7 đặc điểm chứng minh voi là loài động vật cực kỳ thông minh

Voi có thông minh không? Dựa trên những đặc điểm của voi, bài viết sẽ cho bạn câu trả lời.

Gần như tất cả chúng ta nghe nói rằng voi là một loài vật thông minh, và tự hào được làm việc cùng những sinh vật đáng kinh ngạc này. Cho dù chúng ta đang quan sát những con voi mẹ di chuyển trên những vùng đất khô cằn của Tsavo, dẫn đàn voi của chúng đến những nguồn tài nguyên quan trọng, hay đấu tranh để ngăn chặn những kẻ phá hoại mùa màng khét tiếng tiếp cận các trang trại cộng đồng tại địa phương, thì bộ não đáng kinh ngạc của loài voi luôn được thể hiện.

Không khó kiếm những chiến công đáng kinh ngạc về trí thông minh của loài voi trên Internet, bao gồm khả năng phân biệt các bộ lạc Kenya, bằng chứng cho thấy chúng đặt tên riêng cho nhau và thậm chí cả những câu chuyện về việc voi cố tình say xỉn. Ở bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào bộ não của loài voi và thảo luận về điều gì mang lại cho loài voi trí thông minh đáng kinh ngạc.

1. Có thể khả năng nhận biết các ngôn ngữ

Có thể khả năng nhận biết các ngôn ngữ

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Sussex ở Brighton, Anh phát hiện ra rằng những con voi châu Phi có thể phân biệt được sự khác nhau về giới tính, độ tuổi và dân tộc qua những âm thanh giọng nói của con người. Nếu giọng nói được sở hữu bởi một người có khả năng gây ra mối đe dọa cho chúng, những con voi này sẽ chuyển sang chế độ phòng ngự.

Để kiểm chứng điều này, các nhà nghiên cứu đã tìm hai người đàn ông người Kenya đến từ hai nhóm dân tộc khác nhau: người Maasai (nhóm dân tộc thuộc chủng tộc Nilotic bán du mục sinh sống ở Kenya và phía bắc Tanzania) và người Kamba. Người Maasai có tiền sử săn bắn những con voi hoang dã, trong khi đó người Kampa thì không. Các nhà nghiên cứu đã ghi âm lại giọng nói của hai người đàn ông này "Hãy nhìn kìa, nhìn kìa có một nhóm voi đang đi đến" bằng ngôn ngữ khác nhau giữa hai dân tộc và bật đoạn ghi âm lên cho những bầy voi gia đình ở Vườn quốc gia Amboseli tại Kenya. Khi những con voi nghe thấy tiếng người Maasai, tất cả chúng đều có những dấu hiệu sợ hãi, co rúm lại với nhau và di chuyển ra xa nơi phát ra giọng nói đó. Tuy nhiên, cũng cùng một câu nói đó nhưng là do một người Kamba nói thì bầy voi lại không có phản ứng gì. "Khả năng phân biệt giọng nói giữa người Maasia và người Kamba khi nói cùng một câu nói bằng ngôn ngữ của họ được cho rằng loài voi có thể phân biệt được các ngôn ngữ khác nhau", đồng tác giả nghiên cứu Graeme Shannon, một nghiên cứu sinh trao đổi về tâm lý học tại trường Đại học Sussex cho biết.

Ngoài ra còn có một số thử nghiệm khác, chúng là những đoạn ghi âm được thực hiện bởi phụ nữ và trẻ em ở một trong hai bộ tộc không làm ảnh hưởng đến voi, cũng cho thấy chúng không chỉ phân biệt được giữa các nhóm dân tộc mà còn phân biệt được cả tuổi tác và giới tính, biết rằng đàn ông có nhiều khả năng gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của chúng hơn, đặc biệt là đàn ông người Maasai.

2. Biết sử dụng các dụng cụ

Vào năm 2010, một con voi châu Á 7 tuổi có tên là Kandula đã gây ấn tượng với các nhà nghiên cứu bằng cách tận dụng công cụ từ môi trường xung quanh để hái trái cây khi nằm cao hơn so với tầm với của nó. Sau khi quan sát thấy quả ở trên cây, trong một vài ngày những trái cây này đung đưa trêu ngươi Kandula, nên Kandula đã có "khoảnh khắc aha" - khoảnh khắc tự khám phá bản thân. Kandula nhìn thấy một hộp nhựa lớn nằm gần đấy, lăn tròn chúng, từng bước một và đứng một chân lên đấy đủ cao để có thể hái được quả trên cây. Trong khi "khoảnh khắc Aha" của Kandula không đạt được kết quả ngay lập tức, Kandula bị mắc kẹt lại với quả trên cây. Kandula tiếp tục lặp lại cách đó bằng việc dùng một dụng cụ khác và thậm chí còn tìm ra cách xếp các hộp khối lại với nhau để có thể với lên cao hơn.

Tương tự như vậy, con voi Kandula đã biết sử dụng gậy để gãi mình khi mà nó không thế chạm tới được, bằng cách dùng cành cây hoặc nằm xuống cỏ. Ở một số quan sát khác, con voi khác đào một cái lỗ nhỏ để uống nước và sau đó che lỗ đó lại bằng một quả bóng được tạo ra từ việc nhai vỏ cây để ngăn chặn việc nước bay hơi, tiết kiệm cho lần sử dụng sau.

3. Hiểu ngôn ngữ cơ thể

Các nhà nghiên cứu gần đây đã quan sát được bằng chứng cho thấy những con voi có thể hiểu sự hướng dẫn bằng tay của con người. Họ đã thử nghiệm điều này bằng cách chỉ tay vào thực phẩm được giấu bên trong một trong hai chiếc hộp giống hệt nhau, sau khi quan sát hai chiếc hộp đó, một nhóm các con voi châu Phi bị giam cầm đã tiến đến gần một chiếc hộp. Không có bất kỳ sự huấn luyện nào trước đây, những con voi này đã xác định chính xác thùng chứa thức ăn mất khoảng 68% thời gian thấp hơn 5% so với cách đứa trẻ một tuổi thực hiện các bài kiểm tra tương tự. Khi các nhà nghiên cứu đứng giữa hai hộp và không chỉ điểm hướng dẫn, những con voi tiếp cận các hộp đựng một cách ngẫu nhiên.

4. Thể hiện sự cảm thông

Một nghiên cứu gần đây quan sát được những con voi châu Á thường an ủi nhau khi đau khổ. Những con voi trong nghiên cứu sử dụng cả tiếp xúc thể xác và âm thanh cũng như các cử chỉ thoải mái, chạm vào cơ thể nhau và phát tiếng chiếp chiếp nhỏ. Nghiên cứu kết luận hành vi này được "phân loại tốt nhất với những phản ứng tương tự an ủi bởi loài vượn, có thể dựa vào sự tiến hóa hội tụ của khả năng đồng cảm".

5. Than khóc về cái chết của đồng loại

Loài voi thể hiện cảm xúc, hay bất kỳ loài động vật khác, đều hiểu cái chết giống như con người. Nhưng loài voi đã chứng minh phản ứng rõ ràng với cái chết của đồng loại, thể hiện những cảm xúc thường xuất hiện ở con người như đau buồn và tang tóc. Chúng vuốt ve xương của con voi đã chết và sẽ đứng gần cơ thể đó trong nhiều giờ. Đôi khi, chúng còn cố gắng chôn hài cốt của con voi đã chết đó. Chúng không hành xử như vậy đối với các loài động vật khác. Có một bức ảnh gây xúc động được chụp bởi nhiếp ảnh gia John Chaney cho National Geographic, một con voi nữ "đi rất chậm và thể hiện sự đồng cảm khi lấy thân mình bao bọc xung quanh chiếc ngà voi đã chết. Cô ở trong tư thế này trong vài giờ ..."

6. Bắt chước giọng nói con người

Vào năm 2012, một con voi châu Á có tên là Koshik khiến các nhà nghiên cứu bối rối khi có thể nói năm chữ bằng tiếng Hàn. "Nếu xem xét kỹ kích thước khổng lồ của con voi, cuống họng dài (vocal tract )và giải phẫu khác biệt - ví dụ loài voi có một cái vòi dài thay vì môi như các loài động vật khác... và một thanh quản lớn thực sự phù hợp với giọng nói cao của huấn luyện viên, điều này thực sự đáng chú ý", Tiến sĩ Angela Stoeger, tác giả chính của một nghiên cứu về Koshik đã xuất bản trong Current Biology cho biết. Trong khi đó, gần như chắc chắn Koshik không hiểu ý nghĩa của các từ đấy, các nhà khoa học cho rằng con voi Koshik bắt chước âm thanh này như là một cách để liên kết với con người, đó là hình thức duy nhất của Koshik tiếp xúc với xã hội trong những năm tháng trưởng thành.

7. Có trí nhớ phi thường

Chắc hẳn bạn đã biết điều này, nhưng chúng ta hãy xem một số ví dụ cụ thể. Voi có thể nhớ đường đi đến các hố chứa nước khi trải qua không gian và thời gian vô cùng dài. Điều này thực sự cần thiết đối với loài voi khi sống ở sa mạc, nơi mà rất khan hiếm nước. Nghiên cứu cũng cho thấy voi thường hình thành liên kết chặt chẽ với đồng loại và có thể nhận ra bạn bè, người thân ngay cả sau khoảng thời gian dài xa cách. Vào năm 2011, tiến sĩ Shermin de Silva, hiện là giám đốc của Dự án Nghiên cứu voi Uda Walawe ở Sri Lanka cho biết: "Voi có thể theo dõi nhau qua khoảng cách lớn bằng cách gọi nhau và sử dụng khứu giác của chúng...Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng chúng có thể nhận ra bạn bè của chúng và nối lại mối quan hệ ngay cả khi xa cách trong một thời gian dài". Năm 1999, hai con voi có tên Shirley và Jenny, từng đồng hành trong một rạp xiếc, được đoàn tụ tại The Elephant Sanctuary ở Tennessee sau hơn 20 năm xa nhau. Ngay lập tức sự liên kết của chúng được thể hiện trong đoạn video trên, quay lại cuộc hội ngộ của họ.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Hai, 14/10/2024 16:35
3,314 👨 13.059
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Thế giới động vật