Tại sao bạn cần tìm hiểu về IEEE 802.11ax?

Hiển nhiên bất cứ người dùng Wi-Fi nào cũng đều đánh giá cao một kết nối mạng nhanh chóng. Hãy cùng Quản Trị Mạng tìm hiểu xem tiêu chuẩn dự thảo IEEE 802.11ax về phạm vi, thông lượng và sự ổn định trong bài viết này nhé!

Tại sao bạn cần tìm hiểu về IEEE 802.11ax?

Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử (Institute of Electrical and Electronics Engineers - IEEE) phát triển các thông số kỹ thuật 802.11 để chỉ rõ tính chất mạng không dây (wireless networking). Giống như bất kỳ công nghệ kỹ thuật nào, chuẩn 802.11 không ngừng thay đổi.

Ví dụ, nhiều bộ định tuyến router Wi-Fi hiện nay hỗ trợ 802.11ac, được sản xuất vào năm 2013. Chuẩn ac, được gọi là Gigabit Wi-Fi, có các thuộc tính sau:

802.11ax là gì?

802.11ax là gì?

IEEE đang nỗ lực hoàn thiện chuẩn 802.11ax và lên kế hoạch phát hành công khai vào năm 2019. Bạn có thể tham khảo chi tiết các thông số kỹ thuật trên trang web của IEEE (http://www.ieee802.org/11/Reports/tgax_update.htm). Ngoài ra, công ty National Instruments đã đưa ra một bản báo cáo tuyệt vời về 802.11ax giúp người đọc hiểu hơn về nó.

Có lẽ câu hỏi của bạn tại thời điểm này là "Tại sao tôi nên quan tâm đến 802.11.ax?” phải không? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta hãy xem xét những lợi ích chính mà 802.11ax mang lại cho người dùng.

MIMO-OFDM

Như đã đề cập ở trên, MIMO cho phép một điểm truy cập mạng không dây làm việc tối đa với 4 luồng dữ liệu riêng biệt. 802.11ax mang khả năng dồn kênh (multiplexed) MIMO với kỹ thuật Truy nhập phân tần trực giao (Orthogonal Frequency Division Access - OFDA) vào bảng. Nhìn chung, điều đó nghĩa là các bộ định tuyến router 802.11ax có thể phát 4 luồng không gian MIMO (sử dụng nhiều ăng-ten để phát và thu nhận tín hiệu của kết nối không dây), nâng băng thông lý thuyết tối đa lên 4 lần.

(Luồng không gian (spatial stream) thường được đề cập đến trong mạng/truyền thông không dây sử dụng MIMO. Khi tín hiệu không dây được truyền hoặc nhận đồng thời trong một môi trường MIMO, tín hiệu truyền bởi các ăng-ten khác nhau được dồn kênh bằng cách sử dụng không gian khác nhau trong cùng một kênh phổ (spectral channel). Những không gian này được gọi là các luồng không gian.)

Tốc độ

Tốc độ

Giả sử một luồng 802.11ax duy nhất là 3.5 Gbps, nhân với 4 lần và bạn sẽ nhận được băng thông lý thuyết tối đa là 14 Gbps. Thật nhanh, nhưng luôn có các yếu tố giảm nhẹ, chẳng hạn như độ rộng kênh trong băng tần 5-GHz mà điểm truy cập mạng không dây sử dụng.

Có thể bạn sẽ hỏi: “Tại sao bất cứ ai trong số chúng ta đều cần tốc độ mạng như vậy?”. Vâng, mời bạn xem ý tưởng thực hiện bất kỳ hành động nào dưới đây với độ trễ gần như bằng 0:

  • Xem trực tuyến video độ phân giải 4K (Ultra HD);
  • Tải xuống đầy đủ chi tiết các trò chơi vào bảng điều khiển của bạn;
  • Các thiết bị “thông minh” trong nhà không có độ trễ.

Có một tin tốt là những thiết bị WiFi cao cấp được trang bị 802.11ax đều tương thích ngược với các chuẩn hiện tại và chuẩn 802.11a/b/g/n/ac cũ hơn (trong một số trường hợp).

Sự thu nhận tín hiệu

Các chuẩn Wi-Fi đã chuyển sang băng tần 5-GHz để giảm xung đột với các thiết bị gia dụng 2.4 GHz. 802.11ax hoạt động trong băng tần 5GHz. Tuy nhiên, IEEE đặc biệt thiết kế 802.11ax có khả năng ổn định cao. Trên thực tế, tên không chính thức của 802.11ax là "High-Efficiency Wireless" hoặc HEW.

IEEE sẽ thiết kế 802.11ax cung cấp hiệu suất ổn định, linh hoạt ngay cả trong các khu vực dày đặc Wi-Fi. Chẳng hạn, bạn hãy nghĩ đến việc có bao nhiêu mạng Wi-Fi không dây (WLAN) cạnh tranh trong cả băng tần 2.4-GHz và 5-GHz ở một tòa nhà chung cư.

802.11ax

Phạm vi

Trong bài viết này, chúng tôi tiết lộ một chút về phạm vi hoạt động hiệu quả trong nhà và ngoài trời được hỗ trợ bởi 802.11ax. Chuẩn 802.11n, chuẩn Wi-Fi hiện tại, hoạt động với khoảng cách trong nhà khoảng 70 mét và khoảng cách ngoài trời là 240 mét.

Điểm mấu chốt

Nếu gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và lựa chọn IEEE 802.11ax, đó sẽ là (a) giấy chứng nhận và (b) hỗ trợ nhà sản xuất thiết bị gốc (original equipment manufacturer - OEM). Intel và Qualcomm vừa thông báo các chip sẽ sẵn sàng trong năm nay cho tiêu chuẩn mới này. Asus và D-Link đều công bố router của họ sẽ sử dụng chuẩn này. Tuy nhiên, cần có một khoảng thời gian trước khi tiêu chuẩn mới trở thành tiêu chuẩn chính thức.

Wi-Fi Alliance sẽ xác nhận các giao diện và thiết bị Wi-Fi xem xem chúng đạt được chuẩn IEEE 802.11 nào. Mặc dù IEEE có kế hoạch phát hành thông số kỹ thuật 802.11ax vào năm 2019, nhưng không có cách nào để xác định quá trình cấp chứng nhận này sẽ mất bao lâu.

Quá trình cấp chứng nhận Wi-Fi là cần thiết; khách hàng có thể dựa vào chứng nhận Wi-Fi Alliance để mua thiết bị Wi-Fi. Hơn nữa, bạn cũng cần biết trước các thông số kỹ thuật của thiết bị định mua, để chắc chắn nó sẽ làm việc trong môi trường mạng hiện tại của mình.

Tham khảo thêm một số bài viết:

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Bảy, 17/02/2018 08:26
51 👨 1.190
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản