Bạn muốn tìm một chiếc máy tính bảng “giống” iPad 2, giá mềm hơn nhưng lại chạy trên nền tảng Android 3.0 (Honeycomb)? Hãy thử chiếc Galaxy Tab 10.1 của Samsung.
Galaxy Tab 10.1 là chiếc máy tính bảng thứ ba chạy trên nền tảng Android Honeycomb vừa được Samsung chính thức phân phối trên thị trường Mỹ. Với phiên bản này, Samsung đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt nhất đó là thiết kế của sản phẩm. Với thiết kế chỉ dày có 0,33 inch nó đã trở thành chiếc máy tính bảng mỏng nhất hiện có trên thị trường. Sức mạnh từ chip lõi kép NVIDIA Tegra2, bộ nhớ lưu trữ 32 GB, và kèm theo một lời hứa từ Samsung về phiên bản Android 3.1 sẽ được cập nhập vào “vài tuần tới”. Liệu Galaxy Tab 10.1 có phải là thiết bị phần cứng chạy trên Android 3.0 tốt nhất hiện nay?
Phần cứng và hiển thị
Điểm đặc biệt ở sản phẩm này đó là vỏ màu trắng đi cùng một “đội quân ” Android được in hình trên đó. Đường viền của sản phẩm được làm bằng kim loại, cũng giống như là với phần xung quanh camera 3.2 megapixel ở phía sau lưng, đây quả thực là một thiết kế khá tinh tế tạo một ấn tượng cho người dùng.
Các nút volume, nút power được thiết kế ở bên cạnh sản phẩm, jack 3.5 mm ở phía trên đầu và một cổng sạc ở phía dưới. Galaxy Tab 10.1 không trang bị cổng HDMI chuyên dụng.
Màn hình hiển thị của Galaxy Tab 10.1 khá đẹp và tươi sáng, tuy nhiên sẽ gây một chút khó dễ cho người dùng khi sử dụng ngoài trời, dưới ánh sáng trực tiếp. Với màn hình 10,1 inch có độ phân giải 1280 x 800, Galaxy Tab 10.1 khiến người dùng khá thích thú khi duyệt web và chơi game.
“Nội thất ” bên trong của Galaxy Tab 10.1 cũng rất ấn tượng. Được trang bị chip lõi kép NVIDIA Tegra 2, hỗ trợ Wi-Fi chuẩn 802.11 b/g/n, bộ nhớ trong lưu trữ 32GB và kèm pin 7000mAh. Điều đáng tiếc là sản phẩm không có khe cắm thẻ nhớ, đồng nghĩa với việc bạn chỉ có 32 GB cho việc lưu trữ và cài đặt, không thể mở rộng thêm. Một điểm nữa đó là trong khi Android Honeycomb 3.1 có hỗ trợ cho các thiết bị ngoại vi thông qua USB, tuy nhiên lại ko có bất cứ cổng kết nối USB nào trên Galaxy Tab 10.1. Điều này đồng nghĩa với việc để bạn có thể sử dụng các thiết bị thông qua cổng USB thì bạn phải mong chờ một thiết bị kết nối chuyên dụng từ Samsung
Phần mềm
Giao diện người dùng của Honeycomb rất dễ sử dụng. Nhưng các nút phía góc trái duới của màn hình có thể gây khó chịu cho người dùng. Việc chuyển về màn hình chủ khá dễ dàng bằng cách kéo thanh cảm ứng ở phía dưới. Nó cho một cảm nhận trực quan hơn nhiều so với việc tìm kiếm một nút chuyển rồi bấm vào đó.
Nếu như Galaxy Tab nguyên bản với màn hình hiển thị 7 inch đã không gây ấn tượng nhiều đến với người dùng khi chạy các ứng dụng mà được thiết kế cho màn hình bé hơn. Tiếc rằng điều này lại không thay đổi tại phiên bản 10.1 và Honeycomb, số lượng ứng dụng dành riêng cho nền tảng này và các loại thiết bị màn hình kích thước lớn hơn smartphone chưa nhiều và hầu hết đều phải trả phí từ 0,99 USD đến 4,99 USD cho một ứng dụng . Chắc chắn điều này sẽ gây khó chịu tới người dùng.
Mặc dù với chip lõi kép của NVIDIA, nhưng Galaxy Tab 10.1 tỏ ra khá chậm chạp. Đôi khi đang sử dụng ứng dụng thì lại nhảy về màn hình chủ, thi thoảng lại không cài đặt được gì. Khi duyệt web, trang web bị “đóng băng” và bạn chẳng thể xoay hay phóng to thu nhỏ được, bàn phím ảo nhiều lần không thể hiện ra. Cách duy nhất để bạn “thoát” khỏi rắc rối này đó là khởi động lại thiết bị. Có lẽ đây là dấu trừ lớn nhất đối với Galaxy tab 10.1
Bàn phím mặc định của Honeycomb khá đẹp, to và bạn có thể đánh bằng cả 2 tay. Tuy nhiên bạn không thể gõ nhanh được, giống như trên những chiếc điện thoại thông minh.
Honeycomb 3.0 cho thiết kế riêng cho bạn 5 màn hình chính khác nhau với các widget. Bản 3.1 cho phép bạn thay đổi kích cỡ của các widget, một điểm thay đổi khá thú vị nhưng cũng không khác biệt lắm so với nhữngchiếc điện thoại thông minh chạy Android. Phía dưới góc phải màn hình là hệ thống thông báo giờ, âm lượng, email … khá là tiện dụng tuy nhiên lại không bắt mắt cho lắm. Các biểu tượng có màu xanh dương, … hi vọng rằng Google sẽ có những thay đổi cho phép người dùng có thể lựa chọn.
Vậy chúng ta mong gì về phiên bản Honeycomb mới nhất của Google? Vào ngày 10-5 vừa rồi thì Google có đưa ra phiên bản Honeycomb 3.1, hệ điều hành mới nhất dành cho máy tính bảng. Nó cho phép người dùng thay đổi kích cỡ, hỗ trợ các thiết bị ngoại vi như bàn phím … từ kết nối USB. Xử lý đa nhiệm cho phép các ứng dụng được sử dụng mà không gây ra các tranh chấp và cải thiện quá trình chuyển đổi.
Vào tháng 1 đầu năm nay, Samsung có đưa ra TouchWiz dành cho Honeycomb, giao diện dành cho người dùng. Khách hàng khá thích thú với những widget mà nó mang lại như mạng xã hội, email và nhiều nữa. Dường như phiên bản này được thiết kế dành cho các phiên bản thiết bị ở Châu Âu, cũng có thể trong tương lai sẽ xuất hiện các bản cập nhập.
Camera và Chat Video
Galaxy Tab được trang bị camera 3 “chấm” cùng với khả năng ghi video 1280 x 720 (720p HD), điều này quả thật không gây ấn tượng lắm. Với đèn Flash đi kèm, nó có thể chụp được vào buổi tối. Chất lượng ảnh thu được từ Galaxy Tab 10.1 cũng chỉ ngang bằng so với một chiếc điện thoại thông minh. Quả thật với một màn hình 10,1 inch cùng với khả năng hiển thị thì đáng nhẽ ra Samsung nên trang bị camera 5 megapixel với khả năng ghi hình HD hoặc 3D.
Ngoài ra thì còn có camera 1.3 hỗ trợ cho cuộc gọi Video, chất lượng hình ảnh thu được cũng tạm chấp nhận, âm thanh rõ ràng.
Trình diễn đa phương tiện
Gần đây, Google có đưa ra những thay đổi về dịch vụ âm nhạc, dịch vụ cho thuê video và cả hai cái này đều có mặt trên sản phẩm Galaxy Tab 10.1 trong tương lai. Khi xem phim thông qua dịch vụ thì chất lượng phim khá tốt, màn hình cho phép hai người dễ dàng xem phim cùng nhau, âm thanh cũng khá ổn, loa hoạt động tốt.
Trình chơi nhạc mới của Google hiển thị khá “long lanh” trên màn hình lớn của Galaxy Tab 10.1. Các Album được trưng bày đẹp mắt với kích thước lớn giúp bạn tìm kiếm bản nhạc dễ dàng. Ngoài ra thì Honeycomb có một nút nhỏ phía dưới bên phải dùng để điều khiển trình chơi nhạc khi bạn đang ở màn hình chủ.
Pin
Pin đảm bảo cho bạn check mail, chơi một vài game hay lướt web trong vòng 2 ngày. Với pin 7000 mA, thời lượng sử dụng của sản phẩm sẽ càng được kéo dài nếu như bạn không dùng quá thường xuyên các ứng dụng. Không giống với các máy tính bảng khác, thay vì cung cấp kết nối 3G đảm bảo tính lưu động thì Galaxy Tab chỉ hỗ trợ Wifi, điều này cũng giúp cho tuổi thọ pin được kéo dài hơn.
Nhìn chung, Galaxy Tab 10.1 là một chiếc máy tính bảng mỏng, với thiết kế bắt mắt. Tuy nhiên với Honeycomb 3.0 thì sản phẩm tỏ ra khá chậm chạp, các ứng dụng hay bị ngắt, bàn phím ảo khó khởi động. Hi vọng rằng Honeycomb 3.1 sẽ khắc phục được những lỗi này.
Vậy liệu Galaxy Tab 10.1 có đáng để bạn mua? Nếu bạn thích một chiếc máy tính bảng mỏng nhất với thiết kế đẹp thì bạn nên để ý tới nó nhưng nếu bạn cảm nhận được những lỗi đang có của Honeycomb thì nên chờ đợi những phiên bản sau với những cập nhập sửa lỗi.
Hiện tại Galaxy Tab 10.1 có thể đặt trước trên thị trường Mỹ. Với phiên bản 16GB có giá 499,9USD, và thêm 100 USD cho bản 32GB.