụng tính năng Tethering của Darktable
Tethering cho phép bạn kết nối trực tiếp với máy ảnh và sử dụng Darktable làm kính ngắm để chụp ảnh. Darktable sử dụng thư viện gphoto2 để quản lý việc kết nối, đây là điều cần lưu ý nếu bạn gặp sự cố hoặc cần kiểm tra xem máy ảnh của bạn có được hỗ trợ hay không.
Bạn có nên sử dụng Darktable?
Darktable là một ứng dụng tuyệt vời, không chỉ bởi vì nó có sẵn miễn phí. Nhiều ứng dụng mã nguồn mở cung cấp số lượng lớn chức năng nhưng đi kèm với giao diện khiến nhiều người dùng chưa thực sự hài lòng.
Không giống như một số ứng dụng khác, Darktable là một công cụ do các nhiếp ảnh gia phát triển dành cho những người chung trí hướng. Bạn có thể điều chỉnh giao diện theo quy trình công việc của mình và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của mình.
Đây không phải là công cụ mã nguồn mở và miễn phí duy nhất cho các nhiếp ảnh. Mặc dù Darktable là một trong những trình chỉnh sửa RAW miễn phí tốt nhất, có nhiều ứng dụng miễn phí để quản lý và chỉnh sửa ảnh của bạn. Tham khảo các bài viết sau để biết thêm chi tiết:
Bạn nên đọc
-
Tổng hợp tất cả các lệnh AutoCAD
-
Cách sử dụng tính năng Color Grading trong Adobe Lightroom
-
11 phím tắt Figma hữu ích giúp làm việc nhanh hơn
-
7 ứng dụng iPad giúp nâng cao kỹ năng vẽ
-
Cách dễ nhất để bắt đầu vẽ tranh kỹ thuật số
-
Làm thiết kế Canva nổi bật bằng những thủ thuật đơn giản này!
-
Cách sử dụng công cụ Brush trong Adobe Lightroom
-
Top 6 website tạo poster miễn phí tốt nhất 2024
-
12 bí quyết thiết kế Infographic ấn tượng “hút hồn” người xem
Cũ vẫn chất
-
Cách chặn và bỏ chặn người dùng TikTok rất đơn giản
Hôm qua -
Lấy ID fb, check ID Facebook, lấy UID, cách tìm ID Facebook nhanh nhất
Hôm qua -
Google Doodle 2024: Mẹo pha trà sữa trân châu 3 sao tuyệt đối
Hôm qua -
Cách đăng ký, đăng nhập tài khoản Techcombank Mobile
Hôm qua -
Những dòng stt cô gái mạnh mẽ hay nhất
Hôm qua -
Photoshop CS6: Cách tạo khối hình học trừu tượng
Hôm qua -
Công thức tính chu vi hình tứ giác, diện tích hình tứ giác
Hôm qua 1 -
8 cách sửa lỗi “Your PC Did Not Start Correctly”
Hôm qua -
Cách xóa Header và Footer trong Word
Hôm qua -
Cách tạo mục lục trong Word tự động cho Word 2007, 2010, 2016 và 2019
Hôm qua 12