Việc đập nhẹ vào miệng một chai bia mới khui nắp khiến bọt phun ra là một trò đùa thú vị, gây sự phấn khích trong các bữa tiệc. Nhưng tại sao lại xảy ra hiện tượng thú vị đó? Cùng tìm hiểu nguyên lý khoa học thú vị ẩn đằng sau nó nhé!
- Khám phá quy trình biến nước thải thành bia ở Mỹ
- Người đàn ông Australia mượn càng cua để mở nắp chai bia
- Các nhà khoa học đã "ném" thử bom nguyên tử vào bia, soda và uống chúng
Javier Rodriguez-Rodriguez - người đứng đầu nghiên cứu đến từ Đại học Carlos III (Tây Ban Nha) cho biết, khi đập nhẹ bất ngờ vào miệng chai bia, áp lực sóng xuất hiện và xuyên qua chất lỏng. Áp lực này đi xuống đáy chai rồi dội ngược lên, sau đó lại dội ngược xuống đáy. Sự vận động lên xuống của các sóng ép nén và giãn nở sản sinh ra các bong bóng và khiến chúng vỡ tan nhanh chóng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bong bóng “mẹ” hình thành từ việc sủi bọt bị vỡ tạo thành những đám mây bong bóng khí carbonic "con". Bong bóng “con” rất nhỏ nhưng giãn nở và phình to nhanh hơn bong bóng "mẹ" nên nổi nhanh hơn dẫn đến hiện tượng trào bọt sủi lên trên. Đặc biệt, các chùm bong bóng khi trào ra có hình dạng rất giống đám mây trong một vụ nổ bom nguyên tử.
Chúng ta có thể áp dụng trò troll với lớp bia bọt này trong các buổi tụ tập với bạn bè, trong các bữa tiệc. Chỉ với một cú và chạm nhẹ thôi (bạn có thể dùng đáy chai bia của mình gõ nhẹ lên miệng của chai bia mới khui của người khác), chắc chắn sẽ khiến không ít người phải giật mình.
Ngoài ra, việc bọt bia phun ra nhiều hay ít cũng giúp chúng ta biết thêm về chất lượng bia. Nếu bia nhiều bọt có nghĩa là bia mới và ngược lại.
Xem thêm: