Có thể bạn đã từng chứng kiến ai đó dùng tay đập mạnh vào miệng một chai nước bằng thủy tinh và thật kinh ngạc phần là đáy của chai bị vỡ. Tại sao vậy?
Trong video dưới đây, anh chàng Mark Rober đã nghĩ ra một vài giả thuyết và thử nghiệm để tìm ra giải thích tại sao đáy chai lại vỡ. Tất cả thử nghiệm đều được ghi lại bởi camera tốc độ siêu nhanh để làm bằng chứng. Anh chàng này cũng đưa ra một số mẹo giúp bạn có thể thực hiện việc này một cách dễ dàng.
Giải thuyết đầu tiên là áp suất khi một người đập tay vào miệng chai sẽ khiến không khí bị nén lại làm cho phần đáy chai bị vỡ. Để kiểm nghiệm cho giả thuyết này, Rober đã sử dụng chai thủy tinh có nắp nhằm đảm bảo không có áp suất lọt vào trong chai rồi dùng búa đập để tăng thêm lực (và tránh bị đau tay) vào phần miệng chai. Kết quả là đáy chai vẫn bị vỡ. Điều này chứng minh áp suất không khí khi ta đập tay vào phần miệng chai không phải là nguyên nhân gây vỡ đáy chai.
Giả thuyết thứ hai là chai nước có CO2 sẽ khó vỡ hơn là chai không có và kết quả thực nghiệm cho thấy điều này hoàn toàn đúng. Với những chai nước có CO2, khi bạn đập vào chai với tốc độ nhanh thì sẽ tạo ra một vùng chân không bên dưới đáy chai, nhưng khí CO2 sẽ hình thành khi va chạm xảy ra và tạo ra chuỗi phản ứng phun trào lên miệng chai. Với thức uống không có CO2, vẫn có vùng chân không được tạo ra, nhưng lần này không có chuỗi phản ứng nào xảy ra và đáy chai bị vỡ.
Giả thuyết thứ ba do là lực phản hồi của nước đập vào đáy. Giả thuyết thứ tư là do sự khác biệt áp suất bên ngoài và bên trong khi vùng chân không được tạo ra. Kết quả cho thấy lực phản hồi của nước đập vào đáy chai chính là lý do khiến đáy vỡ.
Bí kíp giúp bạn đập vào miệng chai thủy tinh khiến đáy chai bị vỡ một cách dễ dàng. Hãy tự thử và kiểm chứng nhé.
- Đập mạnh và dứt khoát vào miệng chai, chứ đừng đập vào tay mình.
- Dùng chai thủy tinh chứa nước, hoặc các loại thức uống không có CO2.
- Loại nước có áp suất khí cao sẽ dễ gây vỡ chai hơn.
- Nhớ cẩn thận coi chừng đứt tay.