6 khuyết điểm đáng ngạc nhiên chỉ những người quá thông minh mới có

Có thể bạn nghĩ rằng: "Cuộc sống sẽ dễ dàng, hạnh phúc và tuyệt vời hơn nếu bạn là người có chỉ số IQ cao hơn nhiều so với người khác bởi trí thông minh sẽ giúp họ hoàn thành tốt bất cứ những gì họ muốn. Nhưng sự thật, thực tế cuộc sống của những người thông minh không hề hoàn hảo như những gì bạn nghĩ".

Trong một cuộc khảo sát nhỏ do trang web Quora (trang web dịch vụ hỏi đáp (Q&A) được tạo lập, trả lời và biên tập bởi cộng đồng những người sử dụng. Quora tập hợp câu hỏi và câu trả lời cho các chủ đề phát sinh trong cuộc sống hay công việc hàng ngày) thực hiện với chủ đề "Khi bạn thông minh tức là bạn đang bị nguyền rủa", đã có hơn 100 lượt comment và chia sẻ của những người thông minh trên khắp thế giới. Thông qua lời chia sẻ về mọi thứ từ những kỳ vọng quá cao mà mọi người đặt ra khiến họ liên tục gặp rắc rối đến những phiền muộn chỉ có người thông minh mới hiểu. Dưới đây là 6 vấn đề chủ yếu kích thích tư duy và giải thích dựa trên sự thật khoa học đằng sau chúng.

1. Không biết cách thể hiện cảm xúc của bản thân

Không biết cách thể hiện cảm xúc của bản thân

Một người dùng tên Marcus Geduld trên Quora thú nhận, anh biết chính xác cảm xúc của bản thân như thế nào và có thể miêu tả cho người khác biết, nhưng anh ấy chưa bao giờ cảm thấy cần phải thể hiện chúng.

"Đây là vấn đề chung của những người thông minh, đặc biệt là những người có khả năng ngôn ngữ tốt. Thay vì ngồi xuống và nói cho mọi người nghe tâm trạng của mình như thế nào, những người thông minh thường dùng vốn ngôn từ phong phú quá mức cùng cử chỉ cơ thể để thể hiện sự tức giận, bực bội, bối rối, vui mừng... Họ có thể la hét, chạy nhảy, đấm đá, nhảy cẫng lên, khóc lóc vì vui sướng. Và khi giải thích xong, mọi thứ mà tôi muốn thể hiện vẫn còn mắc kẹt ở bên trong tôi và giờ còn có cả tên của riêng nó", Marcus Geduld kể.

Sự quan sát của Geduld thường bị lẫn lộn giữa nhận thức và cảm xúc, không biết nên thể hiện cái nào trong hoàn cảnh nào. Khoa học vẫn chưa khám phá được mối liên hệ giữa hai yếu tố đó, nhưng một vài nghiên cứu cho thấy, những người có khả năng thể hiện cảm xúc cao thì khả năng nhận thức kém, ít nhất là trong công việc; và ngược lại. Nói cách khác, những người siêu thông minh dường như không cần phải dựa vào các kỹ năng cảm xúc để giải quyết vấn đề.

2. Thường chịu quá nhiều kỳ vọng

Thường chịu quá nhiều kỳ vọng

"Hiển nhiên, người thông minh luôn được mong đợi làm mọi việc một cách tốt nhất. Dù thế nào đi chăng nữa người ta không chấp nhận việc bạn gặp thất bại. Bởi họ cho rằng bạn không có bất cứ nỗi sợ hãi hoặc điểm yếu nào", người dùng có tên Roshna Nazir nói.

Hơn nữa, bạn sẽ phải hứng chịu cơn tức giận của mọi người xung quanh nếu thể hiện bản thân ở mức không tốt. "Đến một lúc nào đó, bạn sẽ bị ám ảnh bởi sự thành công, thực sự sợ hãi thất bại và dùng mọi cách để đạt được mục đích", Saurabh Mehta cho biết thêm.

Theo trích đoạn trong quyển "Smart Parenting for Smart Kids - Bố mẹ thông minh để con cái thông minh" từng được đăng tải trên PsychologyToday.com, tác giả có nói rằng nhiều ông bố, bà mẹ thường quan tâm quá mức tới những đứa trẻ thông minh và luôn hy vọng chúng sẽ làm tốt mọi thứ ở trường. Nhưng thật không may mắn, họ cho biết: "Thỉnh thoảng, họ quá tập trung vào việc hướng con cái vào những thứ khác mà quên mất rằng chúng là ai".

3. Không thể hiểu được giá trị của việc lao động vất vả

Không thể hiểu được giá trị của việc lao động vất vả

Phần lớn người dùng của Quora chia sẻ: "Lúc làm việc, những người thông minh ít cố gắng hơn những người khác. Tuy nhiên, IQ cao chỉ là một trong những yếu tố để thành công chứ không phải tất cả. Và có lẽ người thông minh không bao giờ phải phát triển đức tính kiên nhẫn, một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến vinh quang".

Theo Kent Fung cho biết: "Thông minh có thể là vấn đề khi những người thông minh thường khám phá ra từ rất sớm rằng, họ không cần phải làm việc quá vất vả mới có được thành tựu. Thế nên, họ không bao giờ rèn luyện được khả năng lao động với cường độ cao và thời gian dài".

Một nghiên cứu cho thấy: "Sự tận tâm - ví dụ làm việc chăm chỉ như thế nào - trên thực tế được cho là có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với một số kiểu thông minh". Các nhà nghiên cứu nói rằng: "Đôi khi, những người quá thông minh có thể cảm thấy như họ không cần làm việc chăm chỉ để đạt được những gì mà họ muốn".

4. Những người có trí thông minh cao thường có xu hướng sửa sai cho người khác trong những cuộc nói chuyện

Những người có trí thông minh cao thường có xu hướng sửa sai cho người khác trong những cuộc nói chuyện

Khi nhận ra một số người nói điều hoàn toàn không chính xác, những người thông minh khó có thể kiềm chế được sự thôi thúc làm rõ vấn đề. Tuy nhiên, trên thực tế có thể bạn đã quá nhạy cảm khiến người khác cảm thấy xấu hổ và bị xúc phạm bởi những hành động đó - hoặc có nguy cơ mất đi một số bạn bè.

"Những kẻ thông minh thường bị bạn bè ghét vì hay ngắt lời bạn bè trong những cuộc trò chuyện hàng ngày để đính chính thông tin mà họ cho là chưa đúng. Trí thông minh biến bạn trở thành một kẻ vô công rồi nghề, khi sửa chữa lời thoại của mọi người, họ sẽ ngừng nói rồi nhìn quanh và không thèm nói chuyện với bạn nữa", Raxi Karramreddy bình luận.

5. Có xu hướng phức tạp hóa vấn đề

Có xu hướng phức tạp hóa vấn đề

Một trong những vấn đề chung mà thành viên tham gia thảo luận trong đề tài của Quora nhận ra là những người thông minh dường như dành quá nhiều thời gian cho việc suy ngẫm và phân tích bất cứ vấn đề gì.

Đối với một thứ gì đó, những người thông minh có thể dễ dàng tìm ra những ý nghĩa tồn tại mọi nhận thức và trải nghiệm. "Nhiều khi suy nghĩ đến kiệt sức rồi chợt nhận ra rằng, điều đó chẳng có bất cứ ý nghĩa gì. Họ mù quáng đi tìm câu trả lời trong nhiều vấn đề mà không có câu trả lời và khiến bạn muốn phát điên lên", Akash Ladha tiết lộ.

Quả thực, một nghiên cứu được công bố rộng rãi trong năm 2015 nhận ra rằng những cử chỉ thông minh thường đi kèm với sự lo lắng và trầm ngâm. Hơn nữa, nhiều khi vấn đề vô cùng đơn giản nhưng do quá chú tâm đến những tiểu tiết và đào sâu nghiên cứu những thứ râu ria, những người thông minh biến chuyện nhỏ trở thành chuyện to còn chuyện to trở thành chuyện khủng khiếp mà không thể đưa ra được sự lựa chọn. Tirthankar Chakraborty có viết: "Khi tìm hiểu quá chi tiết về một vấn đề nào đó trong quyết định, đặc biệt là xu hướng phân tích kết quả thu được quá mức, khiến bạn không bao giờ thực hiện được chúng".

6. Giới hạn sự hiểu biết và nhận thức

Giới hạn sự hiểu biết và nhận thức

Những người thông minh luôn có sự đánh giá nhất định về hiểu biết và thiếu sót của bản thân, mà những người kém thông minh hơn thì không. Họ biết rằng bản thân không thể biết tất cả mọi thứ và hiểu "tất cả" theo nghĩa đơn giản vì xác định được khả năng của mình ở đâu. Hơn thế, họ cũng sẽ không cảm thấy vui vẻ, hài lòng với những gì đã biết.

Mike Farkas có viết: "Thông minh là một lời nguyền khi bạn biết càng nhiều, bạn càng cảm thấy rằng mình chẳng biết gì". Quan sát của Farkas gợi nhớ lại một nghiên cứu thông thường được thực hiện bởi Justin Kruger và David Dunning, nhận ra càng ít thông minh, càng đánh giá cao khả năng nhận thức của bản thân và ngược lại. Những người cực thông minh hiểu rõ họ không và sẽ không bao giờ biết được tất cả mọi thứ trên đời hoặc toàn bộ về 1 điều gì đó. Điều này có thể khiến họ người rơi vào trạng thái bị bực bội.

Nếu bạn không phải là người có chỉ số IQ cao ngất ngưởng thì chúng tôi đảm bảo rằng: tất cả các mục tiêu lớn đều phải cần rất nhiều thời gian hoàn thành. Tức là, nếu không có tính kiên nhẫn, bạn sẽ chẳng đạt được bất cứ thành tựu nào hết.

"Những điều tốt đẹp đơn giản là không bao giờ xuất hiện chỉ sau một đêm. Chúng ta cần thời gian nuôi dưỡng, vun đắp và tiêu tốn nhiều suy nghĩ. Tuổi trẻ có nhiều nông nổi và lỗi lầm, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết cách rút ra bài học sau những kinh nghiệm thương đau đó. Kiên nhẫn chính là đức tính tiên quyết để thành công", người dùng Steve Kobrin kết luận.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Sáu, 20/01/2017 14:50
4,76 👨 5.970
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống