Nền tảng Autopilot trên Tesla Model 3 liên quan đến vụ tai nạn giao thông chết người thứ ba

Theo báo cáo sơ bộ từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ (NTSB), đây đã là lần thứ ba mẫu xe điện đầu bảng của Tesla, Model 3, gặp sự phải sự cố chết người với chế độ lái Autopilot bán tự động.

Sáng sớm ngày 1 tháng 3 năm 2019, chính xác là vào lúc 6:17 sáng, một người đàn ông 50 tuổi tên Jeremy Banner đang lái chiếc Tesla Model 3 đời 2018 đi về hướng nam trên quốc lộ 441 (US 441) đoạn qua địa phận Delray Beach, Palm Beach County, Florida, Hoa Kỳ với tốc độ ước khoảng 105km/h thì bất ngờ đâm vào một chiếc xe đầu kéo chạy chiều ngược lại, chiếc Tesla Model 3 sau đó tiếp tục va chạm với một chiếc xe bán tải khác và hư hỏng hoàn toàn. Hậu quả là Jeremy Banner tử vong tại chỗ trong khi 2 người tài xế còn lại của vụ tai nạn chỉ bị xây xước nhẹ.

Xe Tesla tai nạn ở Palm Beach

Theo báo cáo của NTSB, kết quả điều tra từ phía cơ quan chức năng cho thấy hệ thống Autopilot của Tesla đã được kích hoạt trong khoảng 10 giây trước khi xảy ra sự cố chết người này. Cụ thể hơn, thông tin phân tích thu được từ dữ liệu “hộp đen” trên chiếc xe đã cho thấy tài xế hoàn toàn không can thiệp vào vô lăng sau khi Autopilot được kích hoạt, tức là trong khoảng 8 giây trước khi xảy ra tai nạn cho đến khi va chạm, chiếc Tesla Model 3 của người đàn ông xấu số đang hoàn toàn vận hành ở chế độ tự lái.

Tesla mới đây đã chính thức giới thiệu chi tiết về 2 tính năng an toàn mới sẽ được trang bị trên những chiếc xe điện của mình. Theo đó, các tính năng này được thiết kế để nhằm ngăn chặn đến mức tối đa việc chiếc xe đi chệch ra khỏi làn đường trong khi di chuyển cũng như đưa ra cảnh báo khi chiếc xe chạy quá tốc độ an toàn. Từ trước đến nay Tesla luôn được biết đến là một nhà sản xuất xe hơi chịu khó hoàn thiện sản phẩm của mình ngay cả sau khi xuất xưởng, và đặc biệt quan tâm đến sự an toàn của khách hàng. Riêng với Autopilot, Tesla đã rất chăm chút đến nền tảng “cốt lõi” này, các bản cập nhật liên tục được phát hành nhằm giúp Autopilot trở nên hoàn thiện hơn. Tuy nhiên với sự cố mới nhất nêu trên, có lẽ Elon Musk và đội ngũ của mình nên dành thêm thời gian rà soát, thẩm định, cũng như đánh giá kỹ lưỡng về khả năng vận hành của Autopilot.

Tesla luôn chú trọng đến công nghệ an toàn

Năm ngoái, công ty đã giới thiệu một phiên bản cải tiến của chế độ cảnh báo vận hành được biết đến với tên gọi "Autopilot Nag". Khi chiếc xe di chuyển với tốc độ trên 75km/h, như trường hợp của tài xế Jeremy Banner, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo "Giữ vô lăng" sau 1 phút nếu không có xe ở phía trước, Autopilot sẽ được kích hoạt. Trong trường hợp có sự xuất hiện của bất cứ chiếc xe nào ở phía trước, hệ thống sẽ gửi một cảnh báo kích hoạt Autopilot sau 3 phút. Vào thời điểm đó, Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã mô tả đây là một tính năng cân bằng nhằm giúp Autopilot trở nên hữu ích và an toàn hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Lex Fridman đến từ viện công nghệ Massachusetts vào đầu năm nay, Elon Musk thậm chí còn cho rằng trong tương lai gần, sự can thiệp của người lái trong nhiều trường hợp còn có thể “làm giảm sự an toàn của những chiếc xe Tesla”.

Xe Tesla tai nạn ở Gainesville

Trong bài phỏng vấn với hãng tin The Register sau khi sự cố chết người nêu trên vừa mới xảy ra, đại diện Tesla đã đưa ra phát biểu như sau: "Autopilot đã không được sử dụng "đúng cách" bất cứ lần nào khác trong chuyến hành trình đó. Chúng tôi rất buồn về vụ tai nạn đáng tiếc này và chúng tôi cũng tin rằng mọi người ít nhiều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thảm kịch. Tuy nhiên, dữ liệu sau khi phân tích của chúng tôi cho thấy rằng, khi được sử dụng đúng cách bởi một người lái xe “chu đáo” - những người sẵn sàng kiểm soát chiếc xe mọi lúc - các trình điều khiển được hỗ trợ bởi Autopilot sẽ hoạt động an toàn hơn đáng kể so với những trường hợp mà người điều khiển xe không kích hoạt các chế độ hỗ trợ. Trong 3 quý vừa qua, chúng tôi đã công bố dữ liệu lái xe an toàn cụ thể cho mỗi quý trực tiếp thu được từ các phương tiện của mình, và kết quả cho thấy không có gì bất thường với các chế độ lái an toàn của Tesla”.

Như vậy, Tesla cho rằng khi sử dụng Autopilot một cách đúng đắn, tức là tài xế lái xe cẩn thận và sẵn sàng lấy lại quyền điều khiển xe từ Autopilot bất cứ lúc nào họ thấy cần thiết, những tài xế với sự hỗ trợ của Autopilot sẽ an toàn hơn tài xế lái xe mà không sử dụng công cụ này.

Xe Tesla tai nạn ở California

Thế nhưng ông chủ Tesla có vẻ như cũng đã quá tự tin với những tuyên bố táo bạo của mình về Autopilot.

Vụ tai nạn đầu tiên liên quan đến Autopilot xảy ra vào ngày 7 tháng 5 năm 2016, tại Gainesville, Florida khi chiếc xe Tesla Model S không kịp giảm tốc độ trước một chiếc xe tải đang băng qua đường. Trong khi vụ tai nạn chết người thứ hai xảy ra vào ngày 23 tháng 3 năm 2018, tại Mountain View, California cũng với kịch bản gần như tương tự.

David Friedman, người đứng đầu Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) năm 2014 và hiện đang là phó chủ tịch của tổ chức Consumer Reports chuyên bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chia sẻ với tờ Washington Post rằng ông cảm thấy rất ngạc nhiên khi cơ quan cũ của mình (NHTSA) đã không tìm cách thắt chặt kiểm soát đối với Tesla cũng như Autopilot sau vụ việc đáng tiếc xảy ra ở Gainesville năm 2016. Và vụ tai nạn vừa qua ở Palm Beach càng củng cố cho luận điểm rằng Autopilot của Tesla thực sự có vấn đề.

Tesla không phải là cái tên đầu tiên trải qua những vụ tai nạn nghiêm trọng có liên quan các hệ thống lái xe có sự trợ giúp của AI

Trên thực tế Tesla không phải là cái tên đầu tiên trải qua những vụ tai nạn nghiêm trọng có liên quan các hệ thống lái xe có sự trợ giúp của AI. Năm 2018, một chiếc xe bán tự hành do Uber vận hành cũng đã khiến một người đi bộ tử vong.

Thứ Tư, 22/05/2019 17:30
52 👨 226
0 Bình luận
Sắp xếp theo