Intel tiết lộ kết quả benchmark “thực” của dòng chip Intel thế hệ thứ 9, đả bại AMD Ryzen 3000 ở mọi tác vụ quan trọng

Còn nhớ tại sự kiện Computex 2019 mới kết thúc cách đây vài tháng, đại diện của Intel đã từng đứng trên sân khấu và rõng rạc tuyên bố sẽ chứng minh cho cả thế giới thấy rằng CPU của họ luôn tốt hơn AMD ở đa số các bài kiểm tra benchmark trong thế giới thực.

Và để khẳng định rằng mình không hề “chém gió”, Intel mới đây đã cho phát hành công khai một danh sách kết quả benchmark của các bộ xử lý thế hệ thứ 9 mới nhất nhà Intel so với các con chip Ryzen 3000 series của “kẻ ngáng đường” AMD, ở nhiều tác vụ thực tế khác nhau.

AMD vẫn đang làm rất tốt vai trò của một kẻ thách thức trước IntelAMD vẫn đang làm rất tốt vai trò của một kẻ thách thức trước Intel

Trong các bài kiểm tra benchmark của mình, Intel đã sử dụng công cụ chấm điểm khác hoàn toàn so với công cụ mà AMD sử dụng là Cinebench. Phía Intel cho rằng Cinebench trên thực tế chỉ được sử dụng bởi các reviewer, và chỉ có khoảng 0.54% người dùng thông thường đã thực sự dùng công cụ chấm điểm benchmark này.

Intel kêu gọi mọi người nên đánh giá sản phẩm theo góc độ thực tế sử dụng chứ không nên dựa vào các bài kiểm tra đơn thuần thiếu tính ứng dụng thực tiễn. Theo đó, gã “khổng lồ xanh” đưa ra một số phép thử trên các phần mềm được sử dụng nhiều trong cuộc sống thực, ví dụ như công việc, giải trí… Đồng thời ngầm nhận định rằng sở dĩ kết quả benchmark mà AMD đưa ra trước đây vượt qua được sản phẩm của Intel là do được Cinebench thiên vị mà thôi.

Theo đó, Intel đã chọn sử dụng Sysmark - thứ mà họ gọi là công cụ đánh giá benchmark công bằng và mang tính thực tiễn cao nhất hiện nay.

Sysmark - công cụ đánh giá benchmark được Intel sử dụngSysmark - công cụ đánh giá benchmark được Intel sử dụng

Với kết quả benchmark thu được, Intel ngầm khẳng định rằng thế hệ CPU thứ 9 của họ mạnh hơn hẳn so với Ryzen 3000, mọi tác vụ thực tế đều chứng minh điều này, và các con chip của AMD chỉ nhỉnh hơn ở mỗi phép thử của Cinebench mà thôi. Cụ thể như sau:

Kết quả cho thấy dòng chip thế hệ thứ 9 (Core i9 và Core i7) của Intel mạnh hơn so với Ryzen 9 3900X - cái tên đình đám nhất của đại gia đình AMD 3000. Mặc dù CPU Core i9 9900K chỉ có 8 nhân 16 luồng, nhưng lại cho hiệu suất hơn hẳn Ryzen 9 3900X sở hữu tới 12 nhân 24 luồng!

Intel ngầm khẳng định rằng thế hệ CPU thứ 9 của họ mạnh hơn hẳn so với Ryzen 3000 ở những tác vụ thường thấy Intel ngầm khẳng định rằng thế hệ CPU thứ 9 của họ mạnh hơn hẳn so với Ryzen 3000 ở những tác vụ thường thấy

Cụ thể hơn theo kết quả kiểm tra, đối với hiệu suất xử lý ứng dụng máy tính để bàn Windows (Windows desktop application performance), Core i9 9900K mạnh hơn khoảng 7%, trong khi Core i7 9700K cũng nhỉnh hơn 3% so với AMD Ryzen 9 3900X. Về mảng xử lý các tựa game bom tấn (AAA) yêu cầu khả năng xử lý cực tốt, cả Core i9 9900K lẫn Core i7 9700K vẫn đều mạnh hơn Ryzen 9 3900X lần lượt là 6% và 2%. Đối với một số phép thử khác liên quan đến khả năng tính toán và duyệt web, kết quả vẫn nghiêng về sản phẩm của Intel với mức nhỉnh hơn đạt dưới 10%.

Core i9 9900K nhỉnh hơn Ryzen 9 3900X về hiệu suất và khả năng xử lý game Core i9 9900K nhỉnh hơn Ryzen 9 3900X về hiệu suất và khả năng xử lý game

Core i7 9700K nhỉnh hơn Ryzen 9 3900X trong khả năng xử lý game cấu hình caoCore i7 9700K nhỉnh hơn Ryzen 9 3900X trong khả năng xử lý game cấu hình cao

Quan trọng hơn, kết quả kiểm tra cũng cho thấy hiệu năng sử dụng bộ nhớ của các CPU Intel cũng nhỉnh hơn so với sản phẩm của AMD. Con chip Core i7 9700K hoàn thành bài test trong 15 phút, trong khi Ryzen 9 3900X phải mất tới tận 17 phút. Kết quả tương tự cũng được chứng minh trong cả bài kiểm tra về độ trễ truyền tải dữ liệu khi sản phẩm của AMD có độ trễ lớn hơn, ở khoảng 75ns - 78ns, trong sản phẩm của Intel chỉ dừng lại ở mức 44ns mà thôi.

Sản phẩm của AMD có độ trễ truyền tải dữ liệu cao hơn so với IntelSản phẩm của AMD có độ trễ truyền tải dữ liệu cao hơn so với Intel

Đọc đến đây chắc hẳn nhiều fan Intel đã mừng thầm, nhưng xin chớ vội. Đây dù sao cũng vẫn chỉ là kết quả kiểm tra được thực hiện bởi chính Intel chứ không phải một bên trung gian có uy tín, và tất nhiên chẳng ai dại gì mà tiết lộ những kết quả bất lợi cho mình. Trên thực tế, kết quả này cũng đang gây ra nhiều tranh cãi nảy lửa trên vô số diễn đàn công nghệ, ai cũng có cho mình những lý lẽ riêng.

Tạm gác lại kết quả chấm điểm benchmark mà Intel đưa ra, hiện nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới này vẫn đang loay hoay với tiến trình 14nm, hay 10nm, trong khi đó, đối thủ AMD đã khiến cả thế giới phải nhắc đến tên mình khi cho ra mắt dòng CPU Ryzen 3000 sản xuất trên tiến trình 7nm đầu tiên trên thế giới. Về khoản này, có lẽ Intel vẫn chưa thể bắt kịp đối thủ ngay lập tức, ngay cả với các dòng sản phẩm ra mắt trong năm sau.

Việc phát triển thành công CPU trên tiến trình 7nm mang lại cho AMD lợi thế cạnh tranh đáng kể trước Intel. Trừ khi Intel có những bước đi quyết liệt hơn, AMD hoàn toàn có thể dễ dàng đánh bại “tượng đài” này trong phân khúc CPU máy tính để bàn.

Dù là không muốn, nhưng phía Intel vẫn phải thừa nhận rằng AMD đã thực sự nỗ lực, và cái cách họ thu hẹp khoảng cách giữa mình và đối thủ là rất đáng nể. Mặc dù Intel hiện vẫn là công ty giữ vị trí dẫn đầu thị trường chip xử lý, nhưng AMD cũng đã đi được một chặng đường dài và hoàn toàn có thể đe dọa “ngôi vương” của họ.

Intel cần tập trung cải tiến cũng như tung ra những sản phẩm thực sự hiệu quả, do người dùng cảm nhận và đánh giáIntel cần tập trung cải tiến cũng như tung ra những sản phẩm thực sự hiệu quả, do người dùng cảm nhận và đánh giá

Không rõ liệu kết quả đánh giá benchmark theo kiểu “tự biên, tự diễn” trên có giúp Intel lấy lại được chút lợi thế nào trên thị trường hay không. Nhưng có lẽ điều mà nhà sản xuất này cần chú trọng hơn ở thời điểm hiện tại là tập trung cải tiến cũng như tung ra những sản phẩm thực sự hiệu quả, và cái hiệu quả đó phải được chính người dùng tự cảm nhận và đánh giá!

Thứ Ba, 27/08/2019 22:29
54 👨 1.153
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ