Với nhiều người, Facebook đã trở thành một thứ gì đó không thể thiếu trong cuộc sống và họ chia sẻ mọi thứ lên đó, từ vấn đề riêng tư cho đến công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng những gì mà hàng ngày họ chia sẻ lên Facebook sẽ khiến những thông tin cá nhân của họ bị mạng xã hội này thu thập. Ngoài ra, Facebook còn dựa vào thói quen, hoạt động trên Facebook của bạn để phân tích và nắm giữ nhiều thông tin khác dù người dùng không chia sẻ trực tiếp lên Facebook.
Ví dụ, Facebook sẽ phân tích những hình ảnh mà người dùng chia sẻ lên Facebook và từ đó có thể nắm được thông tin về loại xe mà người dùng sử dụng, loại thức ăn yêu thích…
Để đi tìm câu trả lời thực sự Facebook đang biết những thông tin gì về người dùng, các chuyên gia nghiên cứu của hãng bảo mật Avast đã thực hiện một cuộc nghiên cứu. Và dưới đây là 48 loại thông tin cá nhân của người dùng mà Facebook đang nắm giữ, theo Avast.
- Họ và tên thật của người dùng Facebook.
- Số điện thoại, địa chỉ email cá nhân.
- Nơi sinh/nơi đang sống/nơi đã sống của người dùng.
- Ngày sinh, tuổi hiện tại của người dùng Facebook.
- Giấy tờ tùy thân của người dùng như chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân, bằng lái… (Khi người dùng đã khai báo các loại giấy tờ tùy thân).
- Những mối quan hệ gia đình.
- Giới tính.
- Ngôn ngữ/những ngoại ngữ người dùng biết.
- Trình độ học vấn, lĩnh vực nghiên cứu, học tập.
- Trường học.
- Quốc tịch.
- Thu nhập.
- Kiểu nhà và sở hữu nhà.
- Khối tài sản.
- Những kỷ niệm đáng nhớ trong đời.
- Người dùng ở xa quê hoặc xa gia đình.
- Người dùng có đang yêu xa.
- Người dùng có mối quan hệ mới hay không.
- Người dùng có việc làm mới.
- Người dùng vừa đính hôn.
- Người dùng mới cưới.
- Người dùng chuyển tới nơi ở mới.
- Người dùng sắp được làm cha/mẹ.
- Quan điểm chính trị.
- Tính cách của người dùng tự do hay bảo thủ.
- Người dùng là chủ hay người làm thuê.
- Lĩnh vực người dùng công tác, chức danh công việc.
- Sở thích cá nhân như chương trình TV hoặc phim yêu thích, thể loại nhạc hay nghe.
- Loại phương tiện đi lại.
- Người dùng định đổi xe mới hay không.
- Nếu là chủ thì số lượng nhân viên của công ty người dùng.
- Người dùng có đang sở hữu doanh nghiệp nhỏ hay không.
- Có hay làm từ thiện hay không.
- Hệ điều hành, loại thiết bị đang sử dụng.
- Có chơi game không.
- Có dùng thanh toán Facebook Payments.
- Có quản lý trang Facebook không.
- Trình duyệt web, dịch vụ email đang sử dụng.
- Người dùng có dùng thẻ tín dụng không và dùng loại nào.
- Hạn mức thẻ tín dụng của người dùng.
- Loại kết nối Internet đang sử dụng.
- Kiểu thời trang mà người trong gia đình hay mua.
- Loại đồ uống, thực phẩm hay sử dụng.
- Có nuôi vật nuôi không, nếu có thì là loại nào.
- Có hay mua trực tuyến hay không.
- Loại nhà hàng thường ăn.
- Loại cửa hàng thường mua sắm
- Xu hướng nghỉ dưỡng của người dùng, hay đi du lịch vì yêu thích hay do công việc.
Về vấn đề Facebook thu thập thông tin cá nhân của người dùng, nhiều người thắc mắc rằng liệu mạng xã hội này có bán chúng cho bên thứ ba hay không?
Trên thực tế, Facebook từng bị cáo buộc là có bán dữ liệu của người dùng cho bên thứ 3. Các thông tin về người dùng sẽ được các bên thứ ba sử dụng để thực hiện các phân tích về xu hướng chính trị, sở thích, thói quen… cho mục đích hiển thị quảng cáo phù hợp đến người dùng hoặc cho nhiều mục đích khác nhau.
Tùy vào quan điểm của mỗi cá nhân mà người dùng có thể có hoặc không quan tâm tới việc việc thông tin cá nhân của mình đang bị Facebook nắm giữ hay không?
Không phải tự nhiên mà mạng xã hội Facebook cho người dùng sử dụng miễn phí. Đó là một sự “đánh đổi” để có họ được thông tin cá nhân của người dùng.
Vì vậy, nếu bạn chấp nhận việc Facebook nắm giữ những thông tin cá nhân của mình là không quá quan trọng thì bạn vẫn sẽ tiếp tục chia sẻ những gì mình muốn. Và ngược lại nếu không thích điều này bạn hãy hạn chế chế chia sẻ thông tin lên Facebook 1 cách tối đa hoặc không dùng nó nữa.