Các nhà khoa học máy tính tại Microsoft và Đại học Thành phố Hồng Kông đã phát triển hai hệ thống AI riêng biệt, tạo thành một loại mạng nơ-ron nhân tạo mang tên Generative Adversarial Network (GAN) có khả năng vẽ tranh biếm họa.
Từ các bức ảnh chụp chân dung được tải lên, một trong hai mạng GAN sẽ phân tích và phóng đại các đặc điểm khuôn mặt nhất định. Mạng GAN còn lại sẽ bổ sung thêm vài nét bút theo phong cách nghệ thuật thường thấy trong các bức biếm họa giúp cho bức ảnh chụp chân dung trở thành bức tranh biếm họa thú vị.
Điều thú vị ở các thuật toán này là chúng có thể hoạt động ngược lại, chuyển đổi bức biếm họa thành các hình ảnh chân thực giống như ảnh chụp.
Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn một số hạn chế. So với các đặc điểm khuôn mặt khác, mức độ phóng đại hình học được thể hiện rõ nét hơn ở hình dạng khuôn mặt tổng thể. Các thuật toán chỉ có thể đọc 33 trên 63 điểm mốc nằm trên khối khuôn mặt nên không thể áp dụng một số mức độ phóng đại hình học chi tiết trên tai, tóc, nếp nhăn… Các nhà nghiên cứu cho biết, họ có thể giải quyết giới hạn này bằng cách bổ sung thêm nhiều điểm mốc trên mặt.
Thậm chí, hệ thống AI này còn có thể tạo ra nghệ thuật biếm họa ở dạng video theo từng khung hình.