Hợp đồng trị giá 10 tỷ USD giữa Lầu Năm Góc và Amazon có nguy cơ đổ bể do những vấn đề liên quan đến xử lý dữ liệu

Lầu Năm Góc mới đây đã ra quyết định tạm dừng triển khai hợp đồng điện toán đám mây trị giá 10 tỷ USD cho đến khi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hoàn tất những thủ tục kiểm tra cần thiết nhằm xác định xem liệu quy trình xử lý dữ liệu này có được thực hiện theo hướng có lợi cho Amazon hay không, đồng thời bỏ ngỏ về số phận của bản hợp đồng với giá trị khổng lồ này. Thử làm một so sánh vui cho thấy giá trị cực lớn của bản hợp đồng, Forbes mới đây đã chính thức xác nhận tổng tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất Việt Nam tính đến ngày 30/7 vừa qua là 8.3 tỷ USD. Tính theo tỷ giá USD hiện tại, số tiền này tương đương với 187.434.000.000.000 VND (một trăm tám mươi bảy nghìn bốn trăm ba mươi tư tỷ đồng). Và con số này vẫn ít hơn giá trị của bản hợp đồng giữa Lầu Năm Góc và Amazon khoảng 1.7 tỷ USD.

JEDI là dự án "đám mây hóa" cơ sở dữ liệu quân đội Hoa Kỳ với quy mô lớnJEDI là dự án "đám mây hóa" cơ sở dữ liệu quân đội Hoa Kỳ với quy mô lớn

Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho biết trong thông cáo báo chí hôm thứ năm, 1/8 rằng Lầu Năm Góc sẽ giữ lời hứa với các thành viên của Quốc hội và công chúng Mỹ về việc xem xét lại một cách kỹ lưỡng chương trình Cơ sở hạ tầng quốc phòng doanh nghiệp chung (JEDI) vốn mang ý nghĩa chiến lược đối với an ninh Hoa Kỳ. Các kế hoạch liên quan đến cuộc tổng kiểm tra sẽ được chỉ đạo và giám sát trực tiếp bởi bộ trưởng quốc phòng Mark Esper. “Sẽ không có bất cứ quyết định nào về chương trình được đưa ra ít nhất là cho tới đến khi quá trình thanh, kiểm tra hoàn tất”, đại diện Lầu Năm Góc cho biết.

Bản hợp đồng điện toán đám mây trị giá 10 tỷ USD giữa Lầu Năm Góc và Amazon là một phần quan trọng trong kế hoạch triển khai chương trình JEDI. Nếu đúng theo dự kiến, bản hợp đồng nhiều khả năng sẽ được ký kết ngay trong tháng này. Tuy nhiên với quyết định trên từ phía cơ quan quốc phòng Hoa Kỳ, số phận của bản hợp đồng sẽ là 1 dấu hỏi lớn.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mark EsperBộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Esper sẽ là người trực tiếp chỉ đạo cuộc thanh tra

Trước đó, quá trình đấu thầu gói dự án điện toán đám mây khổng lồ này cũng đã gây tranh cãi rất lớn trong dư luận nhiều tháng qua. Có đầy đủ sự góp mặt của các ông lớn trong lĩnh vực điện toán đám mây ở giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu, bao gồm Oracle, Microsoft, Amazon, IBM và Google. Sau thời gian ngắn nhận hồ sơ, Google là cái tên đầu tiên bỏ cuộc do sức ép quá lớn từ phía nhân viên cũng như mâu thuẫn nội bộ trong hội đồng quản trị công ty về vấn đề “đạo đức” nếu gã khổng lồ Mountain View tham gia vào dự án cung cấp công nghệ của mình cho quân đội nhằm mục đích phục vụ chiến tranh. Sau khi hàng loạt các cuộc đình công liên tiếp nổ ra trong nhiều ngày, CEO Sundar Pichai đã phải tuyên bố rút khỏi gói đấu thầu và gửi thư cho các nhân viên nhằm xoa dịu tình hình.

Bẵng đi một thời gian sau quyết định rút lui từ phía Google, Amazon trở thành công ty giành được bản hợp đồng và lập tức lên kế hoạch chuẩn bị. Tuy nhiên, sóng gió tiếp tục trở lại với dự án JEDI và căng thẳng đã đạt đến mức đỉnh điểm vào cuối tháng trước khi Tổng thống Donald Trump cho rằng Amazon đã tham gia vào một âm mưu ngầm để giành được thỏa thuận hợp đồng, đồng thời cho rằng Jeff Bezos và đội ngũ của mình sẽ tạo ra 1 “kế hoạch độc quyền dài hạn”, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích quốc gia.

Cáo buộc của ông Trump được cho là khá tương đồng với suy nghĩ của phó chủ tịch điều hành Oracle, ông Ken Glameck - người chịu trách nhiệm cho chiến dịch vận động hành lang của công ty.

Amazon bị báo buộc trúng thầu nhờ "đi đêm" với Lầu Năm Góc Amazon bị báo buộc trúng thầu nhờ "đi đêm" với Lầu Năm Góc

Trước đó, Oracle cũng đã đưa ra những lo ngại tương tự trong một vụ kiện tháng 12 chống lại Bộ Quốc phòng Mỹ, tuyên bố rằng các yêu cầu của Lầu Năm Góc đối với hợp đồng được tạo ra theo cách có lợi hơn cho Amazon, giúp gã khổng lồ thương mại điện tử và điện toán đám mây này dễ dàng qua mặt những ông lớn khác vốn sở hữu tiềm lực không hề thua kém như Microsoft, Amazon, IBM, và giành được gói thầu béo bở trị giá 10 tỷ USD.

Các nhà lập pháp tại Capitol Hill cũng đã tham gia vào tranh cãi này trong vài tuần gần đây, với động thái mới nhất là gửi thư cho tổng thống, yêu cầu người đứng đầu Nhà Trắng gây sức ép nhằm trì hoãn quyết định ký kết bản hợp đồng cho đến khi cơ quan chức năng liên quan hoàn tất quá trình thanh tra lại toàn bộ dự án cũng như quy trình đấu thầu.

Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến lo ngại rằng những tranh cãi kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến JEDI, thậm chí khiến kế hoạch này đổ bể hoàn toàn.

“Bản hợp đồng này đã bị trì hoãn hơn một năm nhằm phục vụ các cuộc điều tra và tiếp nhận hồ sơ tòa án. Sự chậm trễ hơn nữa sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Bộ Quốc phòng. Nó khiến Lầu Năm Góc tụt lại phía sau bởi chúng ta cần công nghệ này ngay bây giờ. Các công nghệ đám mây sẽ biến quân đội trở thành một lực lượng hoạt động hiệu quả hơn, nguy hiểm hơn, nhanh nhẹn và sáng tạo hơn”, một Thượng Nghị sĩ đảng Cộng hòa lên tiếng.

Trong một lá thư được gửi đi và ký tên bởi 12 nhân vật quan trọng thuộc đảng Cộng hòa Hạ viện với nội dung ủng hộ tiếp tục triển khai bản hợp đồng đã được gửi lên Quốc hội Mỹ vào đúng ngày bộ trưởng quốc phòng Mark Esper đảm nhận vai trò giám sát cuộc kiểm tra.

Ông Trump được cho là có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Amazon và CEO Jeff BezosÔng Trump được cho là có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Amazon và CEO Jeff Bezos

Bên cạnh dự án JEDI và bản hợp đồng 10 tỷ USD giữa Lầu Năm Góc và Amazon, ông Trump được cho là đã có những bất đồng lớn, công khai với Amazon và CEO Jeff Bezos. Vào tháng 12 năm ngoái, người đứng đầu Nhà Trắng đã cáo buộc Amazon lừa đảo người dùng dịch vụ Bưu chính với những nhập nhằng trong mức giá giao hàng. Gần đây, ông Trump cũng đã nhắc đến tờ báo The Washington Post (thuộc sở hữu của Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos) có mối quan hệ mờ ám với chính phủ Nga sau những hoạt động mà ông cho là “đi ngược lại lợi ích của Hoa Kỳ”.

Thứ Năm, 08/08/2019 08:05
52 👨 291
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ