Quản Trị Mạng - Theo TechAmerican, ngành công nghiệp Hoa Kỳ mất khoảng 250,000 việc làm vào năm ngoái, chiếm khoảng 4% tổng lực lượng lao động, nhưng ngành cũng đang có những dấu hiệu hồi phục, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ phần mềm.
Mặc dù suy giảm nhưng ngành công nghệ vẫn là ngành hoạt động tốt hơn so với các ngành khác. Năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp chung là khoảng 9.3%, trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực lập trình máy tính là 5.2% còn nghiên cứu máy tính là 6.1%.
Lĩnh vực có số lượng nhân viên lớn nhất là dịch vụ phần mềm với 1,9 triệu nhân công, giảm 1,2% so với năm 2008, tương đương với 21,000 nhân công. Lĩnh vực có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là sản xuất công nghệ với tỷ lệ thất nghiệp 8.1%, tương đương 112,600 việc làm. Trong quý IV năm 2009, lĩnh vực dịch vụ phần mềm tăng thêm 10,000 việc làm, tương đương 0,6%.
Jose James, giám đốc nghiên cứu và phân tích ngành của TechAmerica cho biết: “Chúng tôi là ngành cuối cùng rơi vào khủng hoảng và hy vọng sẽ là ngành đầu tiên vượt qua khủng hoảng nhờ vào lĩnh vực dịch vụ phần mềm”.
Khu vực có có tỷ trọng việc làm lớn nhất là California, với khoảng 1 triệu việc làm trong số tổng 5,9 triệu trên toàn nước Mỹ. Đứng thứ hai là Texas với 492,000 việc làm. Ngoài ra trong top 5 còn có: New York: 309 000 việc làm, Florida: 292 000 việc làm và Virginia: 283 000 việc làm. Đây là số liệu của năm 2008, năm bắt đầu xảy ra tình trạng cắt giảm nhân công, nhưng cũng cho thấy được những xu thế về cải thiện việc làm trên các bang.
Phil Bond, chủ tịch và CEO của TechAmerican cho biết họ đang trông chờ vào những biện pháp của Quốc hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong ngành công nghệ, đặc biệt là việc mở rộng nghiên cứu và phát triển tín dụng thuế, vốn đang trong tình trạng “quá hạn nghiêm trọng”.
Bond cho rằng, nếu không có tín dụng thuế, “chúng ta thực tế đang khuyến khích cho sự đổi mới của dịch vụ Outsourcing trên toàn thế giới”. Rất nhiều quốc gia khác, trong đó có Canada, lại đầu tư nhiều cho nghiên cứu và phát triển tín dụng thuế hơn nước Mỹ.
TechAmerican cũng đang thuyết phục Bộ y tế và dịch vụ con người tiếp tục các chương trình CNTT về y tế. Bond cho rằng việc này sẽ cần đến hàng chục nghìn các công nhân có kỹ thuật cao và sẽ có “ảnh hưởng tích cực” đến vấn đề việc làm.
Một số tổ chức khác cũng phân tích các dữ liệu của Cục thống kê lao động Hoa Kỳ để đưa ra báo cáo về các xu thế phát triển của lực lượng lao động, và hầu hết thường đưa ra các kết quả rất khác biệt. TechAmerican có đưa lĩnh vực sản xuất công nghệ vào đánh giá thường niên trong khi một số tổ chức khác không làm thế. Dù mỗi tổ chức có những cách tiếp cận dữ liệu khác nhau thì các xu thế được đưa ra khá đồng nhất. Ví dụ như TechServe Alliance đã đưa ra báo cáo về việc tình trạng giảm khoảng 200 000 việc làm của ngành CNTT trong số 4 triệu việc làm vào mùa thu năm 2008. Tổ chức này không tính đến lĩnh vực sản xuất CNTT.
Institute of Electrical and Electronics Engineers (IEEE-USA) lại xem xét tốc độ tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực kỹ thuật và đưa ra báo cáo vào hôm thứ Ba cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm từ quý IV năm 2009 đến quý đầu năm 2010 tăng 7.8%. Việc làm trong ngành kỹ thuật phần mềm sẽ không thay dổi theo các quý, giữ vững ở mức 5.3%, cao hơn quý đầu năm 2009. Chủ tịch của IEEE, Evelyn Hirt cho rằng “tái tạo việc làm cho các nhân viên kỹ thuật, các nhà nghiên cứu và chuyên gia công nghệ khác sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm hơn và giúp nền kinh tế phát triển tăng tốc”.