Che trở, che chở nghe có vẻ giống nhau nhưng có thật sự như vậy? Che chở hay che trở đúng chính tả? Hãy cùng nhau tìm câu trả lời nhé!
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp với hệ thống từ vựng phong phú, đa dạng, thậm chí còn có các tiếng lóng, vay mượn và từ địa phương. Chính vì thế, đôi khi những từ nghe nói đúng nhau gây hiểu lầm trong cách viết, dẫn tới sai chính tả là điều khó tránh khỏi. Và che trở hay che chở là một trong số đó.
Tương tự như phát âm n và l hay bị nhầm lẫn, tr và ch có cách đọc tương tự nhau nhưng tr thì phát âm nhấn mạnh hơn một chút. Mặc dù vậy, không phải ai cũng có thể đọc đúng những âm tiết như vậy.
Về mặt ngữ nghĩa, trở và chở đều đúng chính tả nhưng khi ghép từ có ý nghĩa là bảo vệ, yêu thương và cưu mang thì nó lại có nghĩa khác hẳn. Nếu bạn cũng đang băn khoăn cách viết đúng của từ này, bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Mục lục bài viết
Chở là gì?
Chở là động từ mang nghĩa là chuyển vận bằng xe, tàu, thuyền.
Ví dụ: xe tải chở vật liệu xây dựng, chở khách sang sông, tàu hỏa chở hàng hóa…
Trở là gì?
Trở có thể vừa là danh từ, vừa là động từ mà nhiều ý nghĩa khác nhau trong từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ:
Trở: đảo ngược vị trí
Ví dụ: Nằm trở đầu đuôi, dễ như trở bàn tay.
Trở: Quay ngược lại, đi về hướng hay vị trí ban đầu.
Ví dụ: Quay trở lại, trở lại câu chuyện đang nói, trở về quê cũ.
Trở: Diễn biến của câu chuyện, sự việc, hiện tượng chuyển sang chiều hướng khác, thường là xấu đi.
Ví dụ: trời trở gió.
Trở: Hướng về một phía nào đó để tính phạm vi không gian, địa lý, thời gian, số lượng.
Ví dụ: Từ Đà Nẵng trở ra, những năm 90 trở về trước.
Che chở hay che trở?
- Che có nghĩa là che chắn, bảo vệ để không bị xâm hại.
- Chở là chuyên chở, vận chuyển.
Như vậy che chở là mang nghĩa là bảo vệ, nâng đỡ, giúp sức, bênh vực. Che chở là đúng chính tả.
Còn từ che trở không có trong từ điển tiếng Việt và không có ý nghĩa nên là sai chính tả.
Hy vọng giải thích trên đã giúp bạn phân biệt được các dùng chở và trở trong từng trường hợp đồng thời biết được Che trở hay che chở đúng chính tả để sử dụng cho đúng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.