Cách cài dual boot Windows 10 và Windows Server

Có rất nhiều tình huống mà người dùng cần thiết lập khởi động dual boot như làm việc trên một ứng dụng không tương thích với hệ điều hành, cần một môi trường tách biệt để kiểm tra công cụ hoặc chỉ muốn sử dụng với một hệ điều hành khác.

Trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách cài dual boot trong Windows 10 cùng với Windows Server trên cùng một máy tính. Trong bài viết sẽ cài đặt Windows Server 2012 R2 làm hệ điều hành thứ hai trên máy tính nhưng các bước này cũng áp dụng cho Windows Server 2016 hoặc 2008 cũ hơn dựa trên cùng một nhân với Windows 7.

Có một vài điều người dùng cần lưu ý để đạt được thiết lập này. Đầu tiên là phải có đủ không gian ổ cứng. Bạn có thể sử dụng hai phân vùng trên cùng một ổ cứng nhưng nên sử dụng các ổ đĩa riêng biệt sẽ làm cho quá trình cài đặt lại dễ dàng hơn nhiều và cũng đảm bảo một hệ điều hành đang hoạt động nếu một trong những ổ đĩa này bị hỏng.

Mẹo: Một điều nữa cần kiểm tra là hệ điều hành chính đang chạy trong chế độ BIOS/Legacy chứ không phải UEFI. Người dùng có thể sử dụng UEFI nếu thích nhưng có thể gặp vấn đề khi khởi động nhiều hệ điều hành trong chế độ này.

Ngoài ra, bạn sẽ cần một số file image ISO hoặc phương tiện cài đặt cho các hệ điều hành đã chọn. Nếu đã cài đặt một trong số các hệ điều hành trên máy tính và muốn giữ nó thì bạn chỉ cần file image ISO cho hệ điều hành thứ hai.

Nếu bắt đầu với một ổ đĩa trống, bạn sẽ phải chọn hệ điều hành chính. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ cài đặt Windows 10 làm hệ điều hành chính và Windows Server 2012 R2 làm hệ điều hành thứ hai.

1. Cài đặt hệ điều hành chính

Bước này dành cho những người dùng không có hệ điều hành nào được cài đặt trên máy tính hoặc những người muốn cài đặt một thiết lập đa khởi động mới.

Kết nối hoặc lắp phương tiện cài đặt (USB, DVD) cho hệ điều hành chính, trong trường hợp này là Windows 10, và chọn nó làm thiết bị boot khi khởi động máy tính. Nhấn phím F11, F12 hoặc Escape để truy cập trình đơn boot. Mỗi nhà sản xuất sử dụng phím riêng vì vậy hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng của máy tính.

Khi đã vào màn hình cài đặt, chỉ cần thiết lập quá trình cài đặt như bình thường cho đến khi đến màn hình lựa chọn đĩa nếu đang sử dụng cùng một ổ cứng cho cả hai hệ điều hành. Đầu tiên tạo một phân vùng cho hệ điều hành chính, để lại đủ không gian trống cho hệ điều hành thứ hai. Bây giờ sử dụng không gian trống còn lại để tạo phân vùng thứ hai cho hệ điều hành dual boot.

Tạo phân vùng cho hệ điều hành

Sau khi hoàn thành việc tạo phân vùng, hãy chọn phần vùng đầu tiên và cài đặt Windows chính như bình thường.

2. Thu hẹp phân vùng hệ điều hành chính

Bước này chỉ dành cho những người có một phân vùng duy nhất với hệ điều hành chính và muốn giữ nó. Nếu không có ổ đĩa thứ hai hoặc phân vùng cho hệ điều hành thứ hai thì bạn cần phải thu nhỏ phân vùng hệ điều hành hiện tại để giải phóng không gian và tạo một phân vùng mới.

Hãy nhớ để lại không gian đủ cho hệ điều hành chính và cũng đủ cho hệ điều hành thứ hai. Sau khi thu lại phân vùng hệ điều hành chính, kích chuột phải vào không gian chưa được gán mới, chọn New simple volume và tiếp tục quá trình để tạo một phân vùng mới. Định dạng nó là NTFS và dán nhãn nó đúng cách để có thể nhận ra một cách dễ dàng khi cài đặt hệ điều hành thứ hai.

Định dạng phân vùng

3. Cài đặt hệ điều hành thứ hai

Kết nối ổ đĩa cài đặt hoặc chèn phương tiện cài đặt cho hệ điều hành thứ hai và khởi động máy tính từ đó.

Menu Boot

Đi qua trình đơn thiết lập và chọn phân vùng thứ hai, trong trường hợp này là Windows Server, làm điểm đến cho hệ điều hành thứ hai. Kết thúc cài đặt Windows như bình thường.

Cài đặt hệ điều hành thứ hai

Windows thường khởi động lại máy tính nhiều lần trong quá trình cài đặt. Khi khởi động lại lần đầu tiên bạn sẽ được nhắc với menu bootloader giống như hình ảnh dưới đây. Lúc này, chúng ta sẽ chọn hệ điều hành thứ hai mỗi lần cho đến khi quá trình cài đặt hoàn tất.

Chọn hệ điều hành thứ hai cho đến khi quá trình cài đặt kết thúc

Bây giờ đã hoàn tất quá trình thiết lập dual boot với Windows 10 và Windows Server, 2012 R2. Người dùng có thể chọn giữa hai hệ điều hành từ menu bootloader mỗi khi máy tính khởi động.

Có thể nhiều người sẽ nhận thấy rằng hệ điều hành thứ hai bây giờ là boot mặc định. Nhưng có thể thay đổi nó để khởi động cài đặt Windows khác thành hệ điều hành chính bằng cách nhấn phím Windows + R để mở cửa sổ Run, gõ msconfig và nhấn Enter hoặc nhấn OK.

Truy cập System Configuration

Thao tác này sẽ mở trình đơn System Configuration. Bây giờ mở tab Boot, chọn hệ điều hành muốn đặt làm mặc định bằng cách nhấp vào nó và sau đó nhấp vào nút Set as default. Bây giờ nhấn Apply và sau đó OK.

Chọn hệ điều hành làm hệ điều hành mặc định

Bây giờ khi khởi động máy tính, nó sẽ tự động khởi động vào hệ điều hành mặc định nếu không có tác động đầu vào của người dùng.

Các bạn có thể xem thêm:

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Thứ Hai, 06/11/2017 15:25
51 👨 5.917
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 10