Tại sao con người là loài động vật linh trưởng bạo lực nhất?

So với đa số các loài động vật linh trưởng khác, con người sở hữu nhiều thói hư tật xấu có thể gây tổn hại đến đồng loại hoặc chính bản thân. Chính vì vậy, con người được cho là loài động vật "bạo lực" nhất.

Tại sao loài người lại tàn sát lẫn nhau? Đó là câu hỏi được đặt ra từ hàng thiên niên kỷ trước. Theo một nghiên cứu mới gần đây cho biết: "Ít nhất cũng có câu trả lời, rằng thực tế loài người đã tiến hóa, phát triển thành một nhánh bạo lực đặc biệt trong cây gia hệ động vật".

Iraq - nơi xảy ra các trận chiếnIraq - nơi xảy ra các trận chiến. Nguồn ảnh: ChameleonsEye | Shutterstock

"Từ loài vượn cáo cực kỳ "đáng yêu" đến loài tinh tinh vô cùng "xảo quyệt", rồi loài khỉ đột "to lớn", thứ tự loài động vật linh trưởng có vú - bao gồm cả con người - thường tàn sát những "động vật" cùng loài nhiều gấp gần 6 lần so với con số trung bình của loài động vật có vú khác" - các nhà nghiên cứu ở Tây Ba Nha đã tìm ra.

Loài cá voi rất hiếm khi tàn sát lẫn nhau, tương tự như loài dơi và loài thỏ cũng vậy. Một số loài động vật như mèo và chó đôi khi "giết hại" những con khác cùng loài. Ví dụ, khi tranh đấu giành lãnh thổ hoặc bạn tình. Tuy nhiên, hầu hết các loài động vật linh trưởng thường sử dụng bạo lực "gây chết người" với tần suất lớn hơn các nhóm động vật khác, thậm chí đôi khi chúng còn tàn sát đến chết những thành viên thân thiết trong đàn bằng các cuộc tấn công có tổ chức.

Theo kết quả được công bố vào ngày 28 tháng 9, các nhà khoa học xác định: "Con người thể hiện một mức độ gây hấn chết người giống với mô hình của các loài động vật linh trưởng. Con người đối xử bạo lực với nhau như hầu hết các loài động vật linh trưởng khác và chúng tôi đã được chứng kiến rất nhiều những "buổi bình minh" của nhân loại".

"Điều đó không có nghĩa rằng, chúng ta không thể thay đổi được cách cư xử của chúng ta", các nhà khoa học cho biết.

So với đa số các loài động vật linh trưởng khác, con người là loài "bạo lực" nhất.

Trong một nghiên cứu toàn diện, các nhà nghiên cứu khoa học - đứng đầu là José María GómezCSIC (Higher Council for Scientific Research) của Tây Ba Nha đã phân tích dữ liệu hơn 4 triệu trường hợp tử vong, trong đó số thành viên của 1.024 loài động vật có vú từ 137 phân loại gia đình, gồm khoảng 600 tổng số người, từ khoảng 50.000 năm trước đến nay. Các nhà nghiên cứu xác định số lượng mức độ bạo lực gây chết người ở các loài này.

Các nhà nghiên cứu tính toán rằng có khoảng 2% trường hợp tử vong là do nguyên nhân gây ra bởi bạo lực giữa các cá nhân - một con số phù hợp với giá trị được quan sát ở loài người thời tiền sử như người Neanderthal và hầu hết các loài linh trưởng khác.

"[Đây là một mức độ] bạo lực chúng ta chỉ nên cân nhắc những trường hợp cụ thể trong cây gia hệ loài động vật có vú tiến hóa. So sánh với các loài động vật linh trưởng khác, con người không bạo lực một cách bất thường" - Gómez có trả lời với Live Science.

Động vật linh trưởng

Tuy nhiên, con người không bạo lực như các loài động vật có vú khác, mức độ bạo lực gây chết người của con người thường thay đổi bất thường trong lịch sử - từ mức thấp trong thời gian du cư đến mức cao hơn khi cướp bóc và xâm chiếm thành công, đến mức thấp hơn trong thời đại xã hội văn minh.

"Để suy nghĩ theo hướng tích cực, điều này có nghĩa rằng văn hóa con người có thể ảnh hưởng đến mức độ di truyền tiến hóa của chúng ta về bạo lực gây chết người", các nhà nghiên cứu cho biết. "Nói cách khác, chúng ta có thể kiểm soát xu hướng hành vi của chúng ta đối với bạo lực - tuy nhiên để hiểu sâu xa, nó có thể tốt hơn so với các loài linh trưởng khác".

"Đây là một nghiên cứu thuận lợi tìm ra những kết quả quan trọng để có thể chỉ rõ được 'loài vượn giết người' trước kia của nhân loại", Douglas Fry - giáo sư và là chủ nhiệm khoa Nhân chủng học tại trường Đại học Alabama ở Birmingham cho biết. Giáo sư Fry chỉ ra những ý tưởng trước kia, được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu, trong đó có ngành Tâm lý học tiến hóa của trường Đại học Harvard và tác giả Steven Pinker rằng: "Sự bạo lực của con người hiện nay phổ biến hơn nhiều so với tổ tiên loài người ở những kỷ nguyên trước kia".

Con người

"Sử dụng một phương pháp tiếp cận sáng tạo, đặt vào ngữ cảnh con người, 'tấn công gây chết người' thuộc nhóm động vật có vú, tiến sĩ Gomez cùng đồng nghiệp của ông đã chứng minh rằng những khẳng định gần đây của Steven Pinker và những người khác về những cái chết bạo lực trong thời kỳ đồ đá là đáng sợ hơn và được phóng đại lên rất nhiều", Fry - một chuyên gia về sự tiến hóa của con người - người không tham gia nghiên cứu mới cho biết.

"Tuy nhiên, các chuyên gia khác đã lưu ý những hạn chế trong dữ liệu. Ví dụ, có thể là một đánh giá sẵn có về cái chết bạo lực của người tiền sử do thiếu chứng cứ pháp lý, cũng như gặp khó khăn trong việc so sánh các dữ liệu khác nhau về sự sống và cái chết của loài động vật có vú", theo Richard Wrangham - một giáo sư khoa Nhân sinh học tại trường Đại học Harvard - đã nghiên cứu nguồn gốc chiến tranh nhân loại - người không tham gia vào nghiên cứu mới.

Động vật linh trưởng

Wrangham cho biết ông nghi ngờ rằng con người còn đối xử bạo lực với nhau hơn những gì mà nghiên cứu đã chỉ ra.

"Chắc chắn, nguồn gốc văn hóa biến đổi thông qua xã hội theo tỷ lệ giết người ở những người trưởng thành, nhưng được coi như một loài - chúng ta thuộc về một nhóm động vật linh trưởng rằng giết người với tốc độ cực cao. Điều đó không được chỉ ra có nghĩa con người là "bình thường" trong mức độ bạo lực gây chết người...Con người thực sự rất đặc biệt" - Wrangham có trả lời trang báo Live Science.

Gómez nói: "Trớ trêu thay, bạo lực con người có thể là kết quả của xã hội, như ở các nhóm khác nhằm mục đích bảo vệ chính bản thân họ hoặc nếu không là các nguồn lực an toàn và duy trì trật tự".

"Loài động vật có lãnh thổ và xã hội cho thấy giá trị bạo lực gây chết người cao hơn đáng kể so với loài động vật có vú sống đơn độc và không có lãnh thổ riêng. Đây là một thứ cần được khám phá trong tương lai" - Gómez nói.

Thứ Năm, 29/09/2016 15:00
4,73 👨 1.716
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học