Cáp quang biển là gì? Danh sách các tuyến cáp quang biển của Việt Nam

Cáp quang biển là các cáp viễn thông được đặt ngầm dưới biển. Các cáp này có lõi bằng sợi thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền dẫn tín hiệu.

Cấu tạo của cáp quang biển

Các sợi cáp quang biển thường có đường kính 7cm và nặng trung bình khoảng 10kg/m. Cáp có lớp vỏ nhiều lớp để bảo vệ và đảm bảo độ an toàn cho lõi bên trong.

Hiện nay, các quang biển có cấu tạo gồm 8 lớp:

  • Polyethylene
  • Băng Mylar
  • Dây kim loại (thép)
  • Chắn nước bằng nhôm
  • Polycarbonate
  • Đồng hoặc nhôm ống
  • Thạch dầu khí (giúp bảo vệ cáp khỏi nước)
  • Sợi quang học

Cấu tạo của cáp quang biển

Tuy có cấu tạo vững chắc nhưng cáp quang biển vẫn có nguy cơ hỏng hóc, đứt, gặp sự cố trước các mối nguy hại như động đất, núi lửa ngầm, mỏ tàu thuyền đụng trúng cáp hay thời gian…

Vai trò của cáp quang biển

Cáp quang biển chiếm 99% lưu lượng Internet trên toàn thế giới, chỉ 1% phụ thuộc vào Internet vệ tinh. Có thể nói, cáp quang biển chính là huyết mạch thông tin toàn cầu, giúp các nước phát triển.

Cáp quang biển chính là cầu nối viễn thông, kết nối Internet của tất cả các châu lục trên thế giới, trừ Nam Cực do cáp quang không chịu được nhiệt độ quá lạnh.

Sơ đồ các tuyến cáp quang biển trên Thế giới và Việt Nam

Sơ đồ cáp quang biển Thế giới

Tuyến cáp quang biển từ Bắc Mỹ.
Tuyến cáp quang biển từ Bắc Mỹ.
Tuyến cáp biển Châu Âu.
Tuyến cáp biển Châu Âu.
Tuyến cáp biển Châu Phi.
Tuyến cáp biển Châu Phi.

Sơ đồ cáp quang biển Việt Nam

Việt Nam hiện có 8 tuyến cáp quang biển, trong đó có một tuyến chưa được đưa vào sử dụng.

Hệ thống cáp quang biển tại Việt Nam.
Hệ thống cáp quang biển tại Việt Nam.

Cáp quang biển AAG (Asia-America Gateway)

Tuyến cáp quang biển AAG là tuyến cáp chủ lực của Việt Nam được đưa vào sử dụng năm 2009. Hiện này hầu hết các nhà cung cấp mạng ở Việt Nam đều khai thác từ tuyến AAG này.

  • Dung lượng: 2.88 Terabit/s
  • Chiều dài: 20.000 km
  • Kết nối: Đông Nam Á với Mỹ
  • Cập bờ Việt Nam tại vũng tàu với chiều dài 314km nằm trong đoạn S1.

Cáp quang biển AAG

Tất cả đường truyền, tốc độ Internet ra quốc tế tại Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tuyến này nên khi có sự cố đứt cáp thì hầu như việc truy cập vào Google YouTube Facebook hay các trang web của server đặt tại Mỹ gần như bị tê liệt.

Cáp quang biển APG (Asia-Pacific Gateway)

Cáp quang biển APG

  • Dung lượng: 54.8 Terabit/s
  • Chiều dài: 10.400 km
  • Kết nối: Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài loan, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore.

Tuyến cáp quang APG (Asia Pacific Gateway) được xây dựng bởi tập đoàn APG, có sự đầu tư của các nhà viễn thông lớn như: FPT, Viettel, VNPT, CMC… và được khai thác sử dụng vào quý II năm 2016.

APG là tuyến cáp có lưu lượng lớn nhất đang hoạt động tại khu vực châu Á giúp giảm phụ thuộc vào tuyến cáp AAG.

Tuyến cáp quang biển SMW-3 (SEA-ME-WE3 hoặc South-East Asia – Middle East – Western Europe 3)

Tuyến cáp quang biển SMW-3

  • Dung lượng: 320 Gbp/s
  • Chiều dài: 39.000 km, là tuyến cáp quang biển dài nhất thế giới.
  • Kết nối: Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu

Tuyến cáp quang được xây dựng bởi tập đoàn France Telecom và China Telecom, do SigTel (một nhà điều hành mạng viễn thông thuộc chính phủ Singapore) quản lý.

Tuyến cáp SMW – 3 cập bờ Việt Nam tại Đà Nẵng.

Đây là tuyến cáp có sự ổn định trong tốc độ đường truyền kết nối, ít chịu ảnh hưởng từ thiên nhiên hay chịu tác động của con người.

Cáp quang Liên Á TGN – IA

Cáp quang Liên Á TGN – IA

  • Dung lượng: 3,84 Tbit/s.
  • Chiều dài: 6.800 Km
  • Kết nối: Singapore, Việt Nam, Hong Kong, Philippines, Guam, Nhật

Tuyến cáp quang TGN-IA được xây dựng bởi Tata communication với tổng chi phí vận hành ban đầu lên tới 20USD. Tuyến cáp Liên á này cập bờ Việt Nam tại Vũng Tàu.

Tuyến cáp quang AAE-1

Tuyến cáp quang AAE-1

  • Dung lượng: 2,5 Tbps
  • Chiều dài: 23.000 km
  • Kết nối: Hong Kong, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Singapore,Myanmar, Malaysia, Pakistan, Ấn Độ, Oman,UAE, Yemen, Qatar,Djibouti, Ai Cập, Arab Saudi, Ý, Hy Lạp, Pháp

Cáp quang Asia Africa Europe -1 được đưa vào sử dụng từ tháng 7 năm 2017. Viettel đã đầu tư 50 triệu USD vào tuyến cáp này, trở thành doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam chủ trì trạm cập bờ tuyến cáp AAE-1 tại Vũng Tàu.

Tuyến cáp quang TVH (Thailand-Vietnam-Hong Kong)

Tuyến cáp quang TVH

  • Dung lượng: 565 Mb/s
  • Chiều dài: 3.367 km
  • Kết nối: Hong Kong, Việt Nam, Thai Lan.

Tuyến cáp quang TVH được đưa vào sử dụng từ tháng 11 năm 1996, do VNPT quản lý. Đây là tuyến cáp quang biển có tuổi thọ lâu đời nhất tại Việt Nam nên có kết nối phạm vi khá hẹp dung lượng chỉ vỏn vẹn 565 Mb/s.

Cáp quang biển SJC2

  • Dung lượng: 126 Tb/s
  • Chiều dài: 10.500 km
  • Kết nối: Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

Tuyến cáp quang SJC2 là tuyến cáp biển quốc tế thứ 6 do VNPT tham gia đầu tư xây dựng, cập bờ vào Việt Nam ở thành phố QUy Nhơn.

Tuyến Cáp ADC (Chưa hoàn thành)

  • Dung lượng: 140 Tb/s
  • Chiều dài: 9.400 km
  • Kết nối: Việt Nam, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Singapore và Thái Lan

Tuyến ADC hiện đang được xây dựng và dự kiến đưa vào khai thác thương mại trong năm 2023. Viettel là đơn vị tham gia đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển ADC này và điểm cập bờ Việt Nam của ADC sẽ đặt tại thành phố Quy Nhơn. Khi được đưa vào khai thác, đây sẽ là tuyến cáp quang biển dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam.

Thứ Tư, 07/12/2022 09:03
52 👨 406
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ