Các doanh nghiệp cần đảm bảo không quá phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất bằng cách tập trung vào nhu cầu trước khi nghĩ tới hệ sinh thái.
Khép lại hội nghị AWS re:Invent 2017, chúng ta ai cũng nhận thức rõ ràng rằng có hai hệ sinh thái đám mây: AWS (Amazon Web Services) và Microsoft Azure. Dù trên thị trường vẫn còn những cái tên khác, như Google hay IBM chẳng hạn, nhưng hầu hết vẫn tập trung vào các đám mây công cộng (Public Cloud) của AWS và Azure.
Xem thêm: Cân nhắc những điều này trước khi chuyển dữ liệu lên Hybrid Cloud
Ngay cả các công ty công nghệ lớn cũng nhận ra rằng họ phải tập trung mang đến những công nghệ có thể bổ sung cho AWS và/hoặc Azure. Họ không thể tự mình ngang nhiên đi vào thị trường đám mây mà phải tuân theo các nhà cung lớn.
Không nên quá phụ thuộc vào một dịch vụ đám mây duy nhất
Nhiều doanh nghiệp sợ rằng hai nhà cung cấp dịch vụ đám mây này nắm quyền kiểm soát quá lớn. Hay tệ hơn nữa, là một trong số họ sẽ chiếm thế độc quyền.
Thực tế thì thế giới công nghệ đám mây với 2 ông lớn này và một số cái tên nhỏ khác vẫn rất ổn. Nhưng các doanh nghiệp nên cân nhắc cẩn thận khi chỉ chọn gắn bó với 1 trong số đó.
Thế giới trở nên “đa đám mây” thì các doanh nghiệp nên dùng ít nhất 2 đám mây công cộng lớn, cùng với các dịch vụ mây chuyên dùng như SaaS (như Workday hay Salesforce) hoặc các nhà cung theo địa lý. (như Alibaba)
Khi nhiều doanh nghiệp đặt tất cả vào một nhà cung dịch vụ đám mây, một hệ sinh thái đám mây duy nhất, có thể dẫn tới tình trạng một dịch vụ thống trị hoặc dẫn tới hệ sinh thái bị chia tách, không tương thích với nhau. Dù sao thì đến lúc ấy, doanh nghiệp sẽ chỉ còn một lựa chọn duy nhất.
Vậy nên, quan trọng hơn cả là doanh nghiệp cần giành thời gian tìm kiếm kĩ về những yêu cầu công nghệ mà doanh nghiệp mình cần, sau đó mới chọn ra một hoặc nhiều nhà cung dịch vụ đám mây đáp ứng được yêu cầu đó.
Edge Computing - Điện toán ranh giới - Biên giới mới của Web