Lưu trữ đám mây: Amazon, Microsoft, Google - Tam mã phân tranh

Amazon Web Service (AWS), Google và Microsoft đang ở nhóm các công ty dẫn đầu nhưng chưa thể nói ai mới thực sự dẫn đầu. Bạn chỉ dẫn đầu khi bạn có khả năng nắm toàn bộ thị trường

Ba "cỗ máy trên mây" đang thống trị thị trường Cloud Storage
Ba "cỗ máy trên mây" đang thống trị thị trường Cloud Storage.

Quan sát viên của Gartner, một công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin tại Mỹ, cho biết thị trường lưu trữ đám mây là cuộc đua của 3 “ông lớn”. Cuộc đua chủ yếu là để tìm ra cơ hội kinh doanh chứ không phải để kiểm tra các công ty dẫn đầu.

Tuần trước, công ty này đã công bố báo cáo “Magic Quadrant cho Dịch vụ Lưu trữ Đám mây trên toàn thế giới”. Báo cáo này đã liệt kê 7 nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây là AWS, Google, Microsoft, IBM, Rackspace, AT&T và Verizon.

(Magic Quadrant là công cụ nghiên cứu cung cấp các cách nhìn về định hướng, độ chin muồi của một thị trường và những nhân tố chính trong đó)

Cái góc phần tư (hình bên dưới) đã cho thấy 3 công ty được đề cập ở trên đang dẫn đầu và bốn công ty còn lại đang tìm cơ hội kinh doanh. Có một điều lạ là bản báo cáo này lại không đưa ra được tầm nhìn hay thách thức nào trong thị trường.

Bốn góc thể hiện cho những nhóm công ty ở các vị thế khác nhau.
Bốn góc thể hiện cho những nhóm công ty ở các vị thế khác nhau.

AWS được yêu thích vì cung cấp nhiều dịch vụ nhưng bị chỉ trích vì giá cả phức tạp và thiếu một giao diện lập trình ứng dụng chung (API) cho S3 và Glacier. S3 và Glacier đều là các dịch vụ lưu trữ dữ liệu của Amazon nhưng S3 là gói dịch vụ phổ thông còn Glacier hướng đến các doanh nghiệp. Gartner cũng nhận xét AWS “đang cố gắng để cân bằng các yêu cầu của khách hàng về chất lượng chuyên môn cao mà giá thành lại rẻ.

Microsoft lại nhận được các đánh giá đầy phức tạp. Ở mặt tích cực, thiết bị lưu trữ đám mây StorSimple của Microsoft giúp các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu dễ dàng và công ty này đã “đơn giản hóa việc quản lý quan hệ nhà cung cấp”. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, StorSimple chỉ là một khối riêng biệt nên nếu khách hàng muốn nhiều hơn thì họ phải dùng thêm nhà cung cấp khác. Hơn nữa, việc thiếu liên kết giữa kho lưu trữ Azure, Office 365OneDrive cũng được Gartner cho là “hạn chế tích tích hợp của môi trường dữ liệu”.

Google đi đầu về mặt giá cả và mạng lưới phân phối nội dung nhưng Gartner cho rằng kênh truyền dữ liệu của Google không thể trở thành ứng dụng và công ty này sẽ không có chỗ đứng trong việc phục vụ khách hàng cấp cao như chính phủ.

Trong nhóm 4 công ty còn lại, Gartner nói IBM có thể mở các trung tâm dữ liệu quy mô nhỏ, tuy nhiên “kích thước khiêm tốn có thể là một hạn chế với nhiều khách hàng.” Verizon đã được tương thích với S3, liên kết tới kho bit và phù hợp với việc truyền thông. Nhưng Gartner cho biết dịch vụ này còn non trẻ nên cần cân nhắc khi sử dụng. OpenStack của Rackspace đáp ứng được cả yêu cầu về tốc độ và làm hài lòng người dùng nhưng Gartner lo ngại răng tốc độ phát triển này đang chậm lại khi mà dịch vụ Cloud Files chưa có bản cập nhật nào thành công cả.

AT&T được đánh giá cao vì có các tùy chọn kết nối và liên kết với EMC nhưng lại không có dịch vụ khối hay tệp nào cả nên thường không được người sử dụng lựa chọn.

Tóm lại, 3 “ông trùm” Amazon, Microsoft và Google đang mở rộng sự thống trị của mình còn các nhà cung cấp mới thì đang tập trung tìm kiếm cơ hội. Các nhà cung cấp đang bị hút vào một mô hình mà ở đó hoặc là khả năng lưu trữ có thể lôi kéo khách hàng vào một tính toán và hệ thống ứng dụng lớn hơn, hoặc là tập trung và cạnh tranh phục vụ trực tiếp một khách hàng cụ thể nào đó.

Ngoài ra, sự chậm trễ, giới hạn băng thông và “thiếu kiểm soát cũng như là thiếu khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng lưu trữ” sẽ “hạn chế các yêu cầu sử dụng lưu trữ chính”. Nếu ai đó đang tìm kiếm “một dịch vụ lưu trữ trên mây mà không quan tâm lắm đến sự chậm trễ” thì có thể trả tiền để dùng cloud. Còn những người khác thì phải cân nhắc vấn đề tài chính cẩn thận trước khi đưa ra quyết định.

Thứ Hai, 06/07/2015 14:26
51 👨 392
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp