Ông chủ đế chế Samsung dựng cơ đồ tỷ đô như thế nào?

Chủ tịch Lee Kun Hee là người đã đưa tập đoàn Samsung từ chỗ chỉ bán hàng cấp thấp trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới.

Ông Lee Kun Hee sinh tháng 1/1942, từng tốt nghiệp ngành kinh tế tại đại học Waseda và lấy bằng thạc sĩ ở đại học George Washington. Ông thành thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật. Ông Lee Kun Hee gia nhập tập đoàn Samsung vào năm 1968.

Ngay từ khi còn là một trợ tá cho cha mình, ông Lee Kun Hee đã hướng Samsung tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn. Tuy nhiên, khi đó ông hầu như không có cơ hội nào để trở thành người thừa kế ngôi vị cao nhất trong tập đoàn gia đình này bởi trên ông còn 2 người anh trai và Hàn Quốc là một quốc gia coi trọng vị trí trưởng thứ.

Ngay từ khi còn là một trợ tá cho cha mình, ông Lee Kun Hee đã hướng Samsung tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn
Ảnh: KoreaITTimes.

Nhưng vào những năm cuối đời cựu chủ tịch Lee Byung-Chul, Lee Kun Hee trở thành người thừa kế sáng giá, duy nhất của gia đình họ Lee do hai người anh của ông mất dần sự tín nhiệm của cha.

Sự tin tưởng và tập trung tuyệt đối của Lee Kun Hee khi hướng Samsung tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn khi đó đã vấp phải phản ứng của cả HĐQT lẫn ban giám đốc. Nhưng thời gian đã chứng minh sự lựa chọn của ông là sáng suốt. Samsung Electronics mới chân ướt chân ráo từ một hãng điện tử vô danh bước vào lĩnh vực bán dẫn đã đạt được những thành tự đáng kinh ngạc, vượt mặt các ông lớn về công nghệ này.

Ông Lee Kun Hee và cha trong một cuộc họp HĐQT Samsung vào năm 1978. Ảnh: KoreaITTimes.
Ông Lee Kun Hee và cha trong một cuộc họp HĐQT Samsung vào năm 1978. Ảnh: KoreaITTimes.

Ngày 1/12/1987, 2 tuần sau cái chết của cố Chủ tịch Lee Byung-Chul, Lee Kun Hee tiếp quản ngôi vị cao nhất trong tập đoàn. Khi đó, Samsung đang đứng sau hàng loạt tên tuổi ngành điện tử khác như Sony, Toshiba, Sharp, NEC, Hitachi thậm chí các sản phẩm của hãng chỉ được coi là hàng cấp thấp.

Đến tháng 10/1993, Samsung Electronics đã trở thành công ty đứng đầu thế giới lĩnh vực dung lượng bộ nhớ.

Ông Lee Kun Hee cùng cha và em gái đi dự lễ khai mạc của một cửa hàng bách hóa. Ảnh: Samsung Group.
Ông Lee Kun Hee cùng cha và em gái đi dự lễ khai mạc của một cửa hàng bách hóa. Ảnh: Samsung Group.

Để đạt được điều này, Lee Kun Hee quyết định Samsung sẽ tập trung vào công nghệ số hóa và thay đổi toàn bộ cách hoạt động của công ty. Lee Kun Hee từng đưa ra tuyên bố nổi tiếng "Thay đổi tất cả trừ vợ và con". Trong một thời gian dài, ông “ở ẩn” không đến văn phòng, không nghe điện thoại, không tiếp khách.

Lee Kun Hee từng đưa ra tuyên bố nổi tiếng "Thay đổi tất cả trừ vợ và con"

Cách làm việc khác thường của vị chủ tịch 50 tuổi khi ấy đã buộc các cấp dưới của ông phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm. Nó đã mở ra cuộc "đại cách mạng", tạo nên "chính sách quản lý mới", giúp Samsung trở thành thương hiệu số 1 Hàn Quốc và vươn tầm ra quốc tế.

Ông Lee Kun Hee đã đưa Samsung trở thành hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, tính đến quý II năm 2018, theo số liệu thống kê của Counterpoint Research, trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Apple về cả doanh thu, truyền thông và cả pháp lý.

Samsung trở thành đối thủ lớn nhất của Apple. Ảnh: NYTimes.
Samsung trở thành đối thủ lớn nhất của Apple. Ảnh: NYTimes.

Samsung được xem là hình mẫu của sự thành công mang biểu tượng Hàn Quốc, có thời điểm công ty đóng góp tới 20% tổng giá trị xuất khẩu và 20% GDP cho quốc gia. Tuy nhiên, thời gian làm chủ tịch của ông Lee Kun Hee không phải lúc nào cũng yên ả. Vào tháng 4/2018, ông từng bị buộc phải rời khỏi ban quản trị của Samsung do cáo buộc về gian lận thuế. Để giải quyết vấn đề này ông đã chi ra khoảng 220 triệu USD.

Tháng 3/2010, ông Lee Kun Hee quay trở lại chiếc ghế chủ tịch, khi đó ông 68 tuổi.

Vào tháng 4/2018, ông từng bị buộc phải rời khỏi ban quản trị của Samsung do cáo buộc về gian lận thuế.
Ảnh: BusinessKorea.
Thứ Tư, 07/08/2019 16:28
53 👨 1.067
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Trí tuệ Thiên tài