7 tính năng Wifi cực thú vị trên Windows 10 không phải ai cũng biết

Tự động bật lại wifi sau một khoảng thời gian cụ thể, theo dõi việc sử dụng dữ liệu hoặc chặn các mạng cụ thể không cho xuất hiện… là một vài thủ thuật wifi hữu ích trên Windows 10 mà nhiều người dùng chưa biết tới.

1. Tự bật lại wifi sau một khoảng thời gian nhất định

Bạn tắt wifi trên máy tính để kéo dài tuổi thọ pin thiết bị hoặc vì không muốn bị làm phiền trong khi đang tập trung làm việc. Với Windows 10 bạn không cần nhớ để bật lại wifi bởi nó có thể tự động mở lại wifi trên máy tính của bạn.

Mở Settings bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + I -> chọn Network & Internet -> Chọn wifi. Tại đây nhấn thanh kết nối wifi sang chế độ Off.

Tự bật lại wifi sau một khoảng thời gian nhất định

Menu Turn WiFi back on xuất hiện -> tại đây bạn có thể lựa chọn thời gian In 1 hour, In 4 hours, và In 1 day để hẹn giờ.

Bạn cũng sẽ thấy các tùy chọn tương tự nếu tắt Wi-Fi thông qua biểu tượng trên thanh Taskbar.

2. Kiểm tra tốc độ mạng

Khi kiểm tra tốc độ mạng trên Windows 10, chúng ta có thể biết được tốc độ nhận và tốc độ truyền tối đa của card mạng.

Nhấn tổ hợp phím Windows + X để mở Menu WinX -> tại đây chọn Command Prompt. Copy lệnh "netsh wlan show interfaces" và dán vào cửa sổ Command Prompt.

Kiểm tra tốc độ mạng

Tất cả các thông tin về các card mạng trên hệ thống của bạn sẽ hiện ra. Dòng Receive rate (Mbps) Transmit rate (Mbps) sẽ cho bạn biết giới hạn card mạng của bạn. Thông tin này sẽ giúp bạn biết khả năng xử lý của phần cứng trên máy tính chứ không phải là những gì mà bạn đang trả cho nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Để đo tốc độ mạng miễn phí, bạn có thể tải và cài đặt ứng dụng Network Speed Test của Microsoft.

Ứng dụng Network Speed Test của Microsoft

Nếu sau khi kiểm tra thấy tốc độ không phù hợp, bạn có thể báo nhà mạng để khắc phục hoặc thực hiện theo hướng dẫn trong bài Mẹo tăng tín hiệu sóng wifi lên mức cao nhất.

3. Tạo điểm phát wifi di động

Nếu sử dụng kết nối mạng dây Ethernet trên máy tính Windows 10, bạn có thể dễ dàng chia sẻ kết nối wifi trên máy tính cho các thiết bị khác ở xung quanh mà không cần sử dụng tới phần mềm phát wifi. Tối đa 8 thiết bị có thể kết nối đồng thời với điểm phát wifi di động của bạn.

Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings -> chọn Network & Internet -> chọn Mobile hotspot -> trong menu Share my Internet connection from chọn kết nối Ethernet của bạn.

Tạo điểm phát wifi di động

Bạn sẽ được cấp một tên mạng và mật khẩu, thông tin để các thiết bị khác có thể kết nối với mạng của bạn. Nếu muốn thay đổi hai thông tin này, bạn kích vào Edit và nhập thông tin mới.

Kéo thanh trượt Turn on remotely sang OFF để các thiết bị khác không thể bật điểm phát wifi di động khi mà bạn chưa kích hoạt.

Kéo thanh trượt Mobile hotspot sang ON nếu bạn đã sẵn sàng.

Xem thêm: 9 phần mềm phát wifi miễn phí tốt nhất 2017 và link download

4. Bật/tắt wifi bằng phím tắt

Cách nhanh nhất để bật, tắt wifi là sử dụng phím tắt.

Kích chuột phải vào màn hình desktop -> chọn New -> chọn Shortcut. Nhập dòng lệnh netsh interface set interface name="CHANGEME" admin=disabled vào.

CHANGEME = tên của wifi. Để biết tên wifi, bạn kích chuột phải vào biểu tượng wifi trên thanh Taskbar, tất cả các kết nối khả dụng sẽ hiện thị lên.

Bật wifi bằng phím tắt

Tiếp theo kích chọn Next. Đây chính là phím tắt để tắt wifi, đặt một tên phù hợp rồi chọn Finish.

Để tạo phím tắt bật wifi, bạn thực hiện tương tự các bước trên nhưng thay bằng dòng lệnh netsh interface set interface name="CHANGEME" admin=enabled.

CHANGEME = tên của wifi.

Sau khi hoàn thành, để thiết lập cho các phím tắt chạy dưới quyền Admin bạn kích chuột phải vào mỗi phím tắt -> chọn Properties -> chọn Advanced… -> kích vào Run as administrator -> cuối cùng nhấn OK.

Tắt wifi bằng phím tắt

Cửa sổ Properties xuất hiện -> chọn Shortcut key -> Nhấn tổ hợp phím bất kỳ mà bạn muốn sử dụng để kích hoạt phím tắt trên -> chọn OK.

5. Sử dụng kết nối Metered Connection

Với Windows 10, bạn có thể kiểm soát không cho phép tự động tải xuống hoặc đồng bộ dữ liệu OneDrive… và giới hạn truy cập dữ liệu mạng bằng cách thiết lập kết nối wifi của mình làm đồng hồ đo.

Sử dụng kết nối Metered Connection

Để kích hoạt tính năng này, mở cửa sổ Settings bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + I -> chọn Network & Internet -> chọn Wifi -> chọn Manage known networks -> chọn kết nối wifi của bạn -> chọn Properties -> kéo thanh trượt Set as metered connection sang ON.

6. Chặn mạng wifi

Nếu bạn muốn người dùng chỉ có thể kết nối hoặc xem các mạng mà bạn đã chấp thuận còn những mạng wifi khác không hiện thị trên máy tính, có thể thực hiện theo các bước sau:

Nhấn tổ hợp phím Windows + X để mở menu WinX -> chọn Command Prompt (Admin).

Để cho phép các mạng cụ thể hiển thị, copy lệnh netsh wlan add filter permission=allow ssid="CHANGEME" networktype=infrastructure và paste vào cửa sổ Command Prompt.

Cho phép các mạng cụ thể hiển thị

Để chặn tất cả các mạng xuất hiện, copy lệnh netsh wlan add filter permission=denyall networktype=infrastructure và paste vào cửa sổ Command Prompt.

Nếu chỉ muốn chặn các mạng cụ thể, thay bằng lệnh netsh wlan add filter permission=block ssid="CHANGEME" networktype=infrastructure.

Chặn các mạng cụ thể hiển thị

Thay CHANGEME = tên wifi mà bạn muốn cho phép hoặc chặn.

Nếu muốn bỏ thiết lập trên, chạy các lệnh trên một lần nữa nhưng thay thế add bằng delete.

Để xem danh sách các bộ lọc đang hoạt động, bạn chạy lệnh netsh wlan show filters.

Xem danh sách các bộ lọc đang hoạt động

7. Theo dõi dữ liệu sử dụng của mỗi ứng dụng

Bạn có thể xem lượng dữ liệu sử dụng của mỗi ứng dụng trên hệ thống trong vòng 30 ngày qua bằng cách sau:

Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings -> chọn Network & Internet -> chọn Data usage -> kích vào View usage details -> trong menu Show usage from chọn WiFi.

Theo dữ liệu sử dụng của mỗi ứng dụng

Chọn Reset usage stats để reset lại tính toán trong 30 ngày.

Để xem sử dụng mạng theo thời gian thực thực hiện theo các bước sau:

Nhấn tổ hợp phím CTRL + Shift + Esc để mở Task Manager -> chọn tab Processes -> chọn cột Network để xem dữ liệu được sử dụng tính theo Megabyte/giây của từng ứng dụng và process chạy trên nền background.

Xem thêm:

Thứ Năm, 11/01/2018 08:08
3,52 👨 4.792
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Windows 10