Mặc dù những công cụ tạo tác phẩm nghệ thuật bằng AI nhận được phản ứng dữ dội từ các nghệ sĩ vì nhiều lý do, nhưng trên thực tế, họ thực sự có thể hưởng lợi từ Generative AI. Bài viết hôm nay sẽ giải thích những cách bạn có thể sử dụng Generative AI làm lợi thế cho mình, sau đó trở thành một nghệ sĩ giỏi hơn.
1. Động não tìm ý tưởng chủ đề
Tại một thời điểm nào đó trên hành trình nghệ thuật của mình, sẽ có những giai đoạn mà bạn không có ý tưởng nào trong đầu. Nhưng nhờ những tiến bộ công nghệ, việc đưa ra các khái niệm và chủ đề mới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Generative AI thực sự có thể giúp tạo ra những ý tưởng mới và tìm thấy những con đường mà bạn có thể muốn khám phá.
Để thử nghiệm điều này, tác giả bài viết đã yêu cầu ChatGPT đưa ra một số ý tưởng chụp ảnh đường phố mới ở nơi đang sống. Tác giả cho phần mềm biết mình có bao nhiêu kinh nghiệm và thiết bị đang sở hữu với prompt sau:
“Give me some creative new street photography ideas. I live in Copenhagen and am an experienced photographer with seven years of experience. I own a Fujifilm XS-10 camera.”
Tạm dịch: “Hãy cho tôi một số ý tưởng chụp ảnh đường phố mới đầy sáng tạo. Tôi sống ở Copenhagen và là một nhiếp ảnh gia với 7 năm kinh nghiệm. Tôi sở hữu một chiếc máy ảnh Fujifilm XS-10”.
Tác giả đã nhận được 16 đề xuất, cùng với một số thủ thuật để cải thiện khả năng chụp ảnh đường phố - bạn có thể thử với bất kỳ lĩnh vực sáng tạo nào. Ngoài AI, đây là cách duy trì ý tưởng cho các dự án sáng tạo của bạn.
2. Tạo nguyên mẫu
Nhiều người có xu hướng vứt bỏ mọi kế hoạch của mình khi ra ngoài chụp ảnh vì mọi thứ thường không diễn ra như mong muốn. Nhưng đồng thời, việc có một ý tưởng sơ bộ về các loại hình nghệ thuật muốn tạo ra ít nhất có thể mang lại cho bạn một số hướng đi. Vì lý do này, nên tạo nguyên mẫu trước.
Bạn có thể sử dụng Generative AI để tạo các nguyên mẫu vẽ. Ví dụ, nếu đưa ra prompt cho một trong những công cụ này, thì bạn có thể sử dụng kết quả đó để lên ý tưởng cho tác phẩm của mình. Generative AI cũng có thể giúp biến các ý tưởng thành hiện thực - sau khi có ý tưởng về những gì AI có thể làm, bạn có thể đánh giá những gì mình có thể làm tốt hơn.
Dưới đây là ví dụ về ảnh nghệ thuật AI được tạo trong DALL-E 3:
Vì việc tạo ra các nguyên mẫu xuất sắc phụ thuộc vào đầu vào chất lượng cao nên hãy tham khảo các mẹo và thủ thuật tạo prompt AI thực sự hiệu quả.
3. Thiết lập thói quen
Công việc, gia đình và những căng thẳng trong cuộc sống hiện đại đều thường xuyên xảy ra, nhưng điều quan trọng là phải theo kịp những phương án sáng tạo để mang lại hạnh phúc cho mình.
Nếu không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu, hãy cân nhắc sử dụng Generative AI để giúp bạn theo kịp sở thích của mình. Đây là ví dụ về prompt được đưa ra cho ChatGPT:
Help me create a weekly routine for keeping up with my photography hobby. I work 40 hours per week Monday through Friday, but I have a flexible schedule as I work remotely. I'd like to spend one hour a day doing my hobbies, if possible. I don't have kids, but I do have relationship commitments.
Tạm dịch: Hãy giúp tôi tạo thói quen hàng tuần cho sở thích chụp ảnh của mình. Tôi làm việc 40 giờ mỗi tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, nhưng có lịch trình linh hoạt khi làm việc từ xa. Tôi muốn dành một giờ mỗi ngày để thực hiện sở thích của mình nếu có thể. Tôi chưa có con nhưng có những mối quan hệ cần quan tâm.
Đây là một phần phản hồi nhận được với prompt trên:
Hãy dùng thử một số GPT tùy chỉnh này để có thêm tùy chọn thiết lập quy trình hoạt động. Bạn nên thử nghiệm những gì nhận được và bổ sung thêm sự thay đổi của riêng mình để đảm bảo rằng mọi thứ phù hợp với thói quen hàng ngày và hàng tuần của bạn.
4. Nghiên cứu các mẹo và thủ thuật mới
Generative AI có thể là một công cụ tuyệt vời để tìm hiểu thêm về nghề nghiệp hiện tại và bạn có thể sử dụng nó cho mục đích này theo hai cách:
- Yêu cầu các tài nguyên hữu ích liên quan đến loại hình nghệ thuật yêu thích.
- Trực tiếp hỏi công cụ AI để biết các mẹo và thủ thuật liên quan đến tác phẩm nghệ thuật của bạn.
Vẫn nên kết hợp điều này với nghiên cứu riêng ở một nơi khác để không bị hạn chế các lựa chọn. Khi kết hợp những thứ này lại với nhau, bạn sẽ tạo ra tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số tốt hơn nhiều.
5. Khám phá các nguyên tắc sáng tạo mới
Nếu yêu thích một loại hình nghệ thuật, bạn có thể có óc sáng tạo rất cao và sẵn sàng thử những điều mới trong tương lai. Khi đã sẵn sàng thử điều gì đó mới mẻ, việc nghiên cứu trước khi bắt đầu có thể giúp bạn tiến bộ.
Lời khuyên ở đây tương tự như phần trước - bạn nên kết hợp nghiên cứu của riêng mình và prompt AI để có kết quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu AI đưa ra ý tưởng về việc theo đuổi sáng tạo để tìm ra thứ gì đó phù hợp với mình.
6. Chỉnh sửa
Bên cạnh việc lên ý tưởng và nghiên cứu, bạn có biết rằng Generative AI cũng có thể giúp chỉnh sửa tác phẩm của mình không? Nhiều công cụ chỉnh sửa có tích hợp một số tính năng AI, trong đó tính năng Generative Fill của Photoshop và AI của Lightroom là những ví dụ nổi bật.
Generative AI có thể giúp chỉnh sửa nhiều khía cạnh của tác phẩm nghệ thuật, bao gồm màu sắc, độ sáng, loại bỏ hạt, giảm độ mờ hoặc thay thế toàn bộ đối tượng. Bằng cách này, bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh hơn nhiều so với việc điều chỉnh mọi thứ theo cách thủ công.
Khi sử dụng Generative AI để chỉnh sửa tác phẩm của mình, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận được kết quả tối ưu. Ví dụ, khi sử dụng tính năng Auto để điều chỉnh độ bão hòa, tác phẩm nghệ thuật của bạn có thể trông quá ấn tượng.
Nếu đúng như vậy, bạn có thể hoàn tác các thay đổi của mình hoặc thực hiện các cải tiến thủ công hơn nữa.
7. Tổ chức các dự án sáng tạo
Giống như bất kỳ công việc nào, việc sắp xếp các dự án nghệ thuật có thể trở nên khó khăn khi bạn tích lũy nhiều file và thư mục hơn. Để đảm bảo không bị mất dấu mọi thứ, sử dụng AI để tổ chức các dự án sáng tạo là một ý tưởng hay.
Generative AI có thể giúp sắp xếp các dự án bằng cách tạo tag, di chuyển các tác vụ, v.v... Ví dụ, PhotoPrism là một công cụ hỗ trợ AI có thể sắp xếp ảnh dựa trên tính năng nhận diện khuôn mặt, v.v...
Bất chấp những lo ngại chính đáng xung quanh AI và nghệ thuật sáng tạo, công nghệ này có thể mang lại một số lợi ích cho các nghệ sĩ. Bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tạo ra ý tưởng và hoàn thiện công việc của mình. Hơn nữa, có thể sắp xếp nội dung và tạo lịch trình để đảm bảo rằng bạn có thể tạo thời gian biểu phù hợp cho thói quen của mình.