Mục lục trong Google Docs hay danh mục trong Google Docs giúp người xem tài liệu dễ dàng đọc hơn, phân chia nội dung từng mục cụ thể. Việc sử dụng mục lục trong Google Docs sẽ làm cho bố cục tài liệu dễ theo dõi hơn rất nhiều. Với những người làm tài liệu trong Google Docs thì tạo mục lục Google Docs là điều cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn tạo mục lục trong Google Docs.
Mục lục bài viết
Cách tạo mục lục trong Google Docs chi tiết
Tạo thẻ tiêu đề Heading trong Google Docs
Với 1 tài liệu có nhiều mục thì bạn cần tạo các tiêu đề là Heading 1, 2, 3,... để phân tách các nội dung.
Đầu tiên bạn đặt chuột tại dòng muốn trở thành tiêu đề, sau đó bạn chọn mục Văn bản thường trên thanh công cụ.
Lúc này chúng ta sẽ thấy danh sách các thẻ tiêu đề để lựa chọn cho từng dòng tương ứng trong tài liệu, tùy thuộc vào việc bạn sắp xếp như nào.
- Tiêu đề 1 (Heading 1): Sử dụng cho các tiêu đề chính của các phần hoặc chương trong tài liệu.
- Tiêu đề 2 (Heading 2): tiêu đề phụ, các mục con của Tiêu đề 1.
- Tiêu đề 3 (Heading 3): tiêu đề con, các mục nhỏ hơn của Tiêu đề 2.
Sau khi bạn chọn tiêu đề cho tài liệu thì dòng tiêu đề đó được thay đổi kích thước so với những nội dung còn lại trong tài liệu. Bạn tiếp tục tạo tiêu đề cho những dòng nội dung khác.
Kết quả ở cạnh trái giao diện bạn nhấn vào biểu tượng 3 gạch thẳng sẽ thấy bố cục của tài liệu.
Thay đổi định dạng cho tiêu đề
Sau khi bạn tạo tiêu đề trong Google Docs thì cần đổi lại định dạng, font chữ, cỡ chữ cho phù hợp. Bạn nhấn vào tiêu đề cần chỉnh định dạng, sau đó đổi lại định dạng chữ.
Nhấn tiếp vào phần Văn bản thường, chọn đến dòng tiêu đề mà bạn đang chỉnh sửa rồi nhấn Cập nhật ‘Tiêu đề 1 ” để khớp. Khi đó tất cả các tiêu đề 1 trong tài liệu đều được định dạng như trên.
Tạo mục lục cho tài liệu Google Doc
Bước 1:
Tại vị trí bạn muốn chèn mục lục trong Google Docs, chúng ta nhấn chọn vào Chèn, sau đó nhấn tiếp vào phần Mục lục rồi chọn kiểu mục lục bạn muốn sử dụng.
Bước 2:
Kết quả bạn sẽ nhìn thấy mục lục tài liệu Google Docs như hình dưới đây.
Nhấn vào biểu tượng 3 chấm tại mục lục rồi nhấn Tùy chọn khác như hình.
Bước 3:
Ở cạnh phải giao diện người dùng sẽ thấy một số tùy chọn để thay đổi lại kiểu mục lục trong Google Docs. Bạn có thể thay đổi định dạng và chỉnh cấp độ tiêu đề với khoảng cách thụt lề là bao nhiêu mm cho phù hợp.
Ngay khi bạn áp dụng các tùy chỉnh mới thì giao diện mục lục đã thay đổi theo.
Cập nhật mục lục trong Google Docs
Trong quá trình chỉnh sửa lại tài liệu Google Docs bao gồm tiêu đề thì bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng cập nhật tại mục lục để cập nhật mục lục mới trong Google Docs.
Cách xóa mục lục trong Google Docs
Có 2 cách để bạn xóa mục lục trong Google Docs. Bạn có thể nhấn chọn biểu tượng dấu 3 chấm ở góc trái mục lục rồi chọn Xóa mục lục.
Hoặc đơn giản hơn bạn bôi đen toàn bộ vùng mục lục rồi nhấn phím Delete để xóa là được.
Video hướng dẫn tạo mục lục trong Google Docs
Cách tạo mục lục theo cách thủ công
Bạn có thể tạo mục lục theo cách thủ công. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cấu trúc mục lục và sau đó tự liên kết các tiêu đề trong tài liệu Google Doc của mình với các mục.
Bạn sẽ không thể cập nhật mục lục thủ công như mục lục mà Google Docs tự động tạo. Khi chỉnh sửa tiêu đề tài liệu, bạn sẽ phải chỉnh sửa Mục lục theo cách thủ công.
Để thực hiện việc đó, hãy bắt đầu bằng cách tạo cấu trúc mục lục của bạn. Bạn có thể chèn danh sách có dấu đầu dòng hoặc sử dụng phím Tab để thụt lề các tiêu đề. Đối với mỗi mục trong mục lục, hãy nhấp chuột phải vào mục đó và chọn Chèn đường liên kết trong menu.
Nếu các văn bản giống nhau, tiêu đề bạn muốn liên kết thường sẽ xuất hiện ở đầu các liên kết được đề xuất. Nếu không, hãy nhấp vào Tiêu đề và dấu trang ở cuối hộp gợi ý.
Bạn sẽ thấy danh sách các tiêu đề khả dụng trong tài liệu của mình. Nhấp vào tiêu đề bạn muốn chèn vào văn bản.
Nếu tài liệu của bạn có nhiều tiêu đề, bạn nên thêm mục lục trong trường hợp tài liệu sẽ được truy cập bên ngoài Google Docs, ví dụ, nếu bạn xuất tài liệu dưới dạng tài liệu PDF hoặc EPUB. Bạn thậm chí có thể tạo mục lục cho Google Slides của mình.