Lucky 56: Những công thần đặt cược cả cuộc đời cho Xiaomi và giờ sắp thành triệu phú đô la

Tám năm trước, khi Xiaomi bán được chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của mình. Khi đó toàn bộ 56 nhân viên của công ty tích góp được 11 triệu USD làm vốn để đầu tư vào phát triển Xiaomi. Để có được số vốn này, đa phần những công thần này đều phải vay mượn, hoặc lấy tiền tiết kiệm, thậm chí là của hồi môn để đầu tư.

Sau 8 năm hôm nay chúng ta có thể gọi những con người này với các tên The Lucky 56. 8 năm qua nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ của những con người trong nhóm The Lucky 56, Xiaomi đã trở thành một công ty sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới và sắp tới đây họ đang chuẩn bị cho một đợt IPO bom tấn trên thị trường. Số cổ phần của họ trong công ty có thể có giá trị từ 1 tỷ USD đến 3 tỷ USD, phụ thuộc vào mức giá cổ phiếu khi chào bán. Điều đó sẽ mang lại cho mỗi người số tiền trung bình là 36 triệu USD.

Những người đã đặt cược cả cuộc đời vào canh bạc Xiaomi

Những công thần đặt cược cả cuộc đời cho Xiaomi và giờ sắp thành triệu phú đô la

Để có ngày hôm nay, không thể không nhắc đến những con người cốt cán như Li Weixin, cựu nhân viên của Microsoft, người thứ 12 bắt tay thành lập Xiaomi. Để cho ra mắt được chiếc điện thoại đầu tiên, Li và các đồng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Thay vì bỏ mặc các nhà sáng lập, Li cùng các đồng nghiệp khác đã góp vốn đầu tư và cùng nhau ngồi trên một chiếc thuyền.

Li, người đã giúp tạo ra hệ điều hành di động của Xiaomi, lúc đó có trong tay khoảng 500.000 Nhân dân tệ (khoảng 79.000 USD) tiền tiết kiệm. Ông cho rằng, với số tiền đó không đủ để có thể mua được ngôi nhà, chính vì thế ông quyết định chuyển hướng sang đầu tư cho Xiaomi. Trong cuộc họp với các nhân viên tại trụ sở Bắc Kinh, ông đồng ý cho tất cả nhân viên đầu tư vào công ty.

Nhà sáng lập Xiaomi, Lei Jun.

Sau khi Xiaomi lên sàn. Số tiền đầu tư trước đó của ông Li hiện đã tăng lên từ 10 triệu USD đến 20 triệu USD, tùy thuộc vào giá trị IPO của Xiaomi.

Ngoài ông Li, không thể không kể đến những nhân viên khác trong công ty cũng đang có cơ hội đổi đời. Từng là một cô lễ tân và không có vốn trong tay, phải bán hết của hồi môn để lấy vốn cho công ty. Với số vốn ban đầu khoảng 100.000 đến 200.000 Nhân dân tệ (từ 16.000 đến 31.000 USD), giờ đây số cổ phần đó đã lên tới 1 triệu đến 8 triệu USD. Tuy nhiên, để giữ bí mật thông tin cho nhân viên, hiện Xiaomi từ chối tiết lộ danh tính của cô nhân viên thứ 14 và các công thần đầu tiên đó.

Đã đến lúc hái quả ngọt: thu về gấp 200 lần so với vốn đầu tư ban đầu

Theo các tính toán dựa trên bản cáo bạch của Xiaomi, nhóm các công thần này có thể kiếm được tới 3 tỷ USD nếu giá trị Xiaomi tăng thêm 15% so với mức định giá 100 tỷ USD khi niêm yết công khai ở Hong Kong vào cuối năm nay. Một con số thận trọng hơn dự tính rằng, việc IPO sẽ mang lại cho 56 nhân viên này 1,4 tỷ USD nếu giá trị Xiaomi gia tăng 25% so với mức định giá 50 tỷ USD.

Đến lúc Xaomiao thu gặt thành công

So với khoản đầu tư ban đầu, các nhân viên này đã có được cho mình số tiền gấp 200 lần so với giá trị ban đầu. Một lượng lớn các nhân viên của Xiaomi sẽ trở nên giàu có thông qua giá cổ phiếu.

Các quỹ đầu tư hàng đầu, từ Qiming Venture Partners cho đến Morningside Group cũng được kỳ vọng sẽ thu được khoản lợi nhuận khổng lồ khi Xiaomi niêm yết công khai trong năm nay. Đây được xem như lần IPO lớn nhất từ sau thương vụ của Alibaba Group Holding Ltd vào năm 2014 cho đến nay.

Khi thành lập vào năm 2010, dự án này chẳng có gì rõ ràng cả. Theo Hans Tung, một trong những nhà tài trợ sớm nhất, lúc đó Xiaomi chỉ là một ý tưởng trong đầu của Lei Jun. Lei đã là một người nổi tiếng về công nghệ tại Trung Quốc với tài khoản Weibo có hơn 1 triệu người follow, nhưng lúc đó rõ ràng là anh không thể cạnh tranh với Apple Inc. hay Samsung Electronics Co. và Huawei Technologies. Vậy mà khi đó, anh đã tổ chức các cuộc họp với đầy thuốc và rượu trong các khách sạn ở Bắc Kinh để lôi kéo bạn mình đến và dùng thử điện thoại và phụ kiện đựng trong túi.

Sau đó, Lei đã lôi kéo được 7 nhà đồng sáng lập khác nghỉ việc tại các công ty lẫy lừng như Microsoft và Alphabet chỉ trong một vài tháng. Các công ty như Qiming, nơi Tung từng làm việc, và Morningside quyết định đặt cược vào anh. Họ dẫn đầu vòng gọi vốn vào cuối 2010 và đầu 2011 khi định giá công ty ở mức 250 triệu USD. Đó cũng là khi các nhân viên nhóm Lucky 56 đặt 11 triệu USD của họ vào công ty. Giờ đây Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 4 thế giới và có giá trị gấp 200 lần số tiền đó.

Xaomiao hãng điện thoại nổi tiếng Trung Quốc

Thung lũng Silicon được biết tới với các triệu phú bí mật của mình, những người tham gia từ đầu vào các công ty như Facebook.com. Ví dụ nổi tiếng nhất là Bonnies Brown, chuyên gia trị liệu đã trở thành triệu phú sau 5 năm làm việc tại Google, nhờ quyền chọn mua cổ phiếu của công ty.

Xem thêm:

Thứ Năm, 31/05/2018 17:51
31 👨 677
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ