10 sự thật về đập Tam Hiệp, con đập khổng lồ đã làm chậm quá trình quay của Trái Đất

Đập Tam Hiệp Trung Quốc là một con đập có quy mô lớn đến mức nó thực sự đã làm chậm vòng quay Trái đất. Dưới đây là 10 sự thật về con đập khổng lồ này của Trung Quốc.

Tôn Trung Sơn, cha đẻ ý tưởng Đập Tam Hiệp

Từ năm 1919, Tôn Trung Sơn đã đề xuất ý tưởng xây dựng một con đập không chỉ giúp kiểm soát lũ sông Dương Tử, mà còn thể hiện sức mạnh mới của Trung Quốc. Ý tưởng này được ông đưa ra trong một bài báo có tiêu đề "Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp".

Quy mô khổng lồ của đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp được làm bằng thép và bê tông, đập thép dài 2,33km, đỉnh đập cao 185m so với mực nước biển.

Để xây dựng con đập khổng lồ này Trung Quốc đã huy động 510.000 tấn thép, đủ để xây dựng được 60 tháp Eiffel, biểu tượng của nước Pháp.

Quy mô khổng lồ của đập Tam Hiệp

Con đập khổng lồ này được thiết kế để đáp ứng mực nước ở mức 175m hoặc chảy tới 70.000m3 mỗi giây. Theo quan chức Trung Quốc, mực nước hiện tại của con đập ở mức 147m và 26.500m3 mỗi giây, hoàn toàn an toàn.

Vùng hồ chứa của đập Tam Hiệp có chiều dài trung bình khoảng 660km và rộng 1,12km. Vùng hồ chứa có tổng diện tích bề mặt nước là 1045km2, thể tích là 39,3km3 và tổng diện tích đất bị ngập nước của hồ sau khi hoàn thành là 632km2.

Kinh phí khổng lồ để xây dựng đập Tam Hiệp

Ước tính tổng chi phí xây dựng của con đập rơi vào khoảng 25 tỷ USD. Tuy nhiên, sau khi công trình này được hoàn thành, chi phí xây đập đã tăng lên đến mức 37,23 tỷ USD.

Mục đích xây dựng đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp được thiết kế với mục đích kiểm soát lũ, sản xuất thủy điện và cải thiện giao thông.

Giải quyết nạn đói điện

Đập Tam Hiệp có 34 máy phát điện, mỗi máy nặng 6.000 tấn, với tổng công suất phát điện là 22.500 MW, đủ cung cấp điện cho 60 triệu người dân Trung Quốc.

Dự án Tam Hiệp đã mất hàng thập kỷ mới hoàn tất

Mặc dù được Tôn Trung Sơn đề xuất vào năm 1919, nhưng mãi đến năm 1944 – 1946, Đập Tam Hiệp mới được thảo luận đến.

Năm 1946, Cộng hòa Trung Quốc đã ký hợp đồng với Cục Cải tạo Hoa Kỳ để thiết kế con đập nhưng dự án phải hủy bỏ và hoãn lại nhiều lần do cuộc nội chiến Trung Quốc diễn ra và sau đó là những bất ổn xã hội.

Ngày 14/12/1994, đập Tam Hiệp mới chính thức được khởi công xây dựng và đưa vào vận hành vào năm 2009.

Ngày 14/12/1994, đập Tam Hiệp mới chính thức được khởi công xây dựng và đưa vào vận hành vào năm 2009

Tác động tiêu cực tới môi trường

Mức độ thiệt hại mà đập Tam Hiệp gây ra cho môi trường vẫn luôn là vấn đề tranh cãi lớn nhất xung quanh con đập này.

Đập Tam Hiệp được xây trên đỉnh của các cơ sở xử lý chất thải cũ và hoạt động khai mỏ. Theo ước tính có khoảng 265 triệu gallon nước thải thô bị lắng xuống dòng Dương Tử mỗi năm. Xói mòn hồ chứa cũng đã gây ra lở đất.

Khu vực xung quanh đập Tam Hiệp là ngôi nhà của 3.400 loài côn trùng, hơn 500 loài động vật có xương sống trên cạn, 300 loài cá và 6.400 loài thực vật. Con đập ảnh hưởng tới các loài này và môi trường sống của chúng.

Thậm chí con đập đã tạo ra một vi khí hậu, một vùng khí quyển địa phương có khí hậu khác biệt với xung quanh, đe dọa hệ sinh thái của khu vực.

Cuộc di cư khổng lồ

1,2 triệu người dân đã buộc phải di dời và tìm nhà mới khi dự án đập Tam Hiệp được xây dựng. Và cho đến tận ngày nay, chính phủ Trung Quốc vẫn đang di cư người dân ra khỏi khu vực này.

Kiểm soát lũ tốt hơn

Sông Dương Tử trải 6,357 km trên khắp châu Á, là con sông dài thứ ba trên thế giới. Lũ lụt theo mùa của con sông này là nỗi khiếp sợ của người dân bản địa.

Đập Tam Hiệp giúp giữ dòng sông trong mùa lũ khiến các thành phố quan trọng nằm liền kề với Dương Tử được bảo vệ an toàn.

Đập Tam Hiệp đã làm chậm quá trình quay của Trái đất

Khi đập ở mức tối đa, hồ chứa chứa 42 tỷ tấn nước, khiến chuyển động xoay của Trái Đất chậm lại và làm tăng độ dài của một ngày thêm 0,06 micro giây.

Thứ Sáu, 10/07/2020 09:59
52 👨 14.164
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học