Video: Quy trình sản xuất điện của nhà máy thủy điện

Thủy điện được xem là nguồn năng lượng tái tạo bền vững nhờ vòng tuần hoàn của nước dưới sự tác động của Mặt trời sử dụng turbine và máy phát điện để chuyển hóa sức nước thành điện năng.

Cấu tạo của một nhà máy thủy điện

1. Đập (Dam) chứa nước tạo ra một hồ chứa lớn.

2. Ống dẫn nước (Penstock) đến tuabin.

3. Tua bin (Turbine) gắn liền với máy phát điện ở phía trên nhờ một trục. Loại tuabin phổ biến dùng cho nhà máy thủy điện là Turbine Francis, có hình dạng giống như một đĩa lớn với những cánh cong. Mỗi chiếc tuabin có khối lượng lên tới khoảng 172 tấn và quay với tốc độ 90 vòng mỗi phút.

4. Máy phát điện (generator) gồm một loạt các nam châm khổng lồ quay quanh cuộn dây đồng.

5. Biến áp (Transformer) đặt bên trong nhà máy điện tạo ra dòng điện xoay chiều AC và chuyển đổi nó thành dòng điện có điện áp cao hơn.

6. Đường dây điện (Power Lines): Gồm ba dây pha của năng lượng điện được sản xuất và một dây trung tính.

7. Cống xả (Outflow): Đưa nước chảy qua các đường ống và chảy vào hạ lưu sông.

Nguyên lý hoạt động của nhà máy thủy điện

Nguyên lý hoạt động của một nhà máy thủy điện

Quá trình vận hành nhà máy thủy điện gồm có bốn giai đoạn chính:

1. Dòng nước với áp lực lớn chảy qua các ống thép lớn được gọi là ống dẫn nước có áp tạo ra các cột nước khổng lồ với áp lực lớn đi vào bên trong nhà máy.

2. Nước chảy mạnh làm quay tuabin của máy phát điện, năng lượng cơ học được chuyển hóa thành điện năng.

3. Điện tạo ra đi quá máy biến áp để tạo ra dòng điện cao thế.

4. Dòng điện cao thế sẽ được kết nối vào mạng lưới phân phối điện và truyền về các thành phố.

Để biết rõ điện được sản xuất như thế nào, các bạn xem chi tiết về cơ chế hoạt động của đập thủy điện trong video dưới đây nhé.

Thứ Hai, 28/09/2020 14:50
4,118 👨 35.167
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hà Nguyễn
    Hà Nguyễn cho mình xin video được không ạ.
    Thích Phản hồi 22/12/20
    ❖ Video Khoa học