Người sáng lập trang web từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia Jimmy Wales xác nhận công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin trực tuyến Google đã tài trợ 2 triệu USD cho Wikipedia Foundation, một tổ chức phi chính phủ điều hành Wikipedia và một số trang web khác bao gồm WikiNews.
Nhà đồng sáng lập Sergey Brin gọi trang web Wikipedia là “một trong những chiến thắng lớn nhất của mạng Internet và một tài nguyên vô giá đối với bất kỳ người sử dụng trực tuyến nào.”
Động thái trên củng cố mối quan hệ biểu tượng đã tồn tại giữa Google và Wikipedia.
Theo ước tính gần đây của Jimmy Wales, khi người sử dụng tìm kiếm hầu như bất kỳ chủ đề nào, thường có một kết nối với trang web Wikipedia xuất hiện ở những dòng đầu trong các kết quả tìm kiếm.
Nhiều người nghi vấn, đây là thành tích tốt hay chỉ là sự đối xử ưu đãi?
Google và Wikipedia cho rằng các trang web của bộ từ điển bách khoa toàn thư (mà người sử dụng có thể sửa chữa) có tần suất xuất hiện cao trong các kết quả tìm kiếm nhờ trang web này có nội dung chất lượng cao “đồ sộ,” có nhiều khả năng liên kết và qua đó có vị trí cao dựa trên tiêu chuẩn mà Google sử dụng cho PageRank và phân loại các kết quả nghiên cứu.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng Google đang có sự đối xử ưu đãi với Wikipedia so với các trang web khác với nội dung chất lượng cao.
Câu hỏi đặt ra là tại sao hãng cung cấp dịch vụ tìm kiếm này lại làm như vậy?
Một giả thuyết là Google đang hoạt động hiệu quả như một đối tác quảng cáo của Wikipedia.
Do trang web này không cung cấp bất kỳ quảng cáo nào nên Google đã “tiền hóa” lượng khách hàng sử dụng dịch vụ AdWords và AdSense. Wikipedia đã thu hút nhiều người sử dụng, chú ý và Google bắt đầu có thu nhập từ quảng cáo.
Trong khi đó, một dấu hiệu duy nhất của bất kỳ bất đồng nào giữa Google và Wikipedia đã nổi lên khi hãng cung cấp công cụ tìm kiếm thông tin trực tuyến giới thiệu một dịch vụ mới có tên Knol, nghe rất giống như bộ từ điển bách khoa toàn thư mở này, với các trang web mà bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa, bổ sung tính năng của một chuyên gia quản lý để đảm bảo các thông tin chất lượng cao.
Bất chấp nhiều lời khoa trương về sự “ra mắt” và khả năng cạnh tranh với Wikipedia, Knol đã không gây ra một tiếng vang lớn và các trang web của Knol hiếm khi xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm của Google.
Google-Wikipedia có phải là sự kết hợp hoàn hảo?
221
Bạn nên đọc
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Hướng dẫn chuyển sang ngôn ngữ tiếng Việt cho Gmail
Hôm qua -
Cách xóa khoảng trắng giữa các chữ trong Word
Hôm qua -
Vl, vkl, vcl là gì trên Facebook?
Hôm qua -
Cách xóa số liên hệ trên Telegram
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 26): Tạo đồ họa SmartArt
Hôm qua -
Code LaLa Land Lục Địa Bí Ẩn mới nhất và cách nhập code
Hôm qua 2 -
‘Ghét’ Apple, Mark Zuckerberg vẫn phải dùng Macbook nhưng nó lạ lắm
Hôm qua 1 -
70 câu ca dao, tục ngữ về học tập hay nhất
Hôm qua -
Bạn đã sử dụng keo tản nhiệt đúng cách?
Hôm qua -
Cách sao chép định dạng trong Google Docs, Sheets và Slides
Hôm qua