Máy chiếu là thiết bị phổ biến hiện nay để trình chiếu hình ảnh, video với kích thước lớn cho nhiều người cùng xem, thường được dùng trong giảng dạy, hội thảo, hội nghị, hay có thể dùng máy chiếu cho rạp chiếu mini tại nhà. Trước đây chỉ có một loại máy chiếu kết nối với laptop hay những nguồn phát tín hiệu khác qua dây cáp VGA, nên thao tác kết nối hơi phức tạp. Chính vì vậy máy chiếu không dây ra đời để làm đơn giản đi rất nhiều bước kết nối.
Máy chiếu không dây vẫn có thể kết nối với laptop nhưng có thể kết nối thêm với điện thoại, hỗ trợ người dùng kết nối với nhiều thiết bị hơn. Thay vì phải nhập nội dung trên laptop để kết nối thì giờ có thể sử dụng điện thoại mà vẫn thuyết trình qua máy chiếu dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số loại máy chiếu không dây chất lượng.
- Phân biệt các loại dây cáp máy tính phổ biến
- 16 cổng kết nối thường thấy trên máy tính và chức năng của chúng
- Top 8 máy chiếu tốt nhất 2024
- Máy chiếu 4K là gì?
1. Máy chiếu không dây là gì?
Máy chiếu không dây là máy chiếu thông thường, nhưng có thêm tính năng kết nối qua WiFi hay Bluetooth để kết nối tới nhiều thiết bị khác trong đó có laptop và smartphone. Hiện nay nhiều loại máy chiếu có sẵn tính năng kết nối không dây hoặc sử dụng phụ kiện đi kèm để kết nối không dây tới các thiết bị khác.
Có nhiều loại máy chiếu không dây trên thị trường hiện nay, nhưng khi chọn mua thì chúng ta cần chú ý tới cường độ ánh sáng cao, độ phân giải cao hay độ phân giải hình ảnh tốt từ XGA trở lên. Tốt nhất nên chọn mua loại máy chiếu có thêm các cổng kết nối dây như HDMI, VGA, USB trong trường hợp lỗi WiFi , chập chờn không thể kết nối máy chiếu tới các thiết bị.
2. Top máy chiếu WiFi kết nối laptop, điện thoại
1. Máy chiếu Tyco T2800A
Thiết bị có độ phân giải màn hình HD 1280 x 720p, tỷ lệ khung hình 16:9, độ tương phản 1.500:1, kết nối tới máy tính thông qua các cổng HDMI, VGA, AV, tuổi thọ bóng đèn 20.000 giờ, sử dụng nguồn sáng LED không thủy ngân và sinh nhiệt ít.
Thiết bị tích hợp hệ điều hành Android 6.0, bộ xử lý ARM Cortex-A53 Quad-Core 1.7GHz, RAM 1GB - ROM 8GB và bộ xử lý đồ họa GPU Mali 400MP.
2. Máy chiếu Tyco D1600
Thiết bị có độ sáng 1.600 lumens, độ tương phản 2.000:1, khung hình 4:3/Just scan/Original/Full Wide/16:9/14:9/Zoom, cường độ sáng 1000 – 2000 lumens, độ phân giải HD720 (1280×720), khung hình chiếu kích thước 15-150 inch, hỗ trợ kết nối Airplay, DLNA, Miracast, hỗ trợ kết nối WiFi 2.4G/5G 802.11 a/b/g/n/ac và Bluetooth là 4.0. Thiết bị cài đặt hệ điều hành Android 4.4.
3. Máy chiếu Optoma S341
Thiết bị có độ sáng 3500 Ansi lumens, độ tương phản 22.000:1 nhằm nâng cao độ sâu của hình ảnh, độ phân giải hình ảnh trung bình SVGA (800x600) có thể lên cao nhất độ phân giải UXGA (1600×1200). Thiết bị hỗ trợ nhiều loại cổng kết nối như HDMI, VGA in, VGA out, AV, Audio in, Audio out, USB, RS232. Để kết nối không dây với thiết bị chúng ta sẽ sử dụng ứng dụng HappyCast.
4. Máy chiếu Epson EB-535W
Máy chiếu có cường độ sáng 3.400 Ansi Lumens, độ phân giải hình ảnh WXGA (1,280 x 800), độ tương phản 16,000:1, tuổi thọ bóng đèn khoảng 10,000 giờ. Thiết bị hỗ trợ kết nối USB type A, USB type B, HDMI, RS232 control, trình chiếu không dây, điều khiển máy chiếu qua mạng LAN.
5. Máy chiếu Panasonic PT-EZ590
Máy chiếu Panasonic PT-EZ590 có độ phân giải WUXGA, độ sáng cao 5400 Ansi Lumens dễ trình chiếu trong môi trường nhiều ánh sáng mà không lo bị nhòe hình, độ tương phản 10.000:1, tuổi thọ bóng đèn 5000 giờ, tỷ lệ khung hình 16:10, kích thước màn chiếu 30-300 inch.
Thiết bị hỗ trợ cổng kết nối HDMI x2, USB Type A (Wireless), USB Type A (DC 900mA), LAN x2, VGA In x1, VGA Out x1, Video, Audio in x2, Audio Out x1, RS232, kết nối không dây qua USB gắn trên thân máy.
Trên đây là một vài gợi ý máy chiếu không dây theo giá thành từ thấp tới cao, và các tính năng khác phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và mục đích trình chiếu của người dùng. Nếu mua máy chiếu để phục vụ những buổi hội thảo lớn, đông người thì nên chọn thiết bị có độ phân giải hình ảnh lớn để thuận tiện cho nhiều người theo dõi.
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!