10 cách kiểm tra phần mềm diệt virus trên PC có đang hoạt động
Giải pháp diệt virus là một trong những chương trình quan trọng nhất cần được cài đặt vào một máy tính. Dù máy tính có kết nối Internet hay không thì mỗi người sử dụng cũng phải cài đặt một chương trình diệt virus đủ mạnh để bảo vệ các thông tin của họ khỏi các virus, malware (các phần mềm độc hại) và các file bị lây nhiễm khác. Thật khó có thể nói về phần mềm diệt virus “tốt nhất” vì mỗi người sử dụng lại có một ứng dụng yêu thích và đối với họ, giải pháp nào giúp ích cho họ thì là tốt nhất.
- 3 kiểu quét virus và thời điểm thích hợp để sử dụng
- 3 điều mà phần mềm diệt virus không thể làm được
- Bạn biết gì về các loại virus máy tính
Hiện nay, phần lớn các ứng dụng diệt virus đều chạy ở chế độ nền. Do đó, việc tiến hành làm thử một bài test để kiểm tra “độ nhạy” của ứng dụng diệt virus này cũng là rất cần thiết để chắc chắn rằng máy tính luôn trong tình trạng bảo vệ. Sau đây là một số cách giúp bạn kiểm tra xem một antivirus có hoạt động đúng hay không.
Kiểm tra phần mềm diệt virus
- Tại sao bạn nên kiểm tra phần mềm diệt virus?
- 1. COMODO Leak Test
- 2. Sử dụng một tập tin EICAR
- 3. Trojan Simulator
- 4. Cài đặt bảo mật của Windows
- 5. Kiểm tra và sửa file HOSTS
- 6. Thay thế file HOSTS
- 7. Kiểm tra tính năng bảo vệ chống Keylogger với SpyShelter
- 8. Thực hiện nhiều bài kiểm tra tấn công khác nhau với AMTSO
- 9. Kiểm tra tường lửa Internet với ShieldsUP!
- 10. Đọc kết quả kiểm tra trên AV-Comparatives
Tại sao bạn nên kiểm tra phần mềm diệt virus?
Lý do rõ ràng nhất khiến mọi người kiểm tra phần mềm diệt virus là để xem nó có hoạt động đúng cách ngay từ đầu không. Phần mềm diệt virus hoạt động bằng cách quét các file khi chúng đến và chặn những file phù hợp với cơ sở dữ liệu về định nghĩa virus. Như vậy, cách duy nhất để biết chắc chắn liệu phần mềm diệt virus có hoạt động hay không là kiểm tra nó.
Tất nhiên, mọi người không nên thử bằng cách truy cập các trang web nguy hiểm để xem liệu máy tính của mình có thể xử lý được không. Điều này giống như thử nghiệm chiếc áo giáp trên cơ thể bằng cách bước ra chiến trường thực vậy. Có những cách an toàn mà người dùng có thể kiểm tra phần mềm diệt virus của mình và xem liệu mức bảo mật có đạt yêu cầu không.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chỉ muốn kiểm tra chất lượng của phần mềm một cách đơn thuần. Đôi khi, người dùng triển khai phần mềm trong một môi trường cụ thể, theo các quy tắc nhất định hoặc với những điều kiện nhất định. Như vậy, thực hiện những thử nghiệm dưới đây là một cách tuyệt vời để xác nhận rằng không có gì có thể lọt khỏi tầm ngắm.
1. COMODO Leak Test
Cách đơn giản nhất để kiểm tra ứng dụng diệt virus trên PC có đang thực sự hoạt động hay không là sử dụng công cụ COMODO Leak test. Đây là chương trình được phát triển bởi công ty bảo mật COMODO nổi tiếng với phần mềm COMODO Antivirus.
Theo đó, COMODO Leak test sẽ kiểm tra và tạo một “giả lập” nguy cơ bảo mật. Khi đó, nếu phần mềm diệt virus trên máy tính của bạn đang hoạt động, ngay lập tức nó sẽ hiển thị thông báo cho bạn biết và chặn COMODO Leak Test ngay.
2. Sử dụng một tập tin EICAR
Nếu bạn muốn kiểm tra “sức mạnh” và sự ổn định của phần mềm diệt virus, bạn có thể làm theo một cách đơn giản với 4 bước mà một ngườI tên là Sankar Anand đã đăng trên blog của mình. Bạn nên khởi động Notepad (Click chuột phải/ New Text Document hoặc Start/ Run/ Notepad) và sau đó mở. Tiếp đó, bạn hãy ghi lạI dòng sau:
CODE: 5O!P%@AP[4\PZX54(P^)7CC)7}$EICAR-STANDARD-ANTIVIRUS-TEST-FILE!$H+H*
Bước cuối cùng là lưu file văn bản này lên desktop và quét bằng chương trình diệt virus của bạn. Nếu chương trình của bạn có thể phát hiện ra malware EICAR Test-Not Virus!! thì bạn đang sở hữu một giải pháp diệt virus mạnh. Hãy nhớ là văn bản mà bạn tạo ra không phải là virus thật, nên bạn cứ an tâm khi thử nghiệm. Sau khi kiểm tra, bạn có thể xóa file đó hoặc làm theo hướng dẫn của chương trình diệt virus. Trong hình ảnh dưới đây, bạn có thể thấy kết quả thử nghiệm vớI phần mềm diệt virus Kaspersky.
3. Trojan Simulator
Trojan Simulator là một chương trình cũng khá hữu ích để bạn kiểm tra phần mềm diệt virus của mình. Cách thức hoạt động của nó rất đơn giản, Trojan Simulator sẽ chạy một tập tin vô hại trong bộ nhớ, hay nói cách khác là nó bắt chước cách một trojan thực sự hoạt động mà không ảnh hưởng đến hệ thống của bạn. Trong trường hợp ứng dụng diệt virus phát hiện hành vi này thì có thể kết luận hệ thống của bạn tạm ổn rồi đó.
4. Cài đặt bảo mật của Windows
Kiểm tra để đảm bảo bạn có các cài đặt bảo mật nhất được cấu hình trong Windows.
Trong Windows 7, các thiết lập tường lửa và bảo mật của bạn có sẵn thông qua menu Start > Control Panel > System & Security. Chọn Action Center từ bảng điều khiển bên phải.
Đối với Windows 8 và 8.1, hãy gõ từ "action" trên màn hình Start và sau đó chọn Action Center từ kết quả.
Đối với Windows 10, nhập "security and maintenance" vào hộp tìm kiếm trên thanh tác vụ rồi chọn Security and Maintenance.
Khi đã ở trong Action Center, hãy đảm bảo rằng Windows Update được bật để bạn có thể nhận các bản cập nhật và bản sửa lỗi mới nhất, cũng như lên lịch sao lưu để đảm bảo không bị mất dữ liệu.
5. Kiểm tra và sửa file HOSTS
Một số phần mềm độc hại (malware) thêm mục nhập vào file HOSTS trên máy tính của bạn. File HOSTS này chứa thông tin về địa chỉ IP của bạn và cách chúng ánh xạ tới tên hoặc trang web của máy chủ lưu trữ. Các phiên bản khác nhau của phần mềm độc hại có thể chặn hoàn toàn kết nối Internet của bạn. Nếu bạn đã quen thuộc với nội dung bình thường của file HOSTS, bạn sẽ nhận ra các mục nhập bất thường.
Trên Windows 7, 8 và 10, file HOSTS nằm ở cùng một vị trí, trong thư mục C:\Windows\System32\drivers\etc. Để đọc nội dung của file HOSTS, chỉ cần nhấp chuột phải vào nó và chọn Notepad (hoặc trình soạn thảo văn bản yêu thích của bạn) để xem.
Tất cả các file HOSTS chứa một số nhận xét mô tả và sau đó ánh xạ tới máy của riêng bạn, như sau:
# 127.0.0.1 localhost
Địa chỉ IP là 127.0.0.1 và nó ánh xạ trở lại máy tính của riêng bạn, nghĩa là localhost. Nếu có các mục khác mà bạn không mong đợi, giải pháp an toàn nhất là thay thế toàn bộ file HOSTS hiện tại bằng file mặc định.
6. Thay thế file HOSTS
1. Đổi tên file HOSTS hiện có thành một cái gì đó khác như "Hosts.old”. Đây chỉ là bước đề phòng trong trường hợp bạn cần hoàn nguyên về sau.
2. Mở Notepad và tạo một file mới.
3. Sao chép và dán phần sau vào file mới:
# Copyright (c) 1993-2009 Microsoft Corp.
#
# This is a sample HOSTS file used by Microsoft TCP/IP for Windows.
#
# This file contains the mappings of IP addresses to host names. Each
# entry should be kept on an individual line. The IP address should
# be placed in the first column followed by the corresponding host name.
# The IP address and the host name should be separated by at least one
# space.
#
# Additionally, comments (such as these) may be inserted on individual
# lines or following the machine name denoted by a '#' symbol.
#
# For example:
#
# 102.54.94.97 rhino.acme.com # source server
# 38.25.63.10 x.acme.com # x client host
# localhost name resolution is handle within DNS itself.
# 127.0.0.1 localhost
# ::1 localhost
Lưu file này dưới dạng "HOSTS" trong cùng một vị trí với file HOSTS gốc.
7. Kiểm tra tính năng bảo vệ chống Keylogger với SpyShelter
Thật không may, file EICAR không có khả năng phát hiện ra mối đe dọa đối với bài kiểm tra này. Nó chỉ là một file mà tất cả các chương trình diệt virus cho là xấu. Điều gì xảy ra nếu một file độc hại thực sự cố tải xuống và thực hiện các hành động nguy hiểm trên PC của bạn?
SpyShelter Test Tool là một cách tuyệt vời để kiểm tra tính năng bảo vệ chống Keylogger. Về bản chất, nó là một trình ghi dữ liệu và có thể giám sát các đầu vào bàn phím, nguồn cấp dữ liệu webcam và clipboard của máy tính. Nó không làm bất cứ điều gì với thanh dữ liệu, cho biết những gì nó đang nắm giữ, nên SpyShelter không gây bất kỳ nguy cơ nào.
Bạn có thể tải xuống công cụ để xem máy tính của bạn có “tóm” được nó không. Nếu không, hãy khởi động công cụ và xem loại đăng nhập nào bạn có thể thực hiện mà không có cảnh báo từ phần mềm diệt virus. Chương trình này là một kiểm tra thực tế tuyệt vời về cách phần mềm bảo mật xử lý một chương trình độc hại thực sự chứ không chỉ là một file giả.
Nếu việc có khả năng keylogger lén lút vào hệ thống khiến bạn sợ hãi, có nhiều cách để bảo vệ bạn chống lại keylogger.
Tải SpyShelter Security Test Tool (Miễn phí).
8. Thực hiện nhiều bài kiểm tra tấn công khác nhau với AMTSO
AMTSO có một lựa chọn đa dạng những bài kiểm tra bạn có thể thực hiện đối với chương trình bảo mật của mình và là một cách tốt để kiểm tra xem có lỗ hổng nào trong hệ thống “phòng thủ” của bạn không. Như thường lệ, mọi “cuộc tấn công” đơn lẻ mà bạn có thể thực hiện không gây hại cho phần cứng, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc máy tính của mình có khả năng bị hỏng.
Những lựa chọn mà AMTSO cung cấp bao gồm bảo vệ chống lại drive-by download, phát hiện trang phishing và độ an toàn của những ứng dụng không mong muốn (potentially unwanted application). Hãy thử nghiệm tất cả để xem phần mềm bảo mật hiện tại của bạn có khả năng gặp sự cố ở đâu.
Nếu thử nghiệm không thành công, trang web sẽ cho bạn biết cách khắc phục. Sau khi thử nghiệm thất bại, hãy cuộn xuống và nhấp vào tên của nhà cung cấp phần mềm bảo mật mà bạn đang sử dụng. Bạn sẽ được chuyển đến một trang cho biết cách vá lỗ hổng trong hệ thống bảo mật của bạn.
Link tham khảo:
https://www.amtso.org/security-features-check/
9. Kiểm tra tường lửa Internet với ShieldsUP!
Tin tặc đang “lùng sục” trên Internet để tìm kiếm những lỗ hổng có thể khai thác. Nếu tìm thấy bất kỳ “cánh cổng mở” nào, chúng có thể thiết lập kết nối với máy tính mục tiêu và triển khai phần mềm độc hại nhằm phá hoại hệ thống. Rất may, có một cách để kiểm tra xem các cổng của bạn có an toàn với ShieldsUP không.
Rất dễ dàng để thiết lập thử nghiệm. Nhấp vào Proceed, sau đó chọn GRC’s Instant UPnP Exposure Test. Trang web sau đó sẽ cố gắng truy cập vào router bằng cách gửi yêu cầu thông tin. Nếu bảo mật của bạn đạt tiêu chuẩn, trang web sẽ không nhận được thông tin nào, vì tường lửa của bạn chặn các yêu cầu đến.
Link tham khảo:
https://www.grc.com/x/ne.dll?bh0bkyd2
10. Đọc kết quả kiểm tra trên AV-Comparatives
Nếu bạn không hào hứng với việc đưa phần mềm diệt virus của mình qua nhiều loại công cụ thử nghiệm khác nhau, AV-Comparatives sẽ làm tất cả công việc khó khăn cho bạn. Nhấp vào Test results sau đó chọn nhà cung cấp của bạn trong danh sách. Bạn sẽ thấy kết quả của một loạt các bài kiểm tra mà AV-Comparatives đã thực hiện, cùng với điểm tổng thể cho bạn biết mức độ hiệu quả của phần mềm diệt virus đang sử dụng.
Link tham khảo:
https://www.av-comparatives.org/consumer/
Nếu đang tự hỏi liệu phần mềm diệt virus của mình có đạt chuẩn hay không, bạn có thể tự kiểm tra nó. Không có công cụ nào được đề cập ở trên có khả năng gây hại cho máy tính, nhưng vẫn cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan chi tiết về những gì phần mềm diệt virus của bạn có thể và không thể làm được. Hãy thử các bài kiểm tra trên đây và khám phá những cách tin tặc có thể tấn công bạn!
Trên đây là 10 cách để kiểm tra xem chương trình diệt virus có đang thực sự hoạt động hiệu quả trên máy tính hay không? Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và biết thêm nhiều thủ thuật máy tính hay.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Xem thêm:
Bạn nên đọc
-
7 phần mềm antivirus miễn phí tốt nhất dành cho Mac
-
Tải nhầm malware? Hãy thử các bản sửa lỗi này trước khi khôi phục cài đặt gốc!
-
Trojan Wacatac.B!ml là gì? Làm sao để loại bỏ nó khỏi Windows?
-
Cách gỡ Avast Free Antivirus trên máy tính
-
Tại sao cần có công cụ quét phần mềm độc hại thứ hai trên hệ thống?
-
Cách phát hiện và tránh các file EXE độc hại trên Windows
-
Tại sao xóa ổ cứng không phải lúc nào cũng loại bỏ được phần mềm độc hại?
-
Malware HackTool:Win32/Keygen là gì? Cách loại bỏ ra sao?
-
5 cách nhận biết máy Mac bị nhiễm virus
Cũ vẫn chất
-
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua -
Những câu nói hay về mùa thu, lời chào mùa thu hay và ý nghĩa
Hôm qua -
5 cách tắt Update Windows 11, ngừng cập nhật Win 11
Hôm qua 14 -
Bạn đã sử dụng keo tản nhiệt đúng cách?
Hôm qua -
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
Cách sửa file MP4 bị hỏng với thủ thuật đơn giản
Hôm qua -
Đấu Trường Chân Lý Mobile (TFT Mobile)
-
70 câu ca dao, tục ngữ về học tập hay nhất
Hôm qua -
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1 -
30 lời chúc sinh nhật chồng yêu ý nghĩa và ngọt ngào
Hôm qua 1